Lang thang qua miền  giáo đường dấu yêu

Nguyễn Văn Thùy

14/12/2021 09:06

Theo dõi trên

"Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối/ Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn/ Đêm thánh vô cùng...".

giao-duong-dau-yeu-1639446149.png
Ảnh minh họa do tác giả cung cấp

 

Lời bài hát ĐÊM THÁNH CA BUỒN của nhạc sĩ Nguyễn Vũ, người Hà Nội nhưng sinh trưởng tại Đà Lạt , ông viết bài hát này năm 1972 khi ông mới 27 tuổi , viết trong 2 giờ trong đêm Noel, nhưng rất trần thế cho cả bên đạo bên đời hát chung.

Nghe bài hát nhắc đến No-en tại Đà Lạt ,lại làm tôi nhớ đến một Linh mục mà mình biết dù mình là người ngoại đạo. Với một sự trân trọng và có được cơ duyên làm việc , rồi được biết ông là một nhà giáo dục mẫu mực thương yêu học trò , một người Thầy, ông là Viện trưởng Viện đại học Đà Lạt có tên sâu xa của trường là Thụ Nhân.

  Các lần lên Đà Lạt thỉnh thoảng tôi vẫn ghé thăm Trường ĐH Đà Lạt cũng là do tình cảm với vị Linh mục đáng kính và nơi này cũng là 1 địa điểm du lịch các bạn à . Tôi muốn nói về ngôi trường rộng hơn 40 ha trước đây được mệnh danh là " đẹp nhất nhì Đông Nam Á " . Thích nhất là đi dưới những hàng thông xanh, cây xanh hoa lá với hơn 40 tòa nhà giảng đường và thư viện cùng ký túc xá xinh đẹp, yên tĩnh,  các bậc đá, cầu kiều rất có hồn.

 Các giảng đường được đặt tên rất ý nghĩa thâm sâu về giáo dục cho sinh viên như : Thụ Nhân, Năng Tĩnh, Đôn Hóa, Hòa Lạc, Đạt Nhân...

  Như Đại giảng đường có tên là Thụ Nhân được lấy từ trong ý tứ bộ Kinh Thư dạy học trò từ thời cổ có câu :

 - "Nhất niên chi kế mạc như Thụ Cốc

 Thập niên kế...Thụ Mộc

 Bách niên kế...Thụ Nhân "

 Như bây giờ Việt Nam ta hay nói chữ :

 - Vì lợi ích 1 năm trồng lúa, 10 năm trồng cây, trăm năm trồng người.

 Đại thể hiểu là như vậy.

  Riêng chữ Thụ Nhân được hiểu là nuôi dưỡng giáo dục con người thành tài vì lợi ích lâu dài. Thụ Nhân cũng được gọi là Viện đại học Đà Lạt trước đây vì ý nghĩa của nó.

 Viện thuộc bên công giáo nhưng theo số lượng thống kê,  học sinh bên công giáo chỉ khoảng 25%, còn là ngoại đạo.

  Vị Viện trưởng tức là Hiệu trưởng là Linh mục Simon Nguyễn Văn Lập, người gốc Gio Linh Quảng Trị, được thụ phong Linh mục năm 27 tuổi,  sau đó sang Pháp học tiếp đại học Sóc-Bon Pari về Văn Sử từ năm 1939- 1947 . Linh mục sau được Giáo Hoàng ban tước hiệu Đức Ông ( Monsignor) , với lễ phục áo chùng thâm, nút áo đỏ ,đai tím. Đức Ông Nguyễn Văn Lập là Viện trưởng thứ 2 từ năm 1960 -1970 sau khi Viện trưởng đầu tiên Linh mục Ngô Đình Thục làm hiệu trưởng, chưởng ấn 1957- 1960 .

 Sau khi thống nhất đất nước năm 1975 Viện ĐH Đà Lạt được đối tên là Trường ĐH  Đà Lạt như hiện nay, các tòa nhà được giữ khá nguyên, thư viện phát triển mới nhưng kiến trúc là bản sắc Tây Nguyên.

 Được biết các vị nổi tiếng đương đại đã từng là sinh viên học ĐH Đà Lạt như :

 - Bà Trương Thị Mai hiện là ủy viên BCT,  Bí thư trung ương,  Trưởng ban dân vận TW

 - Diễn viên Lê Cung Bắc đạo diễn phim Người đẹp Tây Đô có diễn viên Việt Trinh đóng phim.

 - Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân

 - ...

 Nói thêm về vị Linh mục Ngô Đình Thục chính là anh trai của cố Tổng thống Ngô đình Diệm chế độ Việt nam cộng hòa, bị bên phe đảo chính bắn chết năm 1963 . Về " công tội của chế độ gia đình trị họ Ngô , đã có lịch sử phán xét và thiên thu định luận ", ở bài viết này chỉ nhắc đến tên nhân vật có quan hệ và sự kiện , công việc cụ thể của thời gian đó.

  Khi được Hội đồng Giám mục miền nam bổ nhiệm Viện trưởng ,  Linh mục Simon Nguyễn Văn Lập từ Huế vào Đà Lạt đảm trách , vì lúc đó Ngài đang là Hiệu trưởng 1 trường học công giáo tại Huế, đồng thời kiêm Hội trưởng Hội Bác ái của công giáo.

 Linh mục lấy tên Thánh là  Simon là tên của vị Thánh Phê-rô,  tông đồ đứng số 1 trong 13 tông đồ của Chúa Giê-su.

 Sau này tôi có cơ duyên năm 1990 được làm việc, thi công bờ kè chống sạt lở nhà thờ Fatima Bình Triệu sát sông Sài Gòn , Thủ đức TpHCM, lúc này Linh mục Si-mon Nguyễn Văn Lập vẫn là Chánh xứ đầu tiên của giáo xứ này. Cha không chỉ dốc lòng phụng sự giáo hội không xen vào chính trị. Tấm lòng Bác ái của Cha rộng mở đón khá nhiều cháu gia đình hoàn cảnh về và giao cho các Ma-sơ nuôi dưỡng, Cha còn đóng góp từ thiện cho xã hội chung.

  Sau này có cơ hội cùng các anh em bạn làm nhà thờ khác nói chuyện về Cha Lập, vị Linh mục ở xứ ấy đều biết và rất trân trọng Cha Si-mon.

 Đức Ông Si- mon đã để lại tình cảm cho các cựu sinh viên Đà Lạt một tình cảm Thầy trò như Cha con và họ đã thành lập hội THỤ NHÂN biểu tượng đơn giản có hình dáng cây thông xanh. Những ngày tháng còn thi công ở Nhà thờ Fatima tôi thấy rất nhiều học trò cũ đến với Thầy với tình cảm Cha con , Thầy trò .

 Năm 2001, Ngài mất khi 80 tuổi , Giáo hội nhắc đến với những lời trân trọng khi Ngài được về bên nước Chúa :

 - " Trước mắt Thiên Chúa , đức ông Si-mon Nguyễn Văn Lập là một người chăn chiên đôn hậu và trước mặt loài người Cha mãi mãi là nhà giáo dục cao cả."

   Xin cảm ơn các bạn đã đọc, có dịp đi du lịch Đà Lạt các bạn ghé thử thăm để biết trường đại học này không xây các ki-ốt và hàng quán, phôtocopy như nhiều trường khác ở mặt tiền.

Viết nhân ngày Noel

Theo Chuyện làng quê

Bạn đang đọc bài viết "Lang thang qua miền  giáo đường dấu yêu" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn