Hà Nội: Chủ động chuyển đổi số trong khâu kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền và nông sản an toàn

05/10/2021 12:39

Theo dõi trên

Nông nghiệp Việt Nam với thành phần chủ yếu là kinh tế hộ nhỏ lẻ, có xuất phát điểm thấp về trình độ công nghệ so với các lĩnh vực kinh tế khác ở nước ta và so với nông nghiệp các nước tiên tiến.

Nông nghiệp Việt Nam với thành phần chủ yếu là kinh tế hộ nhỏ lẻ, có xuất phát điểm thấp về trình độ công nghệ so với các lĩnh vực kinh tế khác ở nước ta và so với nông nghiệp các nước tiên tiến. Tuy nhiên, chuyển đổi số nói chung và trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng lại là cuộc chơi công bằng với các chủ thể tham gia.

chi1-1632659120.jpg Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Nông thôn mới Hà Nội

Do vậy, nếu lựa chọn được cách tiếp cận đúng, có bước đi phù hợp và được hỗ trợ thỏa đáng từ chính sách của Nhà nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp số, NNNT nước ta sẽ có những chuyển biến nhanh, toàn diện trong thời gian tới. Dưới đây là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội về một số hoạt động khởi động chuyển đổi số trong khâu kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP. đặc sản vùng miền và nông sản an toàn diễn ra trong thời gian gần đây.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội, trong 4 tháng qua, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội đã chủ động triển khai việc chuyển số trong khâu kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền và nông sản an toàn bằng hình thức xã hội hóa toàn phần. Mở đầu là việc tổ chức sự kiện “Ngày hội Livestream đặc sản OCOP Hà Nội” diễn ra vào ngày 06/6/2021; Sự kiện “Diễn đàn trực tuyến Hà Nội năm 2021 kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn” diễn ra vào ngày 01/9/2021.

"Từ thành công của hai sự kiện trên, để hỗ trợ các chủ thể OCOP và nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền được kết nối tiêu thụ với các hệ thống phân phối và người tiêu dùng Thủ đô trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và thực hiện đề án chuyển đổi số của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu Chuyển đổi số ASEAN (ASEAN Academy), Chuyên trang Tạp chí điện tử Hội nhập Văn hoá và Phát triển; Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu & phát triển cộng đồng (TOTA R&D) tổ chức chương trình “Kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền bằng hình thức trực tuyến” vào vào 20h30 tối ngày 24 tháng 9 năm 2021", ông Nguyễn Văn Chí nhấn mạnh.

chuyen-doi-so-nong-nghiep-1-1640411099.jpg
Hà Nội: Chủ động chuyển đổi số trong khâu kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền và nông sản an toàn

Cũng theo ông Nguyễn Văn Chí, cùng với những hoạt động đó, Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu Chuyển đổi số ASEAN (ASEAN Academy), Chuyên trang Tạp chí điện tử Hội nhập Văn hoá và Phát triển; Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu & phát triển cộng đồng (TOTA R&D) đẩy mạnh hoạt động tập huấn kỹ năng tiếp thị và bán hàng trên môi trường số “Tập huấn online”; hoạt động truyền thông, tiếp thị “Ngày hội Livestream”; và hoạt động xúc tiến thương mại thí điểm mô hình “Chợ Đêm trên Mây”; truyền thông quảng bá xây dựng thương hiệu...nhằm giúp các chủ thể sản xuất chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh, tiếp thị, quảng bá tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nhất là trong bối cảnh khôi phục sản xuất kinh doanh sau một thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh.

Việc Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới Hà Nội phối hợp cùng một số cơ quan tổ chức thành công những sự kiện trên không chỉ hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trước mắt cho các chủ thể bị ảnh hưởng bởi đại dịch, mà đây còn là những hoạt động có ý nghĩa thiết thực nêu trên nhằm thực hiện Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 20/9/2021 của UBND TP Hà Nội về việc điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới; Công văn số 4906/BNN-VP ngày 04/8/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kế hoạch sản xuất, tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19; Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư ban hành về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới và góp phần thực hiện chiến lược thương mại điện tử giai đoạn 2021- 2025 của Chính phủ và là hành động thiết thực trong bối cảnh giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh Covid để giúp các chủ thể OCOP, nông sản thực phẩm an toàn đến thời vụ thu hoạch cần tiêu thụ có cơ hội tiếp cận tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm.

Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp&PTNT phối hợp với Bộ Thông tin&Truyền thông tổ chức vừa qua, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Trong nông nghiệp số, bên cạnh tư liệu sản xuất truyền thống, người nông dân sử dụng thêm dữ liệu số và công nghệ số. Vì vậy, ngoài kỹ năng sản xuất, họ sẽ phải có thêm một số tri thức, kỹ năng về thương mại, công nghệ, sinh học…

chuyen-doi-so-nong-nghiep-4-1640411148.jpg
Chuyển đổi số giúp ngành nông nghiệp phát huy tốt những thế mạnh nội tại

Một "nông dân chuyển đổi số" mỗi khi vào vụ mới sẽ lựa chọn cây trồng dựa vào ứng dụng tư vấn trồng trọt trên điện thoại thông minh. ứng dụng này tích hợp các dữ liệu về tình trạng dinh dưỡng đất trồng, dự đoán về thời tiết địa phương, thậm chí nhu cầu thị trường và giá nông sản cho từng mùa vụ, từ đó có những phân tích và đưa ra các gợi ý để nông dân xác định được cây trồng nào có tiềm năng nhất. "Nông dân chuyển đổi số" mở điện thoại, chọn ứng dụng tìm kiếm thuê máy cày, giống như người dân ở thành phố chọn Uber, Grab; dùng các ứng dụng tư vấn trồng trọt để cập nhật thông tin sâu bệnh và phương án phòng trừ nhằm tránh thiệt hại. Khi thu hoạch, "nông dân truyền thống" chở nông sản đi chợ bán và bị ép giá, còn nông dân chuyển đổi số bán nông sản của mình trên một sàn thương mại điện tử. Nền tảng này cũng đảm nhận luôn cả công tác hậu cần, vận chuyển…

Qua ví dụ trên có thể thấy, chuyển đổi số hiện nay không đơn giản chỉ là số hóa (biến đổi dữ liệu trên giấy thành dữ liệu mềm, số hóa quy trình cũ), mà nó yêu cầu phải ứng dụng công nghệ số tạo ra những phương thức làm việc mới, mở ra thời kỳ phát triển thông minh, cao hơn hẳn các thời kỳ công nghiệp hóa trước đây. 

Đối với nông nghiệp, nông thôn đó là bậc thang chuyển đổi rất cao, với những thách thức rất lớn bởi xuất phát điểm của chúng ta thấp, cơ sở hạ tầng cho phát triển, ứng dụng các công nghệ mới chưa đồng bộ; trình độ cơ giới hóa còn thấp, các công nghệ phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp (cơ khí, chế biến sâu, dây chuyền kiểm nghiệm sản phẩm nông nghiệp…) chưa tương xứng. Chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao về sản xuất, chế biến nông sản, biết sử dụng, vận hành các thiết bị (tự động, số, thiết bị phân tích...) rất hạn chế, nông dân phần nhiều chưa qua đào tạo. 

Theo Quyết định 479/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp & PTNT cũng phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về chuyển đổi số ngành nông nghiệp. Điều này cho thấy quyết tâm của Bộ trong việc đưa số hóa vào từng cánh đồng, khu sản xuất.

---

CHUYÊN TRANG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA VĂN PGONGF ĐIỀU PHỐI NÔNG THÔN MỚI HÀ NỘI