Điêu đứng vì dịch CoVid 19 và sự vượt khó của các doanh nghiệp

Phạm Văn Vũ

03/06/2021 21:55

Theo dõi trên

Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội. Đây là mối lo ngại của các doanh nghiệp khi có khả năng một lần nữa dịch bênh làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, ứng phó với dịch covid-19 sẽ là bài toán đầy khó khăn của các doanh nghiệp trong cả nước.

hh1a1c-1622731069.jpg
Tổng Giám đốc giám đốc tổ hợp truyền thông Văn Hoa Việt cùng nữ danh ca hải ngoại Họa Mi tại phòng thu âm phim trường VHV              

                                                          
Cần tự thay đổi để thích ứng


Trong tình hình đó, mọi sinh hoạt đời sống, kinh doanh, mua bán, sản xuất đều phải bị hạn chế, vì vậy các doanh nghiệp lớn và nhỏ cũng bị ảnh hưởng khá nhiều, họ phải sắp xếp lại kế hoạch điều chỉnh lại: Mức thu chi, nguồn lực nội bộ, nhân sự, nguồn cung ứng.


Để các Doanh nghiệp trong nước vượt qua giai đoạn khó khăn, Chính phủ đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, đồng thời bản thân các doanh nghiệp cũng cần tự thay đổi mình để thích ứng, chủ động vượt qua khó khăn, thách thức đến từ diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.

hh2b-1622731713.jpg
Phim trường VHV- của Tổ hợp truyền thông Văn Hoa Việt, ngày thường vốn rất nhộn nhịp với nhiều nghệ sĩ, danh ca trong ngoài nước đến biểu diễn, thực hiên gameshow, giờ cũng trong cảnh “chợ chiều” vắng vẻ! Trong ảnh nghệ sĩ danh ca Thái Châu thực hiện MV tại phim trường VHV trước khi dịch covid bùng phát.

Tuy nhiên, theo khảo sát mới nhất của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, đến cuối quý 3 thì có đến 80% doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động. Hầu hết các doanh nghiệp không sa thải lao động, chỉ giãn việc, giảm giờ làm, giảm lương, và nỗ lực này của doanh nghiệp đã được người lao động chia sẻ, cảm thông để chung tay đẩy lùi dịch bệnh…


Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại một số địa phương trong cả nước, hiện các cấp, ngành đang triển khai các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình có chiều hướng gia tăng tại các doanh nghiệp. Các đơn vị đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch, để tiếp tục ổn định sản xuất kinh doanh hiệu quả.

hh4d-1622731841.jpg
Nghệ sĩ ưu tú Tạ Minh Tạm biễu diễn tại phim trường VHV.


Ban Quản lý KCN các tỉnh, đã quán triệt chủ trương, phòng chống dịch triển khai kịp thời, đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, đến các tỉnh về côngtác phòng chống dịch Covid-19. Đồng thời, các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc, thường xuyên các biện pháp như phun thuốc khử trùng tiêu độc, lập các chốt tự kiểm tra thân nhiệt, cấp phát và yêu cầu 100% người lao động, khách hàng đến giao dịch đeo khẩu trang, sát khuẩn tay trước khi ra, vào xưởng, nhà máy làm việc,nếu có trường hợp người nhiễm bệnh thì phải thực hiện cách ly ngay theo đúng quy định.


Các doanh nghiệp luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để người lao động thấy được tính chất, tình hình dịch bệnh, từ đó chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống cho mình, người thân và cộng đồng…Bên cạnh đó một số doanh nghiệp lựa chọn làm việc online.Trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, một số Công ty đã bố trí nhân viên làm việc tại nhà nhằm hạn chế tiếp xúc rộng rãi. 


Sự hỗ trợ của nhà nước giúp cho Doanh nghiệp vượt qua khó khăn 


Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại lớn, gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, không có khả năng nộp thuế đúng hạn.


Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế đỡ bị thiệt hại bởi dịch bệnh Covid-19 gây ra,  Tổng cục Thuế đã có Công văn 897/TCT-QLN ngày 03/3/2020 về gia hạn nộp thuế, miễn giảm tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

hh2c-1622731952.jpg
Phim trường VHV “chợ chiều” trong cơn dịch covid- 19


Ngành tài chính đã triển khai nhiều giải pháp chính sách tài khóa linh hoạt như miễn giảm, giãn thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất với gần 124.000 tỉ đồng, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19. Nhận định tình hình còn diễn biến phức tạp và còn nhiều rủi ro cho nền kinh tế trong năm 2021, Thủ tướng yêu cầu ngành tài chính phải tiếp tục thực hiện mục tiêu kép là vừa kiểm soát dịch bệnh vừa phải đảm bảo phát triển kinh tế. 


Cụ thể, tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về tài chính, quyết tâm phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời cơ cấu ngân sách nhà nước, nợ công, phát triển ngân sách quốc gia an toàn, bền vững.


Doanh nghiệp ổn định hoạt động, bảo đảm an toàn cho người lao động


Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống, việc làm của người lao động. Ở một khía cạnh khác, dịch bệnh cũng làmthay đổi tư duy, cách làm, thói quen của con người trong nhiều lĩnh vực, trong đó công tác an toàn, vệ sinh lao động  đã có nhiều chuyển biến, sáng tạo theo hướng tích cực hơn.


 Giám đốc  Công Ty TNHH cơ khí Minh Quốc chia sẻ: “Một doanh nghiệp có nhiều người lao động, vì vậy nếu lơ là, chủ quan phòng chống dịch, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty và đời sống của người lao động. Do đó, doanh nghiệp và người lao động, phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong phòng chống dịch, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và hiệu quả”.


Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch covid-19, các doanh nghiệp vẫn luôn đảm bảo môi trường an toàn cho người lao động.

Bạn đang đọc bài viết "Điêu đứng vì dịch CoVid 19 và sự vượt khó của các doanh nghiệp" tại chuyên mục Phát triển. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn