• 024.3511.2850
  • tcvanhoaphattrien@gmail.com
  • Tìm kiếm
  • TS. Phạm Việt Long,
  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng nhân dân!
  • GS. AHLĐ Vũ Khiêu, một tấm gương lao động không ngừng nghỉ
  • GS. Đào Duy Anh từ chí sĩ cách mạng yêu nước đến học giả lỗi lạc
Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
  • Thời cuộc
  • Văn hóa - Xã hội
    • Văn hóa đương đại
    • Văn hóa cổ truyền
    • Di sản
    • Tác phẩm – tác giả
    • Xã hội
    • Người nổi tiếng
  • Phát triển
    • Dân trí
    • Đời sống và phát triển
    • Khoa học – Công nghệ - Môi trường
    • Vui cười
    • Ẩm thực
  • Diễn đàn
    • Mạn đàm
    • Sự kiện
  • Nghiên cứu
    • Bài viết
    • Công trình
  • Nông nghiệp mới
    • Nông nghiệp và môi trường
    • Nông nghiệp sáng tạo
    • Nông nghiệp công nghệ cao
  • Video
  • Video ẢNh Infographic eMagazine

Văn hoá ẩm thực người xưa giàu chất nhân văn “miếng trầu làm đầu câu chuyện” hay “gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau”. Uống rượu, uống trà dùng chén hạt mít nho nhỏ. Uống chỉ nhấp môi thưởng thức, không bao giờ dốc cả vào miệng.

1-lam-mut-gung-1672735265.jpgNhà tự làm mứt gừng truyền thống rất tinh khiết, sạch sẽ
 

Ẩm thực ngày xưa tiêu chí hàng đầu hàm ý sâu xa “ngon lành”. Sự ngon thì dễ hiểu, nhưng lành ý rất rộng, đó là sự tinh sạch của nguyên liệu thực phẩm (rau sạch, thịt sạch). Cách chế biến phải tránh nguy hại cho sức khoẻ con người: “nhà sạch thì mát và bát sạch ngon cơm”. Thế mà không hiểu từ lúc nào, mỗi khi bắt đầu bữa tiệc người ta lại nâng ly lên nói “chúc quý khách ngon miệng”. Chỉ cốt ngon miệng nên bách bệnh từ “cái miệng mà ra” (sách Hải Thượng Lãn Ông Y Tông Tâm Lĩnh đã nói rõ).  

2-hang-gia-tran-ve-vung-nong-thon-1672735309.jpgHàng giả tràn về vùng nông thôn bị CA phát hiện bắt giữ
 

Ngày xưa tổ tiên chúng ta không chú trọng các món ăn uống tết hình thức cầu kỳ như nay. Không phải lạc hậu, họ đặt nguyên tắc hàng đầu “lành” đi trước sự ngon. Tôi nhớ các màu sắc (ngũ sắc) trong món ăn Bà tôi đều chế biến từ các thứ lá cây: bánh ít, bánh đúc, bánh tét. Ngày nay một số nghệ nhân ẩm thực dùng màu công nghiệp thực phẩm để cho món ăn đẹp mắt hấp dẫn. Nhưng muốn nhanh người ta dùng phụ gia, ai vào bếp mà biết họ chế biến bằng thứ gì? Vì sao đã qua hàng tháng mà bánh trái ế ẩm vẫn bán y nguyên?

3-ruou-tet-loan-xa-ngau-1672735384.jpgRượu tết loạn xà ngầu, uống xong mới biết tác hại ra sao!
 

Ngày tết xưa ông bà chúng ta cũng mời nhau ly rượu. Ly rượu trắng trong tinh khiết. Miền bắc có rượu làng Vân, miền trung có Kim Long, Bàu Đá, Làng Chuồn.. Mỗi thứ đưa thương hiệu của tổ tiên, làng nước ra đảm bảo. Ngày nay tết nhất uống rượu “trôi nổi”, vào bệnh viện chết cả đám vì bị ngộ độc rượu? Đều là ngũ xà, tam xà, bìm bịp, tắc kè... ngâm rượu. Nhưng rượu ấy chưng cất thế nào? Mật gấu, mật ong, cao hổ còn làm giả nữa sá gì ba thứ rượu tầm phào!

4-hang-tet-tiem-an-nguy-hiem-1672735412.jpgHàng tết vô số nhưng tiềm ẩn phụ gia nguy cơ cho sức khoẻ
 

Cận tết, vào siêu thị hay chợ búa khách hoa cả mắt. Mứt bánh, bia rượu hàng trăm thứ, biết chọn thứ nào?. Hồi bé chúng tôi không thích mứt gừng vì nó cay nồng. Chỉ lăm lăm bốc các thứ ngọt ngào như mứt dừa, khoai, hạt sen, bí đao... Lớn lên mới biết người lớn tuổi ăn mút gừng và uống trà sen bởi gừng có tính kỵ gió, sáng ngậm vài lát thấy ấm người, ra đường không trúng gió độc. Trà sen có chất tịnh tâm, chữa mất ngũ và bệnh tim mạch. Kết hợp giữa ăn và uống như thế mới tốt cho sức khoẻ.

Chỉ khoảng 3 tuần nữa là Tết Nguyên Đán truyền thống. Nay người ta không chúc nhau: con đàn cháu đống hay giàu sang nữa mà chúc “sức khoẻ”. Đáng sợ, bữa nào xem TV cũng thấy bắt hàng lậu, bánh kẹo không có nhãn mác hoặc có nhưng là đồ giả. Xuân Quý Mão 2023 đến rồi, nhưng đọc thơ của cụ Tú Xương (mất 29-1-1907) vẫn cảm thấy như ông Cụ đang cười cợt giữa chúng ta. Tin ANTV vào ngày 29-12-2022 CA bắt được 12 tấn nội tạng hôi thối và 13 tấn phụ gia cơ sở sản xuất ngay tại Móng Cái, Quảng Ninh. Ôi! nếu luồn lách trót lọt, ăn thứ thực phẩm này đã qua chế biến chắc vẫn “ngon miệng”?

Vũ Hảo

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

Tổng biên tập: TS. Phạm Việt Long

Phó Tổng Biên tập (thường trực): Nhà báo Vũ Xuân Bân

Phó Tổng Biên tập: PGS. TS Phạm Hùng Việt

Thư ký Tòa soạn: Nhà báo Nguyễn Danh Hòa

Trưởng Ban Chuyên đề: Ths. Vương Xuân Nguyên

Giấy phép hoạt động báo chí số: 247/GP- BTTTT ngày 07/5/2021 của Bộ TT&TT

Địa chỉ: Số 9 ngõ 26, phố Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.3511.2850 - Hotline: 0846 460 404. Email: tcvanhoaphattrien@gmail.com

Website: https://vanhoavaphattrien.vn/

Cơ quan Đại điện tại miền Trung - Tây Nguyên

Trưởng CQĐD: Nhà báo Trần Văn Thiện | Điện thoại: 0938.256.768 | Số 40A, Tạ Quang Bửu, Thuận Thành, TP.Huế, Thừa Thiên - Huế.

Cơ quan Đại diện tại khu vực Bắc Miền Trung 

Trưởng CQĐD: Nhà báo Nguyễn Danh Hòa | Điện thoại: 0904.894.444 | Email: toasoan@phuongnamplus.vn | Số 146, Hồng Bàng, TP.Vinh, Nghệ An.

Văn phòng Đại diện Tây Bắc

Trưởng VPĐD: Nhà báo Nguyễn Thị Minh Long | Điện thoại: 0906.199.909 | Thôn Đồng Gội, xã Hoà Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.

Văn phòng Đại diện các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc - Văn phòng Đại diện tại tỉnh Vĩnh Phúc 

Trưởng VPĐD: Nhà báo Nguyễn Tiến Dũng | Điện thoại: 0915.323.789 | Email: toasoanvanhoaphattrien@gmail.com | Số 1, Lê Lợi, Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên,  Vĩnh Phúc.

THEO DÕI

THÔNG TIN TÒA SOẠN - LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

Đăng ký / Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Chưa có tài khoản? Đăng ký