Ban Tuyên huấn khu V Anh hùng: Thông tấn xã Khu V trên mặt trận tư tưởng

Phạm Việt Long - Ngô Anh Văn

16/01/2022 17:09

Theo dõi trên

Do yêu cầu của tình hình cách mạng ở chiến trường Khu V, từ cuối năm 1958, phóng viên Võ Thế Ái được lãnh đạo Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) cử vào công tác với nhiệm vụ xây dựng lực lượng cho Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP).

vo-the-ai-1642327728.jpg
Nhà báo Võ Thế Ai

 

Anh Võ Thế Ái là một phóng viên giàu kinh nghiệm, đã nhiều lần viết tin về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Anh đ lại hậu phương vợ và con trai nhỏ, đi theo đường mòn vượt Trường Sơn tham gia mặt trn tư tưởng của Ban Tuyên huấn Khu ủy Khu V, là cán bộ đầu tiên của VNTTX vào chiến trường miền Nam đặt nền móng cho việc thành lập Thông tấn xã Giải phóng Trung Trung Bộ (TTXGP TTB). Dần dần, TTX được bổ sung phóng viên, đã có mặt ở nhiều địa bàn thuộc Trung Trung bộ, chứng kiến và kịp thời đưa tin về phong trào cách mạng của nhân dân Trung Trung bộ, trong đó có cuộc khởi nghĩa Trà Bồng, Quảng Ngãi (tháng 8/1959), đây có th được coi là tin đầu tiên của TTXGP, trước khi tổ chức chính thức này ra đời.

Ngay từ năm 1960, TTXGP TTB đã có 2 bộ phận nghiệp vụ: Bộ phận thông tin (viết tin, bài, chụp ảnh) do đồng chí Võ Thế Ái phụ trách và Bộ phận Kỹ thuật - Đài Minh ngữ do đồng chí Thái Mật phụ trách, sau đó, từ tháng 4/1964, đồng chí Nguyễn Hồng Sinh phụ trách cho đến ngày giải phóng. Biên chế, thiết bị và phương tiện của Đài Minh ngữ thời gian này do lãnh đạo Khu ủy V điều chuyển từ Ban thông tin Vô tuyến điện Khu ủy và cụm Đài vô tuyến điện mật ngữ sang làm việc thu, phát tin tức cho TTXGP TTB, sau đó lãnh đạo VNTTX điều thêm thiết bị, lực lượng kỹ thuật viên từ Hà Nội vào b sung cho Đài. Lúc này, TTXGP TTB đã phát thẳng tin từ chiến trường ra VNTTX (Hà Nội) và cho Tổng xã TTXGP (LPA), đồng thời thu tin tham khảo t Hà Nội chuyển vào cung cấp cho các đồng chí lãnh đạo Khu ủy V phục vụ công tác nghiên cứu, chỉ đạo ở chiến trường. Năm 1965, khi Đế quốc Mỹ trực tiếp đưa quân vào chiến trường miền Nam, thì tỉnh Quảng Nam - Đà Nng trở thành một trong những tuyến đầu chống Mỹ ác liệt nhất. Những tên đất, tên làng vùng chiến khu xưa, nơi đã từng in dấu chân những phóng viên TTXGP TTB như: Đồi Tranh, dốc Nón, Nước Xa, Nước Oa, cầu Chìm, làng Hồi, sông Trà Nô, cầu Bà Huỳnh, Tiên Cẩm Hà... đã đi vào lịch sử. Các trận thắng lớn của quân dân ta, như: Hòn Chiêng, Cấm Dơi, Nông Sơn, Trung Phước, Thượng Đức, Bồ Bồ, đặc biệt là trận chiến thắng Chu Lai - Núi Thành (ngày 26/5/1965), trận đầu thắng Mỹ trên chiến trường min Nam, đã được phóng viên TTXGP TTB phản ánh kịp thi, chứng minh với nhân dân trong nước và thế giới "Việt Nam dám đánh Mỹ và thắng Mỹ". Trong cuốn hồi ký "Nơi ấy tôi đã sống", đồng chí Hoàng Minh Thắng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, khi còn ở quân đội là Chỉ huy trận Núi Thành, đã dành 02 trang 111 và 112 nói về việc thực hiện nghiệp vụ của phóng viên TTXGP: "... Sau trận đánh, tôi nhận được điện về Khu báo cáo tình hình. Vừa đến cơ quan Quân khu đóng ở Nước Trắng, Trà My, anh Hai Mạnh (đồng chí Chu Huy Mân) - hồi đó là Tư lệnh Quân khu V, cho gọi chúng tôi gặp ngay. Anh Hai ân cần mời chúng tôi uống trà rồi vui vui nói: Các ông giỏi lắm, chúc mừng các ông. Nhưng mình lại nhận được điện khen của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trước khi báo cáo của các ông điện về Quân khu... Sự kỳ lạ là Trung ương Cục lại nhanh chóng nhận được tin trận đánh Núi Thành trước cả Quân khu. Sau này mới biết vì có một đng chí phóng viên Thông tấn xã Giải phóng đi theo trận đánh đã điện vào Trung ương Cục bài tường thuật trận đánh...". Phóng viên TTXGP TTB cũng đưa tin về chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi), đó là trận chiến đấu của một trung đoàn Quân Giải phóng (Trung đoàn Ba Gia) cùng với bộ đội địa phương và du kích đã đánh bại một lực lượng lớn quân Mỹ có sự ym trợ của các lực lượng tàu chiến ngoài khơi, máy bay, xe tăng, xe bọc thép... Đây là trận đánh quy mô lớn đầu tiên trên bộ giữa Quân Giải phóng miền Nam với quân đội Mỹ.

Chiến thắng Núi Thành và chiến thắng Vạn Tường đã làm dấy lên phong trào “Nắm thắt lưng địch mà đánh”, “Tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt”, mở ra cao trào “Vành đai diệt Mỹ” ở Hòa Vang, Chu Lai (Quảng Nam - Đà Nng), lan vào đất thép Củ Chi (Sài Gòn)...

Khu VI, Phân xã Nam Trung Bộ (gồm cả các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay) được thành lập năm 1961, lúc đầu đóng ở rừng núi Krông Nô, Đắk Lắk. Đây là phân xã phải chịu rất nhiều gian khổ, hy sinh. Chiến trường Nam Trung Bộ là nơi gian khó nhất ở miền Nam lúc bấy giờ. Nhưng tại đây ngoài việc thu phát tin hằng ngày, cứ 10 ngày Phân xã lại cho ra “Bản tin Nam Trung Bộ ”, phát hành tới các đội vũ trang tuyên truyền, các đội công tác nội thành và nhân dân vùng giáp ranh. Những chiến thắng Hoài Đức, Tánh Linh, Phước Long, Đồng Xoài với các gương anh hùng của Pi Năng Thạnh, Pi Năng Tắc... được phóng viên Phân xã phản ánh đầy đủ. Sau đó Phân xã Nam Trung Bộ được chia thành hai Phân xã: Nam Trung Bộ (Khu VI) và Phân xã Nam Tây Nguyên (Khu X gồm các tỉnh: Quảng Đức, Bình Long, Phước Long). Tại đây trong một lần làm nhiệm vụ, bị máy bay địch ném bom, toàn bộ các cán bộ, phóng viên Phân xã gần như hy sinh hết (5 người hy sinh chỉ còn phóng viên Trung Hiếu sống sót vì đi công tác). Phân xã Nam Tây Nguyên không chỉ đảm bảo tin tức còn tham gia chiến đấu bắn rơi máy bay trực thăng của địch, là một trong những phân xã đầu tiên đưa tin về việc Mỹ rải chất độc hóa học ở miền Nam (năm 1961). Phân xã Nam Trung Bộ cũng có 4 cán bộ, phóng viên hy sinh vì bom đạn của địch. Có một phóng viên bị địch bắt khi mang trong người “Bản tin Nam Trung Bộ”. Bị địch giam cầm, tra tấn, phóng viên trên đã hy sinh trong nhà tù của địch, nhưng vẫn giữ vững khí tiết người chiến sỹ Thông tấn...

Từ năm 1960-1965, VNTTX đã cử nhiều phóng viên, điện báo viên và phương tiện kỹ thuật tăng cường cho TTXGP và ở bên cạnh các Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang Giải phóng miền Nam Việt Nam, các đơn vị giải phóng ở các khu, trong đó có phóng viên ở Quân khu V, Tây Nguyên, Quân khu Trị thiên- Huế... đi theo các chiến dịch lớn của các đơn vị cấp sư đoàn Quân Giải phóng.

Những thông tin do TTXGP TTB phát đã phản ánh về các vụ thảm sát Chợ Được, Vĩnh Trinh hay chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi)... đã góp phần làm nên uy tín của TTXGP.

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, để đảm bảo thông tin kịp thời về các chiến dịch lớn, đầu năm 1968, VNTTX đã thành lập Phân xã “Đặc biệt” Nam Khu IV  do đồng chí Mai Thanh Hải, Trưởng phòng phóng viên, làm Trưởng Phân xã. Phân xã ra đời đúng vào lúc cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 đang gây tiếng vang lớn trên khắp miền Nam; địa bàn công tác của Phân xã bao trùm cả khu vực Quảng Bình, Đặc khu Vĩnh Linh và đường 559 Tây Trường Sơn.

Cũng từ năm 1968, VNTTX cử một đoàn cán bộ, phóng viên do đồng chí Vũ Đảo dẫn đầu tăng cường cho TTXGP TTB. Trong số này có các đồng chí Đinh Trọng Quyền, Trần Mai Hạnh, Phạm Việt Long, Hồ Ca, Hữu Quả, Phan Văn Kính, Đỗ Văn Nhân, Phạm Thế Kỷ, Lê Viết Vượng, Minh Châu, Dương Đức Quảng... là những phóng viên thường xuyên có mặt theo dõi, đưa tin về các trận đánh của Quân Giải phóng.

Không chỉ làm tốt công tác thông tin, thời kỳ này, cán bộ, phóng viên, nhân viên kỹ thuật TTXGP TTB đã trực tiếp tham gia các trận đánh cùng Quân Giải phóng như: trận bắn cháy một máy bay trinh sát Mỹ tại Trà My ngày 20/4/1968; trận diệt 14 lính Mỹ tại dốc Bình Minh ngày 15/9/1968; trận bắn diệt 17 lính Mỹ, ngụy tại thôn 4, Trà My...

Tới tháng 8 năm 1972, Phân xã TTXGP TTB có 12 người với đủ các bộ phận: tin, ảnh, buồng tối. Trong một chuyến công tác, phóng viên Hồ Ca hy sinh tại đường 19 (Gia Lai). Anh đã bám sát cuộc chiến đấu của đơn vị Quân giải phóng đánh đoàn xe địch trên đường, cùng đào hầm, chĩa ống kính máy ảnh chờ chộp được cảnh đoàn xe địch bốc cháy. Một quả đạn DKZ của địch đã rơi trúng công sự của anh!

Những năm 1971-1973, trong lúc thế và lực của cách mạng miền Nam ngày càng lớn mạnh, VNTTX tiếp tục điều động nhiều đợt cán bộ, phóng viên cùng trang thiết bị tăng cường cho TTXGP TTB, trong đó có 39 phóng viên khóa GP10, (có 04 phóng viên nữ: Triệu Thị Thùy, Cao Tân Hòa, Hoàng Tuyết Trinh, Lê Kim Thoa) và một số nhân viên kỹ thuật điện báo.

Khi các đồng chí Võ Thế Ái, Vũ Đảo lần lượt ra miền Bắc vì tuổi cao, sức yếu, đồng chí Phạm Việt Long được phân công phụ trách Phân xã Thông tấn xã. TTXGP TTB đã lớn mạnh thêm, đông hơn, hiện đại hơn. Anh em tập họp thành từng t phóng viên toả đi 6 tỉnh Trung Trung Bộ và 3 tỉnh Tây nguyên. Bộ phận biên tập tại căn cứ trực tiếp biên tập tin, bài, ra Bản tin đều đặn phục vụ Khu và gửi ra miền Bắc. Tin tức của TTTGP TTB đã phản ánh chân thực cuộc chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, cổ vũ nhân quân dân toàn quốc tin tưởng vào tính tất thng của cuộc chiến tranh vệ quốc.

Các cánh quân Thông tấn xã tỏa đi các tỉnh Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc... đều bám sát chiến trường, tích cực viết tin, bài phản ánh khí thế tấn công và ni dậy ở địa phương. Tổ phóng viên Bình Định do đồng chí Hồ Phước Huề làm t trưởng, cùng các phóng viên trẻ là Cao Tân Hòa, Nguyễn Long Phi, Nguyễn Thành Vinh. Các phóng viên hăm hở lao xuống đồng bằng, đằm mình trong tình thương yêu, đùm bọc của đồng bào Bình Định, trong đó có các huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát, vượt qua rất nhiều khó khăn, tìm mọi cách tiếp cận hiện thực để lấy tin, chụp ảnh. Hoạt động nghiệp vụ của các t phóng viên Gia Lai, Đắc Lắc, Quảng Nam khó khăn hơn ở Bình Định, nhưng đội quân Thông tấn vẫn tràn đầy nhiệt tình, xoay xở đủ mọi cách đ viết tin, chụp ảnh. Quảng Ngãi, nữ phóng viên ảnh Triệu Thị Thùy không quản gian nguy, cùng bộ đội tấn công trận địa địch để chụp ảnh và đã bị thương.

Tới năm 1974, Thông tấn xã có 42 người, gồm phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật ảnh, kỹ thuật máy ảnh, trong đó 22 đồng chí được biên chế vào các tổ phóng viên tỏa về 9 tỉnh làm nghiệp vụ. Trong 6 tháng đầu năm 1974, toàn Phân xã phát được 493 tin, bài (có 97 bài, mu chuyện), 7.295 tấm ảnh các loại, trong đó phát cho các báo Cờ giải phóng, Văn nghệ, Hình ảnh Việt Nam 135 tấm và triển lãm 1.602 tấm. Tin, bài, ảnh của TTXGP TTB gửi về Tổng xã phần lớn được phát, là nguồn phong phú cho các báo, đài ở Miền Bắc và Đài Giải phóng, cho các cuộc triển lãm và cho yêu cầu tuyên truyền của các địa phương.

Cuối năm 1974, các đồng chí Đinh Ngọc Hường, Đoàn Bá Từ, Đỗ Công Trinh từ miền Bắc được điều vào chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. Nhờ được tăng cường nhiu nhân lực, thiết bị kỹ thuật, thời gian này hoạt động của TTXGP TTB được mở rộng địa bàn ở nhiều tỉnh khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, với gần 120 phóng viên, kỹ thuật viên, vừa đảm bảo công tác thông tin trên địa bản, vừa sản xuất lương thực và trực tiếp tham gia một số trận đánh địch bảo vệ cứ. Những thông tin về tình hình chiến sự và chiến thắng của Quân Giải phóng ở Khu V đều được TTXGP TTB phát nhanh nhất cho Tổng xã ở Hà Nội, rồi được lan truyền ra cả thế giới. Tới chiến dịch tng tấn công và ni dậy năm 1975, lực lượng Thông tấn hùng hậu đã có mặt khắp các chiến trường, kịp thời đưa tin, bài, ảnh về Trung ương. Trong chiến dịch Tây Nguyên, phóng viên Hồ Phước Huề, phóng viên ảnh Đào Anh Tôn cùng với kỹ thuật viên và phóng viên của một Phân xã "Đặc biệt" có sẵn từ trước đó theo các cánh quân của ta tấn công vào thị xã Buôn Ma Thuột. Ngày 10/3/1975, Quân Giải phóng làm chủ thị xã, chỉ 5 giờ sau, bài ghi nhanh về chiến thắng này đã được gửi về tổng xã ở Hà Nội. Tiếp đó, nhiều nhóm phóng viên TTXGP TTB đã luôn bám sát các đơn vị Quân Giải phóng trong chiến dịch Huế, Đà Nng..., kịp thời đưa những tin đầu tiên về các tỉnh MT - TN được giải phóng. Báo C giải phóng, cơ quan của y ban Mặt trận giải phóng khu Trung Trung Bộ, liên tiếp đăng tin, bài phản ánh khí thế tấn công và nổi dậy khắp nơi mà nguồn cung cấp tin quan trọng là TTX TTB. Báo đăng bài, ảnh của anh em phóng viên Thông tấn xã từ khắp các chiến trường gửi về: Việt Long với bài "Đà Nẵng tưng bừng ngày hội giải phóng" cùng 2 ảnh về sinh hoạt ở vùng giải phóng, Dương Đức Quảng với bài "Thị xã Quảng Ngãi ngày giải phóng vui như hội", Hồ Phước Huề với bài "Số phận bi thảm của Sư đoàn 23 ngụy", Hồng Phấn với ảnh Công nhân nhà máy điện Công Tum kiên quyết bảo vệ nhà máy không cho địch phá hoại và nhanh chóng đưa nhà máy trở lại hoạt động bình thường, và Quang cảnh trước hội trường Diên Hồng thị xã Plây - cu...

Trong gian khổ, ác liệt ấy, nhiều đồng chí của TTXGP TTB đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường: Lê Viết Vượng, Hồ Ca, Phạm Thị Đệ.

Trong lực lượng Thông tấn xã, còn phải kể tới những anh chị em làm công tác truyền tin. Đó là bộ phận minh ngữ, chuyển tin tức, bài vở của chúng tôi về Trung ương bằng phương pháp điện tín cổ xưa, tức là đánh mooc. Nhiều khi, phóng viên cùng quay ragono để phát điện chạy máy. Sau này, được hậu phương tiếp viện, Đài Minh ngữ đã có máy tê lê típ, tê lê phô tô, chạy bng máy phát điện, truyền được cả tin tức và hình ảnh qua làn sóng vô tuyến. Chính vì sử dụng điện đài phát sóng, bộ phận này rất dễ bị kẻ địch phát hiện, thường phải chịu những trận bom của địch nhiều hơn các đơn vị khác. Do vậy, Đài Minh ngữ thường phải ở cách bộ phận biên tập cả ngày đường đi bộ, lại luôn phải di chuyển nơi ở. Những khi ấy, cùng với tư trang, lương thực, mọi thứ máy móc nặng nề đều theo đôi vai của các anh chị mà di chuyển.

Qua nhiều lần di chuyển địa điểm nhưng TTXGP TTB vẫn luôn làm việc bên cạnh Ban Tuyên huấn Khu ủy V tại các căn cứ Nước Oa (Trà My), Phước Trà (Hiệp Đức), tỉnh Quảng Nam - Đà Nng (cũ), rồi sau đó hòa cùng đoàn Quân Giải phóng tiến về tiếp quản Đà Nng ngày 29/3/1975, đặt trụ sở làm việc tại địa chỉ số nhà 14 (cũ) nay là số 28 đường Lê Thánh Tôn, và số 37 (cũ) nay là số 81, đường Quang Trung, thành phố Đà Nng cho đến ngày nay.

Ròng rã suốt 15 năm sống, chiến đấu trên chiến trường Khu V vô cùng gian khổ, ác liệt, được sự đùm bọc, che chở của quân và dân các địa phương, chỉ với "vũ khí" thường trực là cây bút, chiếc máy ảnh, máy thu phát 15 W, dưới mưa bom bão đạn của những trận rải thảm B52, bom tọa độ, các phóng viên, kỹ thuật viên TTXGP TTB vẫn kiện cường bám trụ để chụp ảnh, viết tin ghi lại những hình ảnh, sự kiện nóng hổi ở chiến trường, góp phần cổ vũ, động viên kịp thời quân dân Quảng Nam - Đà Nng và các tỉnh khu vực MT - TN anh dũng chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Những dòng tin, bức ảnh sống động được truyền về Tổng xã đã phản ánh trung thực nhất về sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, những gian kh, hy sinh và tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân ta trên chiến trường Khu V, đó chính là những bằng chứng sống tố cáo với toàn thế giới về tội ác tàn bạo của Mỹ - Ngụy gây ra đối với đồng bào ta. Đ có được những dòng tin, bức ảnh giữa chiến trường bom cày, đạn xới, các phóng viên TTX GP TTB không tránh khỏi những tn thất hy sinh. Phóng viên ảnh Lương Nghĩa Dũng hy sinh trong chiến dịch "81 ngày đêm đỏ lửa" năm 1972 tại chiến trường Quảng Trị, nhiều tác phẩm của ông vẫn còn mãi mãi với thời gian, tiêu biểu là cụm tác phẩm nhiếp ảnh của ông được vinh danh Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2016. Một tn thất không thể nào quên vào cái đêm định mệnh 21 rạng sáng ngày 22/5/1972, một loạt bom B52 kinh hoàng đã rải trúng phía trước của cơ quan Ban Tuyên huấn Đặc Khu ủy Quảng Đà, 10 đồng chí đã hy sinh, nhiều đồng chí bị thương... chỉ tìm thấy thi thể của 5 đồng chí, được đồng đội chôn cất ở một vạt đất gần đó, còn 5 đồng chí bị vùi trong hang đá (trong đó có 2 đồng chí của TTXGP TTB là Hoàng Quốc Thăng và Võ Công Thu). Sau gần 40 năm, bằng sự cố gắng của đồng đội cùng chính quyền thành phố Đà Nng và tỉnh Quảng Nam, thân nhân mới đưa được các anh về với quê hương đất mẹ. Còn nhiều cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên TTXGP đã vĩnh viễn nằm lại trên những cánh rừng, khe suối, hài cốt của một số anh chị đến nay vẫn chưa tìm thấy. Hàng chục người khác đã để lại một phần xương máu của mình trên chiến trường Khu V ác liệt.

Số liệu thống kê chưa đầy đủ đã có hơn 260 nhà báo, kỹ thuật viên của TTXVN hy sinh trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc, riêng ở chiến trường Khu V có 29 liệt sỹ, hàng chục phóng viên, kỹ thuật viên của TTXGP cũng đã hy sinh trên các chiến trường Trị Thiên - Huế. Đây là tổn thất lớn, cũng là niềm tự hào, là truyền thống dũng cảm kiên cường của các nhà báo TTXVN - những "Chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng", đã góp sức cùng toàn quân, toàn dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, đưa giang sơn thu về một mối. Những đóng góp xứng đáng và sự hy sinh cao cả của các thế hệ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên TTXGP TTB chính là nét son chói lọi tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của TTXVN đã 2 lần được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân và Anh hùng Lao động thời kỳ đi mới.

Và, hôm nay, các "Chiến sỹ TTXGP" đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận công lao đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc bằng phần thưởng xứng đáng - phong tặng danh hiệu Anh ng lực lượng vũ trang nhân dân.

Chiến tranh đã lùi xa hơn 45 năm nhưng ký ức về một thời đạn bom ác liệt mà cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên TTXGP TTB đã trải qua ở chiến trường Khu V vẫn còn hiện hữu thật sống động qua từng trang viết, bức ảnh chân thực được lưu giữ lại sẽ mãi mãi không thể phai mờ. Đó là những năm tháng trong rừng sâu, họ đã san sẻ cho nhau từng bát cơm, củ sắn. Những lúc vào vùng địch ban đêm gùi gạo, cõng nhu yếu phẩm đi dọc đường bị địch phục kích phải chịu cảnh đói cơm, nhạt muối, ăn rau rừng, uống nước suối cầm hơi, trong khi bom đạn của kẻ thù có th trút xuống bất cứ lúc nào. Chiến trường gian kh, ác liệt là vậy, nhưng những chàng trai, cô gái vừa rời ghế giảng đường phần lớn quê ở các tỉnh miền Bắc đã nghe theo tiếng gọi của miền Nam ruột thịt vẫn hối hả lên đường hòa cùng đoàn quân Nam tiến lội suối, trèo đèo "Xẻ dọc Trường Sơn" tăng cường cho TTXGP. Trong điều kiện thiếu thốn đủ bề, họ vẫn lạc quan yêu đời, luôn nhận phần khó khăn, nguy hiểm hơn về mình với tinh thần tự giác đầy trách nhiệm và sẵn sàng hy sinh, với mục đích cuối cùng là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bài học về sự hy sinh vì đồng đội, phát huy sức mạnh của tình đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống và công tác hằng ngày vẫn còn nguyên giá trị cho thế hệ hôm nay học tập noi theo. Những năm tháng đầy gian khổ, hy sinh nhưng thấm đẫm tình thương yêu đồng chí, đồng nghiệp và cả tình yêu lứa đôi cũng đã được đơm hoa kết trái ngay giữa chiến trường đạn bom, đã trở thành một phần máu thịt của thế hệ các phóng viên, kỹ thuật viên TTXGP TTB. Có thể nói, họ đã sống trong những ngày ác liệt nhất, nhưng cũng đã có được những kỷ niệm sâu sắc và đẹp đẽ nhất của đời mình. Và, họ đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của người "Chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng".

P.V.L - N.A.V

Bạn đang đọc bài viết "Ban Tuyên huấn khu V Anh hùng: Thông tấn xã Khu V trên mặt trận tư tưởng" tại chuyên mục Phát triển. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn