Khát vọng bảo tồn, phát triển một di sản lịch sử độc nhất vô nhị: Sông Tô Lịch – huyết mạch của kinh thành Thăng Long - Hà Nội

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp

21/07/2022 21:50

Theo dõi trên

Bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa & KH-CN (CTCS)

image001-1658413700.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa & KH-CN (CTCS)

Bài gồm 3 phần:

A. Nguồn gốc, ý tưởng “thai nghén” bảo tồn, phát triển dòng Sông Tô Lịch.

B. Những hạng mục công trình Thiết chế văn hóa, Công viên Lịch sử - Văn hóa -Tâm linh Tô Lịch (Công viên Hữu nghị Việt - Nhật) và hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sôngTô Lịch.

C. Giá trị của dòng Sông Tô Lịch sau khi được bảo tồn, cải tạo.

A. NGUỒN GỐC, Ý TƯỞNG “THAI NGHÉN” BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN DÒNG SÔNG TÔ LỊCH.

Vào những năm 90 cuối Thế kỷ XX, sau khi hoàn thành xuất bản Bộ thông sử Thế giới vạn năm (3 tập) ra đời, trong tôi lại trỗi dậy lòng khát khao, ước vọng muốn có một công trình ghi lại tất cả những sự kiện, dấu ấn lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của 8 triều Vua nhà hậu Lý, 12 triều Vua rần, 26 triều Vua Lê, cùng với những sự kiện và lớp sóng thời gian thăng trầm lịch sử do các dòng họ ngụy triều: Hồ, Mạc, Trịnh gây ra, tập hợp và một bộ sách. Bộ sách sẽ là disản tổng hợp,lưu giữ lại những tinh hoa về các tầng văn hóa:Tinh thần, vật chất qua 1000 năm hội tụ của các triều đại phong kiến Việt Nam.

NHỮNG CÔNG TRÌNH TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA TÁC GIẢ

image003-1658413701.jpg
image005-1658413701.jpg
image004-1658413701.jpg
image007-1658413701.jpg
image008-1658413701.jpg
image009-1658413702.png
image010-1658413702.png
image011-1658413703.png
image012-1658413984.png

Đồng thời, ghi chép lại những trang sử huy hoàng rực rỡ về các chiến công oanh liệt, lẫy lừng chống ngoại bang của Tổ tiên. Từ khát vọng đó, chúng tôi đã có ý thức vạch định một kế hoạch làm việc: Khảo cứu, sưu tầm tất cả nguồn sử liệu trong nước và nước ngoài có liên quan đến Thăng Long - Hà Nội.Đến năm 1995, công trình đã chính thức được triển khai: Dựng đề cương, đặt mục từ, bài viết tới 1.200 tác giả,dịch giả, cộng tác viên.Sau thời gian 5 năm khảo cứu, sưu tầm, thu thập tư liệu; tới năm 2000, chúng tôi đã tập hợp được 150.000 trang tư liệu được khảo cứu từ1200 bộ sách, tạp chí và các loại báo.Nguồn tư liệu tham khảo ấy được khai thác từ những thư viện,Trung tâm Lưu trữ Quốc gia,Viện Hán Nôm,Viện Viễn Đông Bác Cổ và 3 Thư viện Thế giới:Amsterdam - Hà Lan, Paris - Pháp, Bắc Kinh- Trung Quốc.Kết quả sau 15 năm lao động nghiêm túc, cần mẫn, tới năm 2010, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Bộ sách Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long đã ra đời.Bộ sách gồm 4 tập, 12.000 trang, nặng 25 kg. Đây là bộ sách lớn nhất, đồ sộ nhất trong 1.000 năm viết về Thăng Long - Hà Nội.

Nó đã vượt lên 64 nhà xuất bản, về đích đúng thời gian.Và được Hội đồng chấm giải Quốc gia của Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch cùng Hội xuất bản Việt Nam tổ chức trao giải Đặc biệt (trên giải Vàng), chưa có tiền lệ. Đồng thời, được Nhà nước trao tặng 5 Huân chương, 56 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, cùng 1,5 tỷ đồng của Nhà nước bồi dưỡng các tác giả.

Bộ sách Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long, ngay từ ngày ấy, một số soạn giả cùng chúng tôi đã có ý thức dành nhiều trang tâm huyết, giá trị viết về dòng Sông Tô Lịch và những làng, cùng danh nhân văn hóa sinh ra bên dòng sông ấy.

Trước khi viết Dự án mang nội hàm thông điệp Bảo tồn, phát triển Sông Tô Lịch có tựa đề: “Hà Nội cần có điểm nhấn về văn hóa mang bóng dáng thời đại”, thì một tập thể tác giả gồm một số nhà nghiên cứu,Giáo sư, Tiến sĩ thuộc Trung tâm Dịch thuật,Dịch vụ Văn hóa &Khoa học - Công nghệ (CTCS), từ năm 2015 đã xây dựng Đề án trình Chính phủ với tựa đề:“Tái thiết Hoàng cung Thăng Long thành di tích lịch sử, di sản văn hóa liên hoàn lớn nhất Quốc gia”. Đặc biệt, Đề án đã kiến nghị cần phải tái thiết, xây dựng lại Điện Kính Thiên.

Bảo vệ một di sản lớn nhất Quốc gia và thể hiện lòng tôn kính của thế hệ ngày nay có nơi thờ tự tổ tiên, cha ông của các Vương triều phong kiến Việt Nam.Nơi sẽ được lưu giữ, trưng bày hàng triệu hiện vật, di vật quý giá mà ngành Khảo cổ đã khai quật. Điểm quan trọng hơn nữa sẽ là trường quay, một studio vĩ đại để Việt Nam dựng những bộ phim chính sử, dã sử. Nếu không có Điện Kính Thiên thì có lẽ nước ta sẽ mãi mãi không bao giờ có phim lịch sử, dã sử về các Vương triều: Lý, Trần, Hồ, Lê,Mạc, Trịnh để xem.

Một bằng chứng cho ta thấy, vào năm 2010, có tới hơn 10 tác phẩm điện ảnh làm về đề tài Thăng Long - Hà Nội, đầu tư tiêu tốn nhiều tỷ đồng nhưng không ra mắt, trình chiếu được.Nguyên nhân có nhiều,song lý do chủ yếu là các bộ phim đều lấy bối cảnh quay là địa điểm, không gian thiên nhiên, cung điện, lầu các của Trung Hoa.Đặc biệt là một số đạo cụ, trang phục (quần áo, mũ mão, bổ tử) hầu hết thuộc các triều đại:Tần, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh của nước láng giềng Trung Quốc.Hoặc bối cảnh, thực địa quay về cung điện nhà Lý, Trần là một ngôi chùa bé, nhỏ.

Từ sự cấp thiết ấy,Đề án đã được gửi tới các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng,Nhà nước ngay từ năm 2015.

Mặc dầuĐề án gửi đi không được hồi âm, dường như trôi vào dĩ vãng, song ngọn lửa tình yêu Hà Nội, yêu Sông Tô vẫn da diết trào dâng trong trái tim chúng tôi không một phút giây ngưng nghỉ.Quả đúng như lời bất hủ của đại văn hào Nga Ilia Grygorievich Erenbourgđã viết: “Dòng suối đổ vào dòng sông, dòng sông đổ vào đại trường giang Volga, con sông Volga đi ra biển.Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên tình yêu Tổ quốc”.

Vâng, chính tình yêu tha thiết ấy là động cơ nuôi dưỡng tâm hồn ý tưởng của chúng tôi. Tới năm 2018,Hội đồng,Ban Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa & Khoa học - Công nghệ, lại 1 lần nữa gửi Dự án cải tạo Sông Tô Lịch với bao khát vọng nơi đây sẽ xây dựng mảng tranh tưởng gốm sứ, hệ thống tượng, tượng đài về hai nhà Vua: Tiền Lý, Hậu Lý cùng cụm tượng đài 9 Rồng vàng đã trình lên Tổng Bí thư,Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và hai Bộ trưởng: Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch LHH các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Song vẫn như lần trước,chúng tôi không nhận được hồi âm.Đó là những giờ, phút, tháng, năm khắc khoải chờ mong mà hai câu thơ dưới đây của nhà thơ Chế Lan Viên đã nói hộ nỗi lòng của chúng tôi khi ấy:

“Một câu hỏi lớn không lời đáp,

Cho đến bây giờ mặt vẫn chau”.

Thế rồi, chờ mãi, chờ mãi cho tới ngày 7 tháng 7 năm 2020, mới có công văn của Văn phòng Chính phủ số 5473/VPCP-KGVX gửi UBND Thành phố Hà Nội về Dự án: “Hà Nội cần có điểm nhấn về văn hóa mang bóng dáng thời đại”.

Rồi ngày 20-7-2020, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội có Công văn số 5922/VP-KGVX gửi ông Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, giao nhiệm vụ tổ chức buổi làm việc giữa tác giả và lãnh đạo UBNDThành phố.Nhưng vào thời điểm ấy, Hà Nội có sự cố về nhân sự: Chủ tịch Thành phố mắc vòng lao lý, còn Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao đang chuẩn bị làm thủ tục nghỉ hưu.Vì vậy chẳng có buổi làm việc nào diễn ra giữa lãnh đạo UBNDThành phố và tác giả.Sau đấy, chỉ có một bức thư viết rất sai sót về mốc thời gian của ông Giám đốc Sở, đã cho người quen mang tới (không gửi qua bưu điện). Đọc xong thư mà nước mắt lưng tròng bởi sự mô phạm, bao biện, tùy tiện, vô trách nhiệm của ông Giám đốc Sở đối với Dự án tâm huyết của chúng tôi.

Sự thật khách quan là thế, song những người viết Dự án chúng tôi không hề giao động, sờn lòng, nản chí, vẫn thiết tha với ý tưởng của mình về dòng Sông Tô Lịch. Một dòng sông huyết mạch của Kinh thành Thăng Long - Kẻ Chợ.Nó chứa đựng biết bao điều kỳ vĩ, sự thật và huyền thoại tích tụ hàng ngàn năm qua về Thủ đô Hà Nội. Sông Tô Lịch là dòng sông nằm trên hai huyệt đạo phong thủy Thanh Long -Bạch Hổ lớn nhất của Kinh thành Thăng Long. Song, hôm nay vì thời gian có hạn, cuộc hội thảo chủ yếu đi vào nội dung chính của Dự án như trong Thư mời quý vị đại biểu. Do vậy, bàn vềphong thủy Sông Tô Lịch và nhân vật Cao Biền trấn yểm Sông Tô sự thật và truyền thuyết, hai đơn vị đồng tổ chức hôm nay, chúng tôi xin tạm gác lại, sẽ được chuyển sang một buổi hội thảo khác bàn riêng về đề tài này.

Như mọi người đều biết, dòng Sông Tô đã gắn bó với bao thế hệ, đời người, kiếp người, hàng ngàn năm qua làm ăn sinh sống bên đôi bờ dòng sông từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi về cát bụi.Tình yêu của người Hà Nội đối với Sông Tô Lịch nó gắn bó keo sơn da diết giống như tình yêu lứa đôi mà nhà thơ Xuân Diệu đã viết:

“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy

  Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên”.

Chính nơi đây, dòng sông đã sinh ra những anh hùng hào kiệt như vị Tướng quốc Phạm Tu(475-545), linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lý Nam Đế (503-548) cùng Danh nhân văn hóa,Nhà giáo lỗi lạc Chu Văn An (1292-1370), nhà thơ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), Nguyễn Công Thể (1684-?...), Nguyễn Trọng Hợp (1834-1902) và nhiều trí thức, nhà Nho xuất sắc,ưu tú khác.Tất cả họ đều cất tiếng khóc chào đời bên dòng Sông Tô.

Sông Tô Lịch thuở ban đầu, trong buổi bình minh của lịch sử là dòng sông thơ mộng, trong xanh đẹp đẽ như một bức tranh thủy mặc mà nhà thơ đã viết:

“Dừng chèo ngắm cảnh Sông Tô,

Trời xanh, nước biếc lơ thơ cảnh bèo.

Thuyền dừng cá vẫn bơi theo,

Sông in trời biếc trong veo một màu.

Xa trông xanh ngắt vườn rau,

Làng đây chài, lưới, buông câu mỗi chiều”.

Đoạn thơ trên có người nói của Phạm Thái (1777-1813), tác giả nổi tiếng bài thơ Chiến tụng Tây Hồ Phú, song có người lại cho là của Á Nam Trần Tuấn Khải (1894-1983), tác giả Gánh nước đêm.Theo tôi, qua khẩu khí, ngôn từ, phong cách có lẽ là của Phạm Thái thì đúng hơn.

Còn qua ca dao đời xưa để lại cũng vang lên điệp khúc thanh tân, vẻ đẹp vô ngần của dòng sông thuở ấy:

“Sông Tô nước chảy trong ngần,

Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa.

Thon thon hai mái chèo hoa,

Lướt đi lướt lại như là bướm bay”.

Dòng Sông Tô thuở ấy là đường thủy huyết mạch giao thông buôn bán đi lại khắp nơi Kinh thành(1).Các chi lưu của dòng sông còn đi từ Chợ Gạo,Hàng Chiếu,Hàng Đường, Hàng Buồm, Ngõ Gạch, Hàng Cá, Hàng Rươi, Hàng Lược, Cống Chéo, Phùng Hưng, v.v…Rồi lại có hai phân nhánh chạy lên Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám,Thụy Khuê.Sau đó, hợp với Sông Thiên Phù ở Bến Giang Tân (đầu Đường Hoàng Quốc Việt,xế cổng Làng Bái Ân bây giờ) và thông với Hồ Tây, Sông Cái (Sông Hồng).Bến Giang Tân, nơi hợp lưu của hai sông: Tô Lịch - Thiên Phù thuở“Hoàng kim” ấy là nơi đô hội trên bến dưới thuyền đi lại tấp nập, nhộn nhịp.Ta hãy nghe vần thơ, ca dao dưới đây mô tả lại cảnh thanh bình, nô nức đó:

Sông Tô sầm uất đôi bờ,

Thuyền bè tấp nập, con thuyền ngược xuôi.

Em về bán lưới dưới xuôi,

Để anh “trẩy ngược”,dó xuôi thuyền về.

(Dó ở đây là cây dó mà dân Phường Bưởi trước kia làm nghề giấy dó).

Sông Tô Lịch là con sông nằm trong tứ giác nước Thăng Long.Nó là điểm tựa, là vòng tay ôm ấp, bảo vệ Kinh thành Thăng Long, được ví như “người mẹ ôm con”.Nay nó đang bị ô nhiễm nặng nề, tựa hồ như một cơ thể của con người đang “gồng mình”trút những hơi thở cuối cùng và có khả năng từ từ đi vào cõi “vĩnh hằng” của lịch sử như hai dòng sông Thiên Phù và Ngọc Hà nay chỉ còn vang bóng.

Người yêu Hà Nội ai mà không động lòng xót xa đau đớn,luyến tiếc một thời huy hoàng của dòng sông để đi tìm giải pháp “hồi sinh” cho dòng sông thân thương vĩ đại này.

Trở lại những trang lịch sử địa chất,Tô Lịch là dòng sông tự nhiên.Nó có từ rất lâu đời, là chi lưu của Sông Cái (Sông Mẹ), nay gọi là Sông Hồng.Sông Tô Lịch được hình thành cùng với vực nước xoáy Hồ Tây của Sông Hồng gấp khúc địa tầng, lan tỏa sinh ra.Sông Hồng theo lịch sử địa chất học đã hình thành cách đây vài chục vạn năm.Nó được hình thành do một trận động đất hoạt động tạo sơn núi lửa kinh hoàng từ vùng Vân Nam - Trung Quốc gây ra những kẽ nứt, đứt gãy địa tầng mà hình thành ra Sông Hồng.

Như vậy, Sông Tô Lịch đã có Trước Công Nguyên hàng ngàn năm. Song không phải có sông mà đã có tên gọi.Vậy Sông Tô Lịch do ai đặt? Và được đặt tên vào thời gian nào? Trong chính sử không một dòng ghi chép. Hầu hết các tác giả khi tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử của dòng sông đều viện dẫn dựa vào một số cuốn sách:

* Lĩnh Nam chích quái

* Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên

* Bảo cực truyện

* Giao Châu ký

* Bộ sử Đại Nam Nhất thống Chí

* Thiền uyển tập anh.

Do vậy, căn cứ vào nguồn tư liệu, mục chú thích của bộ Đường thư và truyện Lĩnh Nam chích quái có ghi chép đại để là:“Vào năm 866, khi xây Thành Đại La,Cao Biền có đi thuyền dạo trên sông và gặp một cụ già, vẻ quắc thước, có râu tóc bạc phơ như cước đang tắm trên sông, rồi hai bên giao tiếp đối đáp.Biền hỏi họ, tên,nơi ở,cụ già râu tóc bạc phơ nói là họ Tô, tên Lịch sống bên dòng sông này.Thế rồi ít phút không thấy cụ già đâu nữa, chỉ để lại làn nước trắng xóa, tung bọt.Đêm về,Biền ngẫm nghĩ, có lẽ đây là vị thần của sông, nên liền đặt tên là Sông Tô Lịch”.

ẢNH MINH HỌA CHO MỤC A

Sông Tô Lịch là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận Thủ đô Hà Nội. Dòng chính Sông Tô Lịch khi chảy qua các quận, huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang.

Sông Tô Lịch là một đường bao của Kinh đô Thăng Long xưa, nó là một cạnh của tứ giác nước Thăng Long.       

Tên Sông Tô Lịch tương truyền lấy từ tên một vị Thần sống vào thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao Chỉ. Đến thời nhà Đường, nơi đây là vị trí xây dựng thành Đại La.

image013-1658413701.png
“Tứ giác nước” của Giáo sư Trần Quốc Vượng.

 

          Họa đồ Thành Thăng Long thời Lê với Sông Nhị chảy ở phía Đông, Tháp Báo Thiên ở giữa, Vương phủ Chúa Trịnh chếch ở phía Nam tháp, Hồ Tây ở phía Bắc và Thành Thăng Long gồm hai vòng lũy nằm giữa Hồ Tây và Tháp Báo Thiên.

image014-1658413701.png
Bản đồ Thăng Long theo Hồng Đức Địa Dư, năm 1490.
image015-1658413702.png
Bản đồ năm 1873

 

Tô Lịch vốn từng là một phân lưu của Sông Hồng, đưa nước từ thượng lưu ở Sông Hồng sang Sông Nhuệ. Đến đoạn trung lưu, nó gặp Hồ Tây (là dấu tích của đoạn Sông Hồng cũ, nằm cạnh Quán Thánh) và một phần nước từ Hồ Tây được cung cấp cho đoạn sông từ đó đến hạ lưu. Sách Đại Nam nhất thống chí (soạn giữa Thế kỷ XIX) đã viết:

image016-1658413702.jpg

Bến cảng nằm ở nơi hợp lưu của Sông Tô Lịch và Sông Hồng. Cửa ô ngoài cùng bìa phải là vị trí Ô Quan Chưởng (Phố Hàng Chiếu) ngày nay.

 

image017-1658413702.png
Cảnh họp chợ ở bến sông.

Sông Tô ở phía Đông Thành Hà Nội, là phân lưu của Sông Nhị, chảy theo phía Bắc thành vào Cửa Cống Thôn Hương Bài, Tổng Đồng Xuân, Huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí Phố Cầu Gỗ, Quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây Huyện Vĩnh Thuận đến Xã Nghĩa Đô ở phía Đông Hhuyện Từ Liêm và các tổng thuộc Huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới Xã Hà Liễu chảy vào Sông Nhuệ.

image018-1658413702.png

Cửa Bắc Thành Hà Nội, nhìn từ phía ngoài, cảnh sắc đã hoang tàn sau khi Thành Hà Nội thất thủ và quân Pháp chiếm đóng.

image019-1658413702.png
Vùng lân cận Hà Nội - Sông Tô Lịch
image020-1658413702.jpg
Làng làm nghề giấy cùng nhiều làng nghề khác đòi hỏi dòng nước chảy Tô Lịch gần Hà Nội.

 

 

image021-1658413702.jpg
Phong cảnh làng bên bờ Hồ Tây và dòng Sông Tô Lịch chảy qua
image022-1658413702.png

Hà Nội xưa gọi là Kẻ Chợ bởi tự thân là một cái chợ lớn đáp ứng nhu cầu một thời là Kinh đô của những vùng xung quanh. Lúc đó giao thông luồng lạch rất quan trọng, nhưng khi đô thị phát triển theo kiểu Châu Âu đã cho lấp dần các ao hồ, ngòi lạch trong khu người Việt (khu phía Đông Thành), trong bức ảnh này tại khu Chợ Đồng Xuân mới hình thành cho thấy cửa sông vẫn còn dấu tích của bến bãi sông nước một thời.

image023-1658413702.png
Nghề giấy Làng Yên Thái (Bưởi)- Những nghề gây ô nhiễm và đòi hỏi có dòng sông chảy qua.

 

B. NHỮNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, THIẾT CHẾ VĂN HÓA, CÔNG VIÊN LỊCH SỬ - VĂN HÓA - TÂM LINH TÔ LỊCH (CÔNG VIÊN HỮU NGHỊ VIỆT - NHẬT) VÀ HỆ THỐNG HẦM NGẦM CHỐNG NGẬP KẾT HỢP CAO TỐC NGẦM DỌC SÔNG TÔ LỊCH

Vào năm 2021, qua hệ thống đài báo, chúng tôi được biết Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi Trường Nhật Việt JVE JVE Group), được Hà Nội trao Giải thưởng Bùi Xuân Phái về ý tưởng cải tạo Sông Tô.Lúc đó, do hiểu lầm về ý tưởng sáng tạo,“thai nghén”, nên CTCS đã có ý kiếnvề việc này. Nhưng sau đó, hai đơn vị có gặp gỡ nhau, trao đổi, thảo luận, xem xét nội dung ý tưởng đề tài của nhau, và phía CTCS thấy rằng ý tưởng của JVE Group là một Đại ý tưởng rộng lớn, là “Giải pháp tổng thể” không chỉ biến Sông Tô Lịch thành“Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh”mà còn có ý tưởng“xây dựng hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm”. Mặc dù hai bên đều có ý tưởng liên quan tới Sông Tô Lịch nhưng lại khác nhau về nội hàm của ý tưởng cũng như khác nhau hoàn toàn về phạm vi, quy mô, phương pháp xử lý ô nhiễm cho đến các ý tưởng về xây dựng các công trình thiết chế văn hóa để khai thác các giá trị về kiến trúc, di sản, lịch sử, văn hóa, tâm linh trong chiều dài lịch sử dân tộc. Từ đây, phía CTCS chúng tôi mới “ngộ” ra rằng:

Chớ tưởng rằng ta giàu ý tưởng,

Mà bên người cũng ý tưởng bao la.

Và từ đấy, cái buổi ban đầu gặp gỡ lưu luyến ấy chúng tôi đã đoàn kết, gắn bó,đồng tâm, hiệp lực về dòng sông thân yêu, vĩ đại này, bổ sung thêm một số hạng mục như Tượng đài 9 rồng vàng và Tượng đài hai Vua Tiền Lý (Lý Nam Đế), Hậu Lý (Lý Thái Tổ), 63 ki ốt văn hóa dành cho các tỉnh, thành trong cả nước, vv... cũng như một số nội dung khác biệt khác gộp vào Đại ý tưởng “Giải pháp tổng thể”về Dự án của JVE Group nên mới có buổi hội thảo hôm nayvề Dự án, Giải pháp tổng thể cải tạo Sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa- Tâm linh (Công viên Hữu nghịViệt - Nhật) và xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc Sông Tô Lịch.

JVE Group đã thiết kế mô hình đồ họa 3D về Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh (Công viên Hữu nghị Việt - Nhật)và nhiều hạng mục công trình khác.Đặc biệt là hệ thống đồ họa hầm ngầm kết hợp đường cao tốc ngầm để thoát nước chống ngập cho Hà Nội và giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông trên đường Láng.Riêng ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty JVE Group, đã có 15 năm sinh sống và học tập trên đất nước Nhật Bản, bằng mối quan hệ quen biết đã báo cáotrực tiếp bằng Tiếng Nhật tới Ngài AbeShinzo - cựu Thủ tướng Nhật Bản bốn nhiệm kỳ, đương kim Chủ tịch phái đa số quyền lực nhất trong Đảng Dân chủ tự docầm quyền của Nhật Bản, ông Abe rất ủng hộ Dự án này.Đó là niềm hy vọng rất lớn được nước bạn Nhật Bản vừa hỗ trợ và giúp đỡ nguồn vốn ODA ưu đãi nhất để thực hiện Dự án.

- Về Dự án đề xuất:Giải pháp tổng thể cải tạo Sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hóa -Tâm linh (Công viên Hữu nghị Việt- Nhật) và xây dựng các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc Sông Tô Lịch,Dự án này được chia thành hai phần. (Nói theo ngôn ngữ phong thủy):

1. Phần thứ nhất - Dương trạch:

Đó là những công trình xây dựng trên mặt đất dọc theo hai bên bờ sông và cải tạo ô nhiễm dòng sông.

2.Phần thứ hai -Âm trạch: (Phần xây dựng dưới đáy sông)

Đó là hệ thống hầm ngầm chống ngập, kết hợp với cao tốc ngầm dọc dòng sông.

-Phần tham luận của chúng tôi là trình bày khái quát các hạng mục công trình xây dựng trên mặt đất, dọc theo hai bờ sông.

Trước hết nói về giải pháp làm sạch Sông Tô Lịch. Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp.Trong đó, có giải pháp đang thi công thu gom nước thải về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.Nước thải sau khi được xử lý ở Nhà máy Yên Xá được quay trở lại bổ cập cho Sông Tô Lịch. Rồi từ Sông Tô Lịch lưu thủy vào Hồ Tây và đổ ra Sông Hồng.

Theo tôi, giải pháp này không tuân theo nguyên lý thuận tự nhiên của Sông Tô Lịch tự nghìn xưa tới nay - chảy từ Bắc xuống Nam.Nay cho dòng chảy ngược lại - từ Nam đến Bắc.Nó đã phá vỡ quy luật Âm - Dương của dòng chảy.Đặc biệt, phá vỡ quy luật Âm - Dương của phong thủy.Theo phong thủy, Sông Tô Lịch nằm vắt qua hai huyệt đạo khổng lồ: Thanh Long (Dương),Bạch Hổ (Âm).Theo lẽ tự nhiên thông thường của tạo hóa, dòng sông phải chảy từ Dương tới Âm theo quy luật từ trường của Trái đất. Nay đảo ngược nguyên lý Âm – Dương, dẫn dòng nước nghịch thủy, không thuận theo tự nhiên.Và như cổ nhân đã răn dạy:Đừng cho nước chảy ngược lên đường! Ví như một bé trai sinh năm 2022, là quẻ Khôn của Bát quái thuộc Tây tứ trạch (Chính Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc). Khi ngủ, bé trai này phải để mặt nhìn về Tây tứ trạch thì giấc ngủ sẽ ngon và sâu; ngược lại, đặt bé nhìn về Đông tứ trạch sẽ dẫn đến tình trạng làm bé mất ngủ, kém ăn, chậm lớn và hay đái dầm.Lý do:Nghịch pha từ trường Trái đất dẫn đến làm rối loạn nhịp điệu sinh học cơ thể: pha axit tăng xông, máu về não nhiều, pha kiềm giảm, mất nhịp điệu hài hòa Âm - Dương.Đối với bé gái sinh năm nay là quẻKhảmthuộc Đông tứ trạch của Bát quái (Chính Đông, chính Bắc, chính Nam và Đông Nam) là thuận với sinh lý học của bé gái, nếu đặt nhìn về Tây tứ trạch sẽ xảy ra nhịp điệu nghịch sinh học giống bé trai.

Vì vậy, đối với công trình xây dựng trong tự nhiên phải tuân thủ các quy luật của tự nhiên.Nếu làm trái sẽ hứng chịu hậu quả: “Nhiệt tình - không có kiến thức khoa học sẽ đồng nghĩa với phá hoại”.

Do đó, theo ý kiến của chúng tôi, giải pháp tốt nhất nên cấp nước lưu thủy cho sông Tô Lịch và kết hợp làm sạch “lá phổi” Hồ Tây, ta cần xây dựng một bể chứa nửa chìm nửa nổi vài nghìn khối tại ven Sông Hồng thuộc vùng Tứ Liên. Bể chứa này có tác dụng khi mùa lũ có thể mở van cửa dẫn nước từ Sông Hồng vào lưu tích thủy để phù sa lắng đọng, sau đó dẫn vào Hồ Tây khi phù sa tạp chất đã kết tủa, lắng đọng. Về mùa cạn, dùng bơm thủy lực cao áp bơm nước vào lưu trữ trong bể lắng đọng rồi cấp tiếp cho Hồ Tây.Từ Hồ Tây, trên đường Lạc Long Quân có trạm bơm nước lọc cho toàn tuyến sông và dân cư hai ven bờ. Còn Hồ Tây, nguồn nước luôn luôn được lưu thủy, thau rửa, tiêu diệt được loại vi khuẩn kỵ khí, yếm khí và không tồn đọng hạt Coacervate giúp cho môi trường sinh thái trong sạch.

*Khi nguồn nước đã được cải tạo lưu thủy, dòng sông trở lại trong sạch như xưa, ta sẽ xây dựng hàng loạt các hạng mục công trình:

-Công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh (Công viên Hữu nghị Việt- Nhật);

-Hệ thống phù điêu, tóm tắt niên biểu lịch các triều đại, thời đại;

-Tượng, tượng đài,kỳ đài, cụm tượng đài về các triều Vua Lý, Trần, Lê và các danh tướng, danh nhân văn hóa;

-Bia, nhà bia,văn bia, vườn tượng, nhà lưu niệm, hệ thống ghế đá cho du khách dừng chân;

- Sân khấu hoạt động nghệ thuật;

-Hệ thống cầu kiều bắc qua sông theo phân đoạn, tỷ lệ của từng khu vực;

-Hệ thống tranh tường gốm sứ theo chủ đề chủ điểm, có nội dung lịch sử của từng thời đại.

- 63 ki ốt văn hóa dành cho các tỉnh, thành trong cả nước.

* Đặc biệt, mở đầu cho toàn tuyến Sông Tô Lịch được cải tạo là cụm tượng đài 9 Rồng vàng (thờ Thần Long Đỗ - Thần Sông Tô Lịch) tại Bến Giang Tân (Hồng Tân cũ), nơi nhà Vua Lý Công Uẩn dừng thuyền nhìn thấy Rồng vàng bay lên và viết chiếu dời đô.Tại nơi đây, dân các làng Yên Thái,Bái Ân, Nghĩa Đô phủ phục hai bên đường tung hô “vạn tuế”, dâng lễ vật quý hiếm lên nhà Vua.Vua cảm động trước thiện tình của dân làng liền đặt tên cho hai làng là Nghĩa Đô và Bái Âncòn mãi đến bây giờ.

Cụm tượng 9 Rồng vàng được xây trên diện tích 1.000 m² (biểu tượng cho 1000 năm đã trôi qua) bằng đá granite, xây giậtcấp năm bậc (con số biểu tượng của trung tâm Trời - Đất).Việc xây giật cấp phải tính toán khi chạm mép của đường tròn nội tiếp có đường kính 90m. Từ đây, ta đặt một đĩa tròn có đĩa tròn bằng hợp kim.Vành mép đĩa là điểm tựa để 8Rồng vàng dựa vào đó vươn lên độ cao 14m, tiếp xúc với đĩa kim loại thứ hai có đường kính 9m.Đĩa kim loại thứ hai đỡ Rồng vàng thứ 9 ở tư thế đang cất cánh bay lên.Xuyên tâm qua hai đĩa kim loại là cột bạch kim có đường kính 360mm, dài 18m, chôn dưới âm 3m.Từ vị trí độ cao mét thứ tư (từ đáy lên) vươn tới độ cao 17m là chiều vươn của 8 Rồng vàng.Mét thứ 18, trên đỉnh, mạ bạch kim để thu sét.Tất cả số đo, kích thước, diện tích vành đĩa tròn (hai đĩa), chiều cao của công trình đều tuân thủ lấy con số 9 để quy tụ.Bản thiết kế tượng đài 9Rồng vàng phải đạt được ý tưởng: Mỗi tia sáng từ miệng Rồng, vảy rồng phát ra là bảy sắc cầu vồng lung linh rực rỡ.Mỗi tia nước Rồng phun ra là một nốt nhạc, tổng phổ là một bản nhạc giao hưởng.

Cụm tượng đài 9Rồng vàng thực hiện ý tưởng hai câu thơ dưới đây:

Cửu cửu Càn -Khôn dĩ định

Long Thành Cẩm tú vạn Thu ca.

Trời, đất (hay tạo hóa) đã định chín lần chín là tám mốt,Thành Thăng Long đẹp mãi vạn mùa Thu để gửi những bản tình ca vào Thiên hà - Vũ trụ,nhằm ca ngợi Vương triều Lý đã tồn tại 215 năm giữ vững sơn hà xã tắc.Một Vương triều Vua sáng, tôi hiền đã chăm lo đời sống bách tính muôn dân ấm no, hòa bình, an lạc. Ca ngợi nhà Vua Lý Thái Tổ đã có nhãn lực phi thường, nhìn thấu thị không gian, thời gian để chọn Kinh đô vạn năm muôn đời cho con cháu.Một Kinh đô tuyệt vời, tránh được nhiều tai họa của thiên nhiên.Theo lịch sử, các trận động đất được ghi lại, cách đây trên 800 năm, có một trận động đất mạnh tới 7,5 độ Richter ập đến, nhưng Kinh Thành Thăng Long không bị tàn phá, vẫn bình yên vô sự. Lý do,Thành Thăng Long - Hà Nội nằm trong tứ giác nước Thăng Long.Vành đai ngoài có Sông Hồng,Sông Đáy ngăn sóng âm và các đợt dư địa chấn.Bên trong có Sông Tô Lịch - Thiên Phù bao bọc che chở. Hoàng thành Thăng Long có “lá phổi” Hồ Tây che chắn.Sự vĩ đại của nhà Vua Lý Thái tổ vì sao người có thể biết được điều ấy để chọn mảnh đất đế đôan bình với cả thiên nhiên, trời đất.Khả năng kỳ diệu ấy chỉ có thể có được ở những vĩ nhân có thiên tài:Thượng thông thiên văn - Hạ chi địa lý - Trung chi nhân sự. (Trên trời thông thiên văn, dưới đất tường địa lý, ở giữa hiểu con người).

* Cụm tượng đài quan trọng thứ hai của toàn tuyến Sông Tô Lịch là Vua Lý Nam Đế và Vua Lý Thái Tổ.

Nơi đặt 2 tượng đài tại góc giao lưu đầu Đường Hoàng Quốc Việt -Lạc Long Quân - cuối Đường Hoàng Hoa Thám (nơi có cột đèn chiếu sáng cầu vượt, đoạn rẽ vào Đường Võ Chí Công).

- Nơi đây là sự gặp gỡ kỳ diệu của hai Vua về không gian. Lý Nam Đế cho đắp đê từ Chợ Gạo đến cuối Đường Hoàng Hoa Thám,Chợ Bưởi, phòng tuyến chống quân nhà Lương vào khoảng năm 539-543-544.Và 500 năm sau, Lý Thái Tổ dừng thuyền ở Bến Giang Tân, gần Chợ Bưởi bây giờ.Những sự kiện lịch sử không hẹn mà gặp đã xảy ra ở một địa điểm thật kỳ diệu làm sao!

-Tượng đài Lý Nam Đế với ý tưởng được thiết kế:Nhà Vua trong phong độ oai phong lẫm liệt, một tay cầm gươm giương cao, một tay phất cờ như đang kêu gọi bách tính lê dân xông lên chống quân nhà Lương để bảo vệ, xây dựng Nhà nướcVạn Xuân năm 544.

-Tượng đài Lý Thái Tổ:Nhà Vua đầu đội mũ bình thiên, tay phải nâng ngang mặt bản chiếu dời đô, tay trái hua lên như ôm cả sơn hà xã tắc.(*)

C. GIÁ TRỊ CỦA DÒNG SÔNG TÔ LỊCH SAU KHI ĐƯỢC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN

1. Sông Tô Lịch sau khi được bảo tồn sẽ có giá trị vô cùng to lớn với Thủ đô Hà Nội. Nó sẽ làm cho Hà Nội được tô điểm, đẹp đẽ hơn, vị thế hơn của Thành phố hàng nghìn năm tuổi đã cứu được một di sản độc nhất vô nhị, là dòng sông Tô Lịch “hồi sinh”. Tại đấy,Thành phố sẽ có nhiều hạng mục công trình văn hóa độc đáo được xây dựng.Để rồi từ đây, dòng người từ khắp các nẻo đường Tổ quốc và Thế giới sẽ cuồn cuộn đổ về chiêm ngưỡng.

Vì thế,nếu không bảo tồn, phát huy được giá trị tiềm ẩn của dòng sông này, chúng ta sẽ có tội với lịch sử, có tội với cha ông, tổ tiên, đồng thời phải trả giá với lịch sử.Một cái giá “rất đắt”, như nhà thơ lỗi lạc nổi tiếng xứ Dagestan (Đa ghextan) thuộc Cộng hòa Liên bang Nga là Abutalip Rasul Gamzatovich Gamzator (1923)đã từng nói: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”.

Dòng Tô Lịch về phong thủy nằm trên hai huyệt đạo lớn nhất của Kinh thành Thăng Long như trên đã nói: Thanh Long và Bạch Hổ. Nếu thực hiện đúng quy luật của tạo hóa, quy luật Âm -Dương Ngũ hành tương sinh, tương khắc, tương phản, nó sẽ có tác dụng khách quan làm cho Kinh Thành Thăng Long thịnh vượng hoặc suy tàn.

2.Hiện nay, theo trào lưu và xu hướng chung của nhiều nước trên Thế giới đã bỏ ra nhiều tỷ USD nhằm khôi phục lại những dòng sông đã bị san lấp để làm đường cao tốc. Việc làm ấy đã giúp nâng cấp giá trị thành phố lên nhiều lần để phục vụ xã hội, cộng đồng và tạo không gian sinh thái, sinh hoạt văn hóa được mở rộng.Thủ đô Seoul Hàn Quốc là một điển hình trên Thế giới về việc khôi phục lại một dòng suối đã bị san lấp.Đó là dòng Suối Cheong Gyecheon chảy qua trung tâm Thành phố Seoul. Khi con suối được khôi phục đã làm cho thành phố này được “hồi sinh”, nhộn nhịp, tấp nập, sầm uất hơn.

- Tại Paris - Pháp có dòng Sông Seine được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Nay người Pháp đã đưa thành phố đến sát hai bên bờ Sông Seine.Họ đã thiết kế, cấu trúc lại bờ Sông Seine được gọi là “Bãi biển Sông Sen”.Từ đó, tạo cho Thủ đô Paris hoa lệ của Châu Âu một diện mạo mới,và dòng người cuồn cuộn khắp nơi trên Thế giới đổ về “khám phá”, chiêm ngưỡng.

- Ở Thủ đô Madrid - Tây Ban Nha đã quy hoạch cải tạo dòng Sông Manzanares. Sau Dự án đã làm cho Thủ đô nước này tăng giá trị chất lượng cuộc sống hơn.Thành phố đã mở rộng không gian văn hóa cho người dân Thủ đô và đón nhiều lượt khách Quốc tế đến tham quan.

-Nước Cộng hòa Liên bang Nga, Chính phủ đã đầu tư cho tái sinh bờ Sông Moskva.Bờ sông được khai thác mở rộng, do đó đã tăng nhiều lần không gian, diện tích cho hoạt động văn hóa, tham quan nghỉ mát.Từ đấy, đã nâng nhiều giá trị về du lịch cho Thủ đô Moskva.

-Tại Thành phố New York - Mỹ, sau khi sửa sang, chỉnh chu khai thác hai con sông:Sông Đông,Sông Hudson bị ô nhiễm, và là nơi vứt rác. Sau khi được cải tạo, phục hồi hai con sông này,Thành phố New York đã có một không gian, cảnh quan tăng gấp đôi diện tích cho sinh hoạt cộng đồng. Chẳng những thế, nó còn giúp cho việc Manhattan có thêm một không gian sinh hoạt tuyệt vời.

3.Cải tạo, bảo tồn, phục hồi Sông Tô Lịch là tiếng chuông thức tỉnh cho nhiều công trình, di sản văn hóa của Thủ đô còn “ngủ yên”sẽ thức giấc.

4.Việc xây dựng các hạng mục công trình thiết chế văn hóa trên dòng Tô Lịch sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động.Từ đó, phát sinh nhiều “đẳng cấp”, tầng lớp lao động:Lao động trí thức, lao động kỹ thuật, lao động sáng tạo nghệ thuật, lao động của các ngành tiểu thủ công mỹ nghệ và tầng lớp lao động giản đơn cơ bắp.

Đặc biệt, nó sẽ cuốn hút và tạo ra “sân chơi” cho các nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật như:Kiến trúc, hội họa, văn học, âm nhạc, sân khấu, nghệ thuật biểu diễn, nhiếp ảnh, điện ảnh.Nhất là các hoạt động văn hóa dân gian, hát dân ca ba miền đất nước sẽ được hội tụ về đây, có cơ hội về “mảnh đấtdụng võ” để phát triển.Đối với các ngành, nghề tiểu thủ công mỹ nghệ, là thời cơ để “thăng hoa” một khi hai bờ Sông Tô Lịch trở thành tuyến phố đi bộ.Và ngành du lịch sẽ có“những đêm trắng” để khai thác phục vụ khách. Văn hóa ẩm thực đất Kinh kỳ nghìn năm có điều kiện phát triển, khoe sắc, nở hoa.Nơi đây sẽ có những bữa tiệc “Nhất dạ đế vương” giống như người Trung Hoa đã làm ở Thành phốCôn Minh, Vân Nam.

5. Hà Nội sẽ có thêm một không gian văn hóa rộng lớn để phục vụ cộng đồng.Nó cũng là nơi để Hà Nội cùng 62 tỉnh thành trong cả nước giao lưu hợp tác, liên kết vùng, miền.Và cũng là nơi hội tụ,thi đua, khoe tài về những giá trị văn hóa, sản phẩm tinh thần vật chất của 54 dân tộc thuộc các vùng miền khác nhau trong cả nước.

6.Đây là công trình kết tinh vươn tới đỉnh cao của kinh tế trong văn hóa và văn hóa trong kinh tế.Nó là mối quan hệ nhân duyên vàhệ quả của nhau.

7. Việc phục hồi, cải tạo phát triển Sông Tô Lịch với việc xây dựng hệ thống cao tốc ngầmkết hợp hầm ngầm dưới đáy sông chống ngập lụt thành công, sẽ mở màn và định hướng chiến lược lâu dài để Hà Nội tiếp tục lan tỏa xây dựng nhiều hệ thống tương tự và tiến tới chấm dứt “căn bệnh trầm kha” về ngập lụt ở Thủ đô.

8.Một khi Dự án thành công nó có ý nghĩa chính trị lớn lao trong đời sống xã hội.Nó chứng tỏ sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta về văn hóa nghệ thuật.Dự án là công trình biểu tượng, kết tinh của Đại hội văn hóa văn nghệ toàn quốc vừa qua và chứng minh đường lối phát triển văn hóa - nghệ thuật của Đại hội Đảng lần thứ 13 đề ra đã đi vào đời sống và trở thành hiện thực.

*

*        *

* Bản tham luận này với ý thức thực sự cầu thị, tôi đã sửa đi, viết lại tới 5 lần sau khi có ý kiến của HĐCV góp ý.Lần thứ 5, tất cả Ủy viên HĐCV đều nhất trí có ý kiến:“Bản tham luận có đầy đủ nội dung cần thông điệp tới chủ đề của cuộc hội thảo và có nhiều ý kiến cần thiết bổ ích, cụ thể cho đề tài. Bài viết truyền cảm,súc tích ngắn gọn có thể duyệt in được trong Hội thảo”. 

* Tóm tắt đôi điều về tác giả:

Tác giả hiện là Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa và Khoa học - Công nghệ, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ Thuật Việt Nam (VUSTA). Qua 40 năm hoạt động ngành Xuất bản,vừa là tác giả, dịch giả, đồng tác giả, biên tập, đã cho ra mắt trên 300 công trình, tác phẩm. Trong đó, có một số công trình tiêu biểu:

1) Almanach, những nền văn minh Thế giới(xuất bản từ năm 1990), sách dày trên 3.000 trang khổ lớn, số lượng các lần xuất bản trên 3 triệu bản;

2) Bộ Almanach, người mẹ và phái đẹp(trên 3.000 trang, nặng 7,5 kg), được traoKỷ lục Việt Nam và Thế giới;

3) Bộ Thông sử Thế giới vạn năm(3 tập trên 2.000 trang);

4) Bộ Tổng tập nghìn năm Văn hiến Thăng Long (dày 12.000 trang, 4 tập, nặng 25 kg của hạt 1.200 tác giả, dịch giả, cộng tác viên);

5) Lịch Thế kỷ Nhị bách niên thông dụng(200 năm, từ 1901 đến 2100), tra cứu 5 loại lịch song hành;

6) Lịch nghệ thuật Truyện Kiều(9 năm, từ 2018-2026), được Hội Thiên văn học và lịch phápThế giới công nhận là cuốn lịch sáng tạo hay nhất Thế giới.

Trong 40 năm hoạt động, tác giả đã được Đảng,Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:

-Huân chương Lao động hạng Ba

- Huy chương vì sự nghiệp văn hóa

- Kỷ niệm chương Hoạt động văn hóa và nhiều Bằng khen của Bộ, Ngành Trung ương và Hà Nội.

(1) Theo cuốn: Cao Biền tấu thư; Cao Biền địa cảo và Địa lý kiểu tự lúc bấy giờ vào năm 866, Thành Đại La chỉ có 43 đường bộ, còn hầu hết đi lại bằng đường thủy. TG.

(*) Ghi chú: Trong Dự án của CTCS có đề xuất một số hạng mục công trình gắn bó với thời đại của cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ 4.0 như: Giàn năng lượng Mặt trời dài 10km, cao 20-24m, hai mái kép - mỗi mái rộng 7m và một cụm năng lượng gió (Diều gió, Thuyền gió) cao 150m. Ngoài ra, có người Robot chỉ đạo giao thông, có giải băng chuyền hỗ trợ người đi bộ, có sân khấu (tự động) biểu diễn nghệ thuật (truyền thống và hiện đại). Có hệ thống màn hình, hệ thống thông tin di động để giới thiệu các tác phẩm: Văn học, hội họa, kiến trúc, nhiếp ảnh, điện ảnh. Song, theo Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường NhậtViệt JVE cho rằng không khả thi, khó thực hiện, đề nghị gác lại, nếu được sẽ bổ sung sau. T.G.