Hương rạ

Trần Việt

19/09/2021 08:32

Theo dõi trên

Khi cánh cửa năm cũ đang dần khép lại. Ở quê, nhà nhà đều bận lo sắm lễ vật cho việc cúng gia tiên ngày cuối năm. Nhiều nhà dâng lễ sớm; tiếng gà đập cánh kêu quan quát chuẩn bị làm thit, mùi hành, mùi thịt mỡ, bánh chưng thoang thoảng mùi hương nếp mới. . . tiếng nói tiếng cười râm ran vọng ra từ dãy nhà ngang trong câu chuyện kể của các mẹ, các chị phục vụ cho mâm lễ.

ch-que2e-1632015085.jpg
Ảnh minh họa do tác giả tuyển chọn.

Xuân- là con gái lớn của gia đình chú Mười, ba mẹ Xuân làm nhà và lập nghiệp trên phần đất vườn do gia đình nhượng lại. Hè năm ấy gia đình chú Mười chuyển đến, góc vườn có thêm người ở lại thêm vui. Cuộc sống người nông dân vào những năm thập niên 60-70 thế kỷ trước vô cùng nghèo khó và thiếu thốn trăm bề. Hai vợ chồng chú Mười hằng ngày phải dậy từ mờ sáng, ăn qua loa bữa sáng, vội vàng đùm túm theo mo cơm cho bữa trưa, công việc hằng ngày khá nặng nhọc vất vả của người nông dân làm thuê (người làm rẽ) một nắng hai sương. Mọi việc ở nhà và trông mấy đứa em còn rất nhỏ , mọi việc hằng ngày đều phó mặc cho Xuân dù khi ấy em chưa học hết lớp 3.

Tôi nhìn sang bên hàng rào chè vôi là góc sân nhà Xuân Ngày ấy các công đoạn thu hoạch chưa được "cơ giới hóa" như bây giờ, nên phải dùng sức người là chính. đến mùa gặt sân nhà thường chất đầy những đống lúa cao ngút chiều về mọi người tập trung đập và phơi. Cả làng bận rộn công việc gặt hái, chỉ có lũ con nít chúng tôi lại rảnh, cả bọn rủ nhau lang thang khắp đồng để đi bắt cào cào, châu chấu. Cánh đồng đất lúc ấy nhiều thửa ruộng đã vỡ luống cày trắng ải, có đám còn đang gặt hoặc một màu xanh vàng chen lẫn loang lổ những đám lá mạ non ở những ô vừa cấy .

Chiều hôm trước bố Xuân tranh thủ dỡ nốt vồng lan còn lại trong vườn để có thêm cái ăn, đống khoai vun góc ở nhà tràn ra bò lổm ngổm tận gầm giường. Lũ trẻ con cùng lứa trong xóm tụ tập trước sân nhà Xuấn chúng chạy nhảy tung tăng rượt đuổi đùa giỡn thỏa thích quanh đống rơm, chúng thi nhảy từ trên cao xuống đệm rơm rất êm lại mềm nên chẳng sợ đau. Khi thì các em chui vào đống rơm để trốn bạn, mồ hôi nhễ nhoại thế mà cả bọn cười vui. Đàn gà con lít nhít theo chân mẹ bới tìm hạt thóc vương vãi gà mẹ liên hồi cục cục gọi lũ con ham chơi chạy về.

Xuân hí hoáy rút lấy vài nắm rơm khô cho vào bếp châm lửa đốt cháy và chất vào mấy củ khoại lang. Những nắm rơm khác được tiếp sức cháy bùng, tụi nhỏ nhanh tay thảy thêm vào đó mấy củ khoai Trong lúc chờ khoai chín, chúng lại chạy quanh lại tiếp tục chơi đủ trò. Khi tro vừa tàn, mùi thơm của khoai nướng xộc vào cánh mũi bọn chúng là dấu hiệu để bọn trẻ khẳng định khoai đã chín. Cảm nhận được hương vị quen thuộc, đám trẻ nhốn nháo: mùi khoai nướng thơm lừng, mùi rơm rạ, mùi đất bùn, mùi tóc khét lẹt và mùi mồ hôi.. quyện vào nhau một thứ hỗn hợp cay nồng bám quanh lũ nhỏ.

Những củ khoai nướng vội, vỏ cháy đen nhẻm, chúng tranh nhau ăn, đứa nào đứa nấy đều lem luốc bùn đất, lọ nghẹ than củi vương trên mặt, trên áo quần Khoai nóng hôi hổi nhìn chúng vừa ăn, vừa thổi phù phù trông thích thú làm sao.

Xuân lấy từ trong góc chạn một miếng đường bát. Cho mỗi đứa được cắn một miếng bé xíu, tôi là người sau cùng bỏ cả cục đường vào miệng ngậm để “nghe” vị đường ngọt lịm tan dần thấm vào cổ họng. Chiến lợi phẩm của tôi bao giờ cũng ít nhất trong bọn, có lẽ vì ngày ấy tôi bé quá và cũng không lanh lợi gì. Tôi lại thấy vui vui và yêu lũ bạn quá chừng.

Rơm được trải ra phơi thêm vài nắng rồi đem chất đống thành cây để dùng cho các việc: làm lương khô cho trâu bò ăn, nấu bếp hoặc bện chổi quét bếp…Xuân rất khéo tay, hay bắt chước mẹ dành những búi rơm nếp khô ngã vàng bó thành những cây chổi nhỏ xinh dành riêng để quyét ban thờ và làm thêm vài cái nữa để dùng vào việc khác ..... Xuận còn biết dùng dé rơm làm thành những con búp bê đồ chơi cho mấy đứa em.

Khi đấy nghèo lắm, đến gạo còn không có đủ ăn lấy đâu ra tiền để mua quà, đồ chơi. Hôm ấy, Xuân bẻn lẽn trao cho tôi con búp bê bằng rơm bé xíu, trước ngực có đính chiếc nơ màu đỏ và chiếc mũ rộng vành được àm bằng giấy màu thủ công học ở lớp, trông thật đáng yêu và ngộ nghĩnh. Chạy về nhà khoe, cả nhà khen Xuân con bé khéo tay, tôi cứ cười tủm tỉm, tinh nghịch khi nhìn vào búp bê bằng rạ nằm ngay ngắn trên góc bàn học, đám bạn nghèo cùng lứa tuổi, lúc nào cũng có mấy đứa trẻ con xúm xít mong đợi được bế con búp bê trên ta

Mùa hè năm ấy chiến sự lại xảy ra ác liệt gia đình đi tản cư, tôi đến nhà Xuân như để báo tin và từ biệt. Xuân đứng tần ngần trước hiên nhà từ lâu trên tay dấu sẵn món quà. Xuân nắm lấy tay tôi và đặt món quà mà Xuân đã làm từ hôm trước. Tôi lí nhí lời cảm ơn tay nâng niu món quà trước mặt, mùi của hương rạ nếp nghe thoang thoảng đâu đây. Tiếng chim tu hú từ xa vọng về liên hồi nghe rất rõ “bắt cô trói cột” , “bắt cô trói cột” nghe thật buồn .... hình ảnh ấy, hương vị ấy là những ký ức trong tôi còn in sâu trong tiềm thức.

Hôm nay, cuộc sống có phần vơi đi nhiều cực nhọc và gian khó, nhà nhà không còn ăn độn, khoai ghé thay cơm như ngày xa xưa ấy. Nhưng “duyên nợ” của tôi với món khoai nướng và thoang thoảng mùi hương rạ nếp đầu mùa vẫn chưa đến hồi kết .

Khi viết những dòng chữ này tôi cứ mãi mơ về ký ức thuở nào và chợt nghĩ : “Lũ bạn ngày xưa ấy, liệu bây giờ có còn nhớ nhau không?” (Hình minh hoạ nguồn iternet) .

TV

Theo Chuyện quê

Bạn đang đọc bài viết "Hương rạ" tại chuyên mục Diễn đàn. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn