Anh Phương vẫn mãi là người lính của Tổ quốc thân yêu

Đặng Sỹ Ngọc

20/12/2022 06:30

Theo dõi trên

Anh Nguyễn Viết Phượng sinh năm 1953, ở một làng quê nghèo, giàu lòng yêu nước - xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Học giỏi, tháng 9/1971, anh nhận giấy báo nhập học vào Trường Đại học Bách khoa. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, từ trường đại học, anh xung phong lên đường nhập ngũ để được trực tiếp cầm súng chiến đấu với quân thù.

Được biên chế vào đơn vị trinh sát đặc biệt thuộc B5 (Trị Thiên), Nguyễn Viết Phượng đã tham gia chiến đấu tại mặt trận lớn này suốt 3 năm. Đồng đội hi sinh nhiều, còn anh may mắn hơn nhưng cũng bị thương nhiều lần. Do ảnh hưởng của vết thương, anh được xuất ngũ và trở về trường đại học. Sau 5 năm học tập, tốt nghiệp ra trường, anh được điều về công tác tại Viện Thiết kế công nghiệp tỉnh Nghệ Tĩnh, sau đó làm việc tại Công ty Dệt Nghệ An.

d1a1q-1671457177.jpg

 

Đất nước trải qua chiến tranh để lại hậu quả vô cùng nặng nề cùng với đó là cơ chế bao cấp kéo dài. Vì vậy, nền kinh tế của đất nước chậm phát triển, đời sống của nhân dân nói chung, người lao động hưởng lương Nhà nước nói riêng gặp vô vàn khó khăn. Thời kỳ này, nhiều người muốn xin vào công chức nhà nước để được bao cấp, nhưng với anh thì ngược lại. Nhận thức đúng đắn chủ trương - đổi mới của Đảng là phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, cùng với phẩm chất của người lính Cụ Hồ, không cam chịu nghèo đói, anh quyết định xin rời khỏi cơ quan và tự thân lập nghiệp.

Trở về với cuộc sống đời thường, hành trang của Nguyễn Viết Phượng mang theo là tấm bằng đại học và những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn trong những năm công tác chuyên ngành. Anh quyết định tự đứng ra tổ chức kinh doanh ngành, nghề mà mình được đào tạo và động viên gia đình, người thân, đồng nghiệp, đồng đội, bạn bè vay vốn tạo nguồn. Cụ thể, anh đã thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồng Loan, chuyên sản xuất, kinh doanh quần áo bảo hộ lao động và quần áo đồng phục cho học sinh, sinh viên,... Thời gian trôi qua, công ty của anh ngày càng ăn nên làm ra, tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng. Với cái “tâm” và cái “tầm” của một người lãnh đạo, công ty của Nguyễn Viết Phượng từng bước phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm người tiêu dùng, đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định, đóng bảo hiểm theo chế độ nhà nước cho 40 công nhân. Trong đó, đặc biệt ưu tiên cho con em các gia đình chính sách, thương, bệnh binh, thanh niên xung phong, chất độc da cam.

Ngoài việc chăm lo xây dựng công ty phát triển, Nguyễn Viết Phượng còn thường xuyên tu dưỡng rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tích cực tham gia Các hoạt động, phong trào tổ chức hội của địa phương như: Hội thẩm toà án thành phố, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ, Hội Nạn nhân chất độc da cam - dioxin,... Là một đơn vị nhỏ, doanh số khoảng 6 tỷ đồng, hơn 20 năm hoạt động, công ty của Nguyễn Viết Phượng đã luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Ngoài ra, anh còn làm tốt công tác chính sách - xã hội, hoạt động từ thiện cho đồng bào dân tộc miền núi khó khăn, trẻ em nghèo, khuyết tật, mồ côi,... Tính ra mỗi năm, cả tiền và hiện vật trị giá hơn 200 triệu đồng. Khi được hỏi về việc làm đầy nghĩa tình của quý công ty, Nguyễn Viết Phượng chia sẻ: “Dù doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn quan tâm tới việc làm từ thiện, được đồng nào tôi vui đồng đó; nếu chờ lúc thuận lợi mới giúp thì có lẽ chưa biết đến khi nào,...”.

Để có được thành công như hôm nay, ngoài sự quan tâm của cấp uỷ đảng, chính quyền, nhân dân địa phương, sự quyết tâm, nỗ lực của riêng bản thân Nguyễn Viết Phượng,... còn có một hậu phương vững chắc từ người vợ cùng 2 đứa con ngoan và thành đạt. Nghĩ về đồng đội, về sự phát triển của công ty, anh lại càng tích cực trong công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và những hoạt động phong trào bề nổi của địa phương.

Ngày 15/11/2022 vừa qua- công ty TNHH Dệt may Hồng Loan tổ chức kỷ niệm ngày thành lập. Tôi là thương binh nặng, mất sức 81%, sống cùng phường đã từng được công ty quan tâm giúp đỡ nhiều năm nay. Thiếu quần áo anh cho mới. Lễ Tết năm nào cũng có phong bì hoặc quà động viên rất tình nghĩa. Biết tôi, chuẩn bị in ấn phát hành một cuốn sách Kể chuyện truyền thống yêu nước của nhân dân và bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cho lịch sử và thế hệ trẻ mai sau, nhưng thiếu tiền anh đã hỗ trợ giúp đỡ. Lần này cũng được mời tới dự liên hoan kỷ niệm, cả chủ và khách đến mấy trăm người. Tôi được gặp đầy đủ công nhân viên của công ty. Được gặp nhiều đại biểu là cán bộ chủ trì của các doanh nghiệp trong tỉnh đến chúc vui, trao đổi, học tập cách làm ăn có hiệu quả với công ty dệt may Hồng Loan. Có một chi tiết nhỏ, anh chỉ mời bằng điện thoại, nhắc thêm yêu cầu (không mang phong bì hoa quả và các loại vật chất khác đến tặng). Vậy mà tại hội trường A- UBND tỉnh rộng rãi. Được các đại diện cơ quan và các cá nhân đưa rất nhiều lẵng hoa to nhỏ đến chúc mừng rực rỡ. Các đại diện là lãnh đạo các hội như các doanh nghiệp trong tỉnh, Hội doanh nghiệp, CCB tỉnh, Hội hỗ trợ các gia đình liệt sĩ, Hội chất độc da cam dioxin và nhiều các hội khác đều đến cảm ơn chúc mừng. Ở đây, chúng tôi còn vui mừng được gặp cụ là Trần Thị Nhi 97 tuổi-mẹ của giám đốc Nguyễn viết Phượng vui vẻ mạnh khỏe, để cảm ơn cùng các con cháu chắt của cụ.

Qua báo cáo, tôi được biết thêm trong 20 năm qua. Không có năm nào mà công ty dệt may Hồng Loan không làm công tác từ thiện. Anh chị cùng công nhân viên từng trèo đèo lội suối đầy vất vả, đến với đồng bào, đồng chí; với các em nhỏ còn thiếu thốn khó khăn ở vùng cao vùng xa, thuộc các huyện miền núi bao la của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Nhưng với các phường xã trong thành phố Vinh. Công ty cũng làm rất nhiều các phương pháp từ thiện từ tiền bạc và các vật chất khác. Chị tính riêng số khẩu trang cung cấp chống dịch cô vít trong mấy năm đại dịch đã lên tới hàng trăm triệu đồng. Rồi các cá nhân điển hình tiên tiến vượt khó của Hội truyền thống bộ đội thành cổ Quảng Trị. Hoặc học sinh giỏi và các trường phổ thông cấp 1, cấp 2, cấp 3 khác cũng được từ thiền giúp đỡ rất nhiều, nhưng không nghe báo cáo, chúng tôi nghỉ mà xúc động.

Sau mỗi thành công của người chồng luôn có bóng hình của người vợ kề bên. Chị Loan đã luôn bên anh đồng thuận cùng công ty, thuận hòa giúp sức. Chúng tôi xin được cảm ơn chị và cũng thấy rằng chị cũng đã mang hạnh phúc đến cho chúng tôi và nhiều người. Tức là chị đã giữ được niềm vui hạnh phúc của chị của cả công ty là vô cùng to lớn.

Anh Phượng xứng đáng là một CCB gương mẫu. Luôn phát huy được phẩm chất truyền thống tốt đẹp của bộ đội cụ Hồ trên mặt trận mới, mặt trận không bom đạn, không tiếng súng. Nhưng cũng đầy cam có phức tạp mà vinh quang.

Đ.S.N

Trái tim người lính

Bạn đang đọc bài viết "Anh Phương vẫn mãi là người lính của Tổ quốc thân yêu" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn