Chịu khó chờ

Đinh Minh Thành

21/10/2021 03:15

Theo dõi trên

Cậu thanh niên ấy học xong chương trình đại học, đã hoàn thành thực tập ở một đơn vị kiểm toán có tiếng tại thành phố Đà Nẵng, nhưng do dịch bệnh bùng phát, mà bị mắc kẹt ở quê.

chuy-lg-que3-1634521072.jpg
 

Cậu ta là một trong những thanh niên tiên tiến trong cái thời đại này, chăm học, chăm làm, từ vẻ bề ngoài lịch lãm đến cốt cách bên trong, là lớp trưởng, là phó bí thư liên chi đoàn khoa, là phó bí thư đoàn khoa kế toán của trường đại học kinh tế Đà Nẵng, nhiều thành tích trong công tác  đoàn, đã được nhà trường tuyên dương trên trang Web của trường, được vinh danh là thanh niên tiên tiến làm theo lới Bác của thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là cậu phấn đấu rèn luyện và được đứng vào hàng ngủ của Đảng cộng sản Việt Nan khi mới 20 tuổi. Gia đình rất tự hào về đứa con toàn diện của mình.

Ngày ba mươi tháng tư trúng dịp nghĩ lễ. Cả nước mừng chiến thắng và trùng dịp với ngày quốc tế lao động, cũng là đợt cậu ấy đã hoàn thành khoá luận để bảo vệ tốt nghiệp toàn khoá của mình, trước đó cậu bắt xe về nhà thăm gia đình và  tính đi thăm Bà nội, bà cháu cứ điện hỏi thăm thường xuyên, nhưng vì theo đường học hành  mà khá lâu cậu chưa về thăm bà. Cũng là một công đôi ba việc kết hợp.

Cậu vừa về nhà thì có thông báo dịch bùng phát trở lại, diễn ra ở thành phố Đà Nẵng xinh đẹp, mẹ cậu bảo: “ thì dịch con chưa vào lại được ở nhà mẹ chăm vài bữa cho béo tốt, con chăm học, thức khuya nhiều nên gầy quá.”

Ở nhà hai tuần, rồi ba tuần, ngóng tin thành phố Đà Nẵng, bố của cậu cũng sốt ruột, bởi kế hoạch của bố là đúng kỳ nghỉ hè, cậu làm lễ nhận bằng tốt nghiệp, cả gia đình sẽ có mặt chúc mừng tiện thể làm chuyến du lịch thành phố thân thiện này.

Tuần thứ tư, trường thông báo nộp hồ sơ để xét tốt nghiệp, các lọai chứng chỉ và giấy tờ liên quan phải phô tô công chứng gửi qua đường bưu điện về văn phòng trường.

Lúc về để lại giấy tờ trong phòng trọ, cậu gọi điện vào nhờ cô chủ nhà trọ mở cửa lấy các loại cần thiết gửi về nhà, hai ngày là đến nơi, nhưng kỳ lạ các loại giấy tờ đủ cả chỉ thiếu mỗi chứng chỉ an ninh quốc phòng, cậu sợ mất cái này thì phải trực tiếp đến trường trình bày và xin lại. Mà giờ đây cậu không có mặt ở thành phố thì biết làm sao đây.

Cậu gọi điện cho cô chủ nhà trọ nhờ cô kiểm tra lại trong tập giấy tờ ở nhà trọ. May mà tờ giấy chứng nhận ấy nằm giữa sàn nhà, chả là trước lúc gửi Cô lấy ra chụp ảnh những loại nào cần thiết, gửi tin nhắn qua Za lo cho cậu và vô tình để rơi giấy này ra ngoài, làm cậu một phen hú vía.

Lớp của cậu vào trướng 48 người nhưng làm hồ sơ để công nhận tốt nghiệp chỉ có 23 người đủ điều kiện, chưa quá bán, một số thiếu chứng chỉ ngoại ngữ, một số thiếu chứng chỉ tin học, số còn lại cũng đang về quê ngh lễ, khi về ai biết dịch giã kéo dài thế này nên chẳng mang theo các loại  bằng cấp chứng chir bên mình, không có giấy tờ để gửi vào cho trường, thiếu giấy tờ thì gác lại chờ xét vào kỳ sau vậy. Chậm cũng phải chờ thôi, dịch bệnh đang hoàng hành, đâu có được đi lại dễ đang như trước đây.

Đến tuần thứ năm kể từ khi xa thành phố, nhà trường thông báo phải bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng hình thức onlink vì tình hình dịch còn căng, chốt chặn không cho người từ thành phố ra ngoài và cấm người từ ngoài vào thành phố theo tình thần chỉ thị 16 của Chính phủ, cậu chuẩn bị cả buổi sáng chờ đến lượt mình để hoàn thành tốt nghiệp theo hình thức mới.

Bởi thông thạo về công nghệ thông tin nên việc bảo vệ tốt nghiệp theo hình thức mới này chẳng có khó khăn gì đối với cậu.

Lại thêm hai tuần nữa trôi qua kể tù khi cậu bảo vệ tốt nghiệp, nếu không có dịch thì cậu đã cầm trong tay tấm bằng và đi xin việc làm, trở thành người có ích cho xã hội. Dịch  bệnh tạo nên  sự thấp thỏm trong ngóng đợi, 

Tin mừng, qua 14 ngày không có lây nhiễm trong cộng đồng, đã cho phép xe khách thông hành vào được thành phố, cậu gọi điện đặt vé để vào lại trường, nơi cậu còn có nhiều công việc liên quan, điều quan trọng nhất là vào  thành phố kiếm việc làm, vì qua bốn năm học tập, cậu đã yêu thành phố này như máu thịt, cậu sẽ gắn bó với thành phố và nguyện trở thành công dân của thành phố. Sáng ấy, chuẩn bị đâu vào đấy để tối lên xe vào Đà Nẵng thì tầm đâu tám giờ có thông báo thành phố có dịch trở lại, thế là đành hủy vé và cất hành lý vào chổ cũ. Em trai của cậu mừng vì còn có anh ở nhà chơi cùng, còn cậu ta, v mặt chưng hửng khó tả.

Lại thêm một tuần trôi qua... (Thời gian bây giờ đếm lui trở lại đã trở thành ước lệ, không còn chi tiết theo số đếm, làm vậy cho đỡ ngán.)

Công ty kiểm toán, nơi cậu thực tập, mở thông báo tuyển dụng, cậu gửi hồ sơ đi rồi chờ đợi.

Lại thêm ba tuần chờ, thành phố vẫn chưa hết dich, đến tuần thứ tư, công ty không chịu được nữa nên không chờ thì tuyển để chọn nhân tài mà chỉ xét hồ sơ.

Cậu cũng nằm trong số được vào vòng chung khảo, phòng tổ chức của công ty gọi điện về bảo cậu viết một bài về công ty và bổ sung một số hồ sơ. Sau khi làm theo yêu cầu, cậu cố chờ đợi. Mãi vẫn không hề có hồi âm. Cậu biết mình đã không qua được đợt xét tuyển (dự kiến  bạn đầu tuyển số lượng 12 người, nhưng do dịch bệnh khối lượng công việc của công ty giảm, nhu cầu về nhân lực giảm, nên công ty chỉ tuyển 2 người, phải thật xuất chúng thì mới đạt tiêu chuẩn vào làm tại công ty, nếu thi tuyển có khi họ đánh giá được năng lực hơn xét hồ sơ, nhưng thôi, bon chen gì mấy chuyện này, thua kẻo này, bày kẻo khác, miễn là mình có khả năng thực sự thì sớm muộn gì cũng được sử dụng).

Trên mạng có một số công ty cũng thông báo tuyển dụng qua hình thức onlink và cậu đăng ký tuyển dụng nhưng vận may vẫn chưa đến với mình.

Bố sốt ruột, thỉnh thoảng lại hỏi: “Thế nào rồi hả con?” Làm cậu càng sốt ruột hơn. Nhưng cậu vẫn ôn tồn nói: “Vội gì hả ba. Đối với con kiếm việc làm dễ ợt, cơ bản là kiếm được việc làm mà mình thích thôi. Ba cứ yên tâm đi”.

Cậu bảo tình hình này cũng chờ thôi ba ơi, giả sử con trúng tuyển vào các công ty ở thành phố thì vẫn chưa có xe vào thành phố, chỉ thị 16 đang được thực hiện khắp nơi, không vội được đâu, khi dịch bệnh giảm và mọi thứ lắng xuống thì mới tính chuyện đi làm.

Hàng ngày cậu vẫn điều độ luyện tập, về nhà hơn bốn tháng mà trông có da, có thịt hơn thời sinh viên, cậu tập trung học ngoại ngữ và đang theo học một khoá lập trình ngắn hạn, đúng là không có gì làm khó được tuổi trẻ, cậu luôn lạc quan và truyền cảm hứng cho cả gia đình vượt qua mùa dịch, tuổi trẻ của cậu đã truyền nhiệt huyết sang cả tôi.

Tôi tin rằng khi thành phố bình yên trở lại, cậu đủ tâm thế để làm một công dân tiêu biểu của thành phố xinh đẹp này!

Bạn đang đọc bài viết "Chịu khó chờ" tại chuyên mục Phát triển. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn