Hồi ức

Phạm Thúy Hậu

11/06/2022 18:34

Theo dõi trên

Ngày ấy, chú tập kết ra Bắc khi tôi chưa chào đời. Chú gặp cô Thanh - em gái ruột của bố tôi ở Hà Nội, khi cô đang công tác tại nhà máy Bóng đèn, Phích nước Rạng Đông. Hai người yêu nhau do tình cờ. Mối tình của người con trai sông Hương, núi Ngự với người con gái miền biển nhanh như bùa ngải.

hoiket-1654946585.jpg

Tháng hai năm đó, cô đưa chú về quê ra mắt và xin phép gia đình và họ hành tổ chức đám cưới. Bà tôi thâý chú hiền lành nên ưng ngay. Bà hỏi cặn kẽ về quê và hoàn cảnh gia đình. Quê chú ở Quảng Điền có đầm phá Tam Giang nổi tiếng… Cùng quê với nhà thơ Tố Hữu (chú nhắc tới nhà thơ Tố Hữu nhiều lần với lòng ngưỡng mộ đối với đàn anh đi trước).

Một năm sau, cô sinh em Tâm. Con bé rất xinh xắn, đáng yêu (nhưng em không nói được). Ai cũng thương em.

Khi em Tâm được 6 tháng tuổi, chú trở về Huế chiến đấu. Xốc ba lô lên vai, ôm hôn con gái và dặn vợ:

- Nếu sau này thống nhất anh không trở về, em lần theo địa chỉ này về quê anh. Mạ sẽ đón em.

Cô bế con, rưng rưng muốn khóc.

Tháng 12/1972, Mỹ điên cuồng ném bom ở miền Bắc, chúng nhằm thẳng thủ đô Hà Nội, những đợt B52 kinh hoàng, đau thương. Tiếng còi báo động hú dài. Cô và em được mọi người cứu và may mắn thoát chết trong đống đổ nát.

Cô đưa em Tâm về quê sống với bà ngoại của em (bà nội của tôi), còn cô tiếp tục công việc của mình.

Hai vợ chồng biền biệt cách xa. Nhưng cô Thanh cũng biết chú về trỏng nguy hiểm thế nào. Nhà có mấy anh em nhưng ở hai chiến tuyến. Có hôm từ cứ về nhà bị lính nguỵ vây bắt. Tiếng bước chân dồn dập, bà mẹ đẩy chú vòng ra đường sau, còn bà đứng trước cửa nhà... Chú đã thoát nạn trước sự truy lùng của kẻ địch.

Năm 1973, ngụy quyền Thừa Thiên vi phạm liên tiếp Hiệp định Pais kí ngày 27- 1- 1973 chúng mở nhiều cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng. Phía ta xây dựng căn cứ địa, mở các cuộc tấn công vào căn cứ đich... Ngày 26/3/1975 Huế được giải phóng.

Ngoài Bắc, cô tôi nghe trên đài TNVN, biết tin đó cô Thanh vui lắm. Hy vọng chú trở về. Nhưng suốt những năm chú trở lại quê hương chiến đấu là cô không nhận được tin tức gì của chồng... Chờ đợi trong lo âu...

Năm 1976, chú ra Bắc thăm vợ con. Chú đứng ở cổng cơ quan đợi cô. Hai vợ chồng ôm nhau khóc. Chú lau nước mắt cho cô và bảo:

- Hoà bình rồi, em về Huế với anh!

Cô tôi ưng thuận ngay. Cả đại gia đình họp mặt. Bà nội tôi không muốn xa con nhưng chú thuyết phục thế nào mà cả họ đồng ý.

Trước khi rời quê về Huế, chú gửi tặng tôi một bộ quần áo valide màu hồng giống của em Tâm.

Chia tay trong bịn rịn, cô ôm bố tôi và khóc. Bởi vì cô là em gái ruột duy nhất. Kỉ niệm của những năm tháng đói nghèo trước 1945 có lẽ hai anh em không quên. *

Bố tôi vỗ vai em rể:

- Em về trong đó thỉnh thoảng biên thư cho anh!

Cả nhà đưa gia đình cô chú ra bến tàu. Tiếng còi tàu vang lên, chú bế em Tâm ngồi sát cửa sổ. Con bé giơ tay vy vẫy.

 

Tháng 6/2022 - PTH

 

Chuyện làng quê

Bạn đang đọc bài viết "Hồi ức" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn