Bí quyết sinh tồn của người lính Nhật 29 năm lẩn trốn trong rừng Philippines

Đặng Vương Hưng (sưu tầm)

21/02/2022 15:58

Theo dõi trên

Được tìm thấy năm 1974 trong rừng rậm Philippines, cựu binh Hiroo Onoda (1922-2014) đã khiến cả thế giới biết đến với tư cách người lính Nhật Bản cuối cùng đầu hàng trong Thế chiến II. Quân nhân này đã làm gì để tồn tại trong 29 năm lẩn trốn trong rừng?

chuydvh1-1645432872.jpg
Được tìm thấy năm 1974 trong rừng rậm Philippines, cựu binh Hiroo Onoda (1922-2014) đã khiến cả thế giới biết đến với tư cách người lính Nhật Bản cuối cùng đầu hàng trong Thế chiến II. Quân nhân này đã làm gì để tồn tại trong 29 năm lẩn trốn trong rừng? Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Theo lời kể của Onoda, ông đã sinh tồn được trong quãng thời gian dài đẵng đẵng đó nhờ ăn trái cây và các loại côn trùng, động vật nhỏ như chuột, sóc, chim, thỏ rừng bẫy được. Vì không có lửa nên ông phải ăn sống nuốt tươi mọi thứ. Bộ quân phục duy nhất đã rách hỏng từ lâu, mùa hè ông trần truồng như nhộng, mùa rét ông lấy vỏ và lá cây đan lại làm áo che thân.

chuydvh2-1645432836.jpg
Theo lời kể của Onoda, ông đã sinh tồn được trong quãng thời gian dài đẵng đẵng đó nhờ ăn trái cây và các loại côn trùng, động vật nhỏ như chuột, sóc, chim, thỏ rừng bẫy được. Vì không có lửa nên ông phải ăn sống nuốt tươi mọi thứ. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Nơi trú ẩn của Onoda là một hang đá tự nhiên mà ông tìm thấy trong rừng. Ông đã tạo ra một hệ thống các lối mòn để thuận tiện cho việc di chuyển và tìm kiếm thức ăn trong khu vực mình sinh sống. Đã nhiều lần Onoda gặp tai họa, như bị dã thú tấn công và bị ốm đau. Ông tự vệ bằng súng và phải tự tìm các loại lá cây và rễ cây để chữa bệnh.

chuydvh3-1645433072.jpg
Chú thích ảnh

 

Onoda đã dùng khẩu súng luôn được lau chùi bóng loáng kèm túi đạn hàng trăm viên để bắn lại các binh sĩ Mỹ và Philippines vào rừng săn lùng lính Nhật lẩn trốn không đầu hàng, cũng như bất cứ ai khác xuất hiện trong rừng. Theo thống kê, trong ba thập niên, Onoda đã bắn chết hơn 30 người và làm bị thương hơn 100 người, gồm cả quân nhân lẫn dân thường. Tuy không có phương tiện xem ngày giờ, nhưng qua nhìn trăng tròn trăng khuyết và theo dõi sự thay đổi của các mùa, Onoda cũng biết được mình đã sống ở đây được khoảng 29 năm. Nhờ tinh thần kiên cường bất khuất, người chiến binh Nhật Bản đã vượt qua mọi khó khăn để bảo toàn mạng sống. Điều duy nhất ông khó chiến thắng nổi là cảm giác cô đơn khi phải cách xa thế giới loài người.

chuydvh4-1645433258.jpg
Nơi trú ẩn của Onoda là một hang đá tự nhiên mà ông tìm thấy trong rừng. Ông đã tạo ra một hệ thống các lối mòn để thuận tiện cho việc di chuyển và tìm kiếm thức ăn trong khu vực mình sinh sống. Đã nhiều lần Onoda gặp tai họa, như bị dã thú tấn công và bị ốm đau. Ông tự vệ bằng súng và phải tự tìm các loại lá cây và rễ cây để chữa bệnh. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Sau khi được một du khách Nhật Bản phát hiện vào tháng 2/1974, Hiroo Onoda đã làm lễ đầu hàng chính thức với người thủ trưởng cũ của mình. Ông được chính quyền Philippines ân xá cho tội giết người và quay về Nhật Bản.

chuydvh5-1645433403.jpg
Onoda đã dùng khẩu súng luôn được lau chùi bóng loáng kèm túi đạn hàng trăm viên để bắn lại các binh sĩ Mỹ và Philippines vào rừng săn lùng lính Nhật lẩn trốn không đầu hàng, cũng như bất cứ ai khác xuất hiện trong rừng. Theo thống kê, trong ba thập niên, Onoda đã bắn chết hơn 30 người và làm bị thương hơn 100 người, gồm cả quân nhân lẫn dân thường. Ảnh do tác giả cung cấp.
chydvh7-1645433647.jpg
Sau khi được một du khách Nhật Bản phát hiện vào tháng 2/1974, Hiroo Onoda đã làm lễ đầu hàng chính thức với người thủ trưởng cũ của mình. Ông được chính quyền Philippines ân xá cho tội giết người và quay về Nhật Bản. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Phải nhiều năm sau, Hiroo Onoda mới quen dần với cuộc sống ở quê nhà. Ông viết và xuất bản cuốn tự truyện “Cuộc chiến 29 năm không đầu hàng của tôi”. Sau đó, ông sang Brazil, nơi có nhiều người Nhật di cư từ xưa, để làm nghề chăn nuôi. Sau khi lấy vợ, ông lại về quê cũ và mở một vườn trẻ. Onoda qua đời năm 2014, thọ 92 tuổi.

chuydvh8-1645433449.jpg
Phải nhiều năm sau, Hiroo Onoda mới quen dần với cuộc sống ở quê nhà. Ông viết và xuất bản cuốn tự truyện “Cuộc chiến 29 năm không đầu hàng của tôi”. Sau đó, ông sang Brazil, nơi có nhiều người Nhật di cư từ xưa, để làm nghề chăn nuôi. Sau khi lấy vợ, ông lại về quê cũ và mở một vườn trẻ. Onoda qua đời năm 2014, thọ 92 tuổi. Ảnh do tác giả cung cấp.

Theo Trái tim người lính/Sưu tầm

Bạn đang đọc bài viết "Bí quyết sinh tồn của người lính Nhật 29 năm lẩn trốn trong rừng Philippines" tại chuyên mục Diễn đàn. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn