• 024.3511.2850
  • toasoan@vanhoavaphattrien.vn
  • Tìm kiếm
  • TS. Phạm Việt Long,
  • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng nhân dân!
  • GS. AHLĐ Vũ Khiêu, một tấm gương lao động không ngừng nghỉ
  • GS. Đào Duy Anh từ chí sĩ cách mạng yêu nước đến học giả lỗi lạc
Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
  • Thời cuộc
  • Văn hóa - Xã hội
    • Văn hóa đương đại
    • Văn hóa cổ truyền
    • Di sản
    • Tác phẩm – tác giả
    • Xã hội
    • Người nổi tiếng
  • Phát triển
    • Đời sống và phát triển
    • Khoa học – Công nghệ - Môi trường
    • Vui cười
    • Ẩm thực
  • Diễn đàn
    • Mạn đàm
    • Sự kiện
  • Nghiên cứu
    • Bài viết
    • Công trình
  • Nông nghiệp mới
    • Nông nghiệp và môi trường
    • Nông nghiệp sáng tạo
    • Nông nghiệp công nghệ cao
  • Video
Bảo hiểm Prudential cố tình gây khó dễ cho khách hàng?

 VH&PT  - Về với làng nghề chạm khắc gỗ cổ truyền Đông Giao (Lương Điền – Cẩm Giàng – Hải Dương), hỏi thăm Nghệ nhân Quốc gia Vũ Đình Tiến (Tiến đại bàng), chủ cơ sở Đồ gỗ Tiến Hương, thì không một ai không biết. Anh chính là “thần đồng điêu khắc gỗ mỹ nghệ” một thời. Được nhiều người nhận xét là: "Nghệ nhân điêu khắc diện Tam đa và diện Phật đẹp và có hồn, nhất Việt Nam".

tien-dai-bang-3-1653039772.jpgNghệ nhân Vũ Đình Tiến cần mẫn bên những tác phẩm giàu tính nghệ thuật của mình, tại cơ sở
 

Cơ duyên với nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ, đến với anh từ khi nào? Anh có thể chia sẻ, giúp độc giả biết được quá trình đó, cho đến nay?

- Tôi hoạt động nghề được hơn 30 năm, mặc dù bố mẹ tôi không theo nghề, nhưng từ khi còn trong bụng mẹ, tiếng cưa, tiếng đục,… Những âm thanh quen thuộc đó đối với tôi, như những lời ru nôi. Có lẽ vì thế, mà tôi yêu thích công việc này từ nhỏ.

Năm 11 tuổi, vào những dịp nghỉ hè, tôi đã được bố mẹ gửi sang nhà các ông, các chú trong làng để học nghề. Một phần là để tôi đỡ đi bêu nắng, bên cạnh đó, cũng là giúp tôi thêm hiểu và yêu công việc truyền thống của dân làng. Tuổi thơ của tôi, gắn liền với: cưa, tràng, bào đục,... tôi coi chúng như những người bạn.

May mắn là tôi cũng sáng dạ, khéo léo so với bạn bè cùng trang lứa. Nhiều người dân trong làng nghề, ưu ái và gọi tôi là: “Thần đồng chạm khắc gỗ mỹ nghệ”. Lớn lên chút, thì mọi người gọi tôi là “Tiến đại bàng”, vì có thời điểm, tôi chuyên đục chim đại bàng.

Năm tôi 16 tuổi, mỗi năm, có hàng chục người đến học, nhờ tôi chỉ bảo nghề, trong đó có rất nhiều người hơn tuổi tôi. Thời kỳ đó, gia đình tự hào về tôi lắm!. Cũng thật may mắn, đến giờ, mọi người trong cả nước, biết đến tôi nhiều hơn.

tien-dai-bang-1-1653039148.jpgTác phẩm Tam đa (Phúc – Lộc – Thọ) có giá trị lớn của nghệ nhân Vũ Đình Tiến
 

Mặt hàng chủ đạo anh theo đuổi là gì? Thị trường chính, tiêu thụ sản phẩm là ở đâu?

- Mặt hàng tôi đục dựa vào thời điểm. Mỗi thời điểm, sẽ có một loại sản phẩm khác nhau. Hồi mới học, thì tôi chuyên đục: bàn ghế, cây cảnh, con giống, trong đó có đại bàng, vậy nên cái tên “Tiến đại bàng” theo tôi đến bây giờ là vì thế. Mãi sau này, mới quay sang đục tượng. Các sản phẩm của làng nghề, phủ khắp cả nước, nhưng thị trường chính vẫn là các tỉnh, như: Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

tien-dai-bang-4-1653039935.jpg
 
tien-dai-bang-5-1653040120.jpgMột số tác phầm điêu khắc loài vật vô cùng chân thực của Nghệ nhân Vũ Đình Tiến
 

Những sản phẩm của anh đa phần đều có kích thước lớn, giá trị cao. Vậy nên, việc đưa sản phẩm ra thị trường, cũng như tiếp cận người mua có gặp nhiều khó khăn?

- Bao năm nay, khách hàng của tôi đa phần là khách quen, trong đó có anh em thợ kinh doanh và cả người chơi. Tôi không biết nhiều về công nghệ, nên việc tiếp cận thị trường, đôi chút cũng gặp khó khăn. Khách hàng của tôi, chủ yếu là truyền tai, mách nhau đến tận cơ sở để mua. Những sản phẩm của tôi, đều để khách hàng tự nhận xét, đánh giá. Người chơi bây giờ đều rất sành sỏi. Chất lượng gỗ không tốt, làm không đẹp, nhìn là họ biết ngay.

tien-dai-bang-2-1653039349.jpgBộ Tam đa (Phúc – Lộc – Thọ), trên chất liệu gỗ “Cẩm lông chuột”, được nhiều người nhận xét, là bộ Tam đa đẹp và có hồn nhất Việt Nam
 

Để trở thành một nghệ nhân giỏi, thì cần những yếu tố gì?. Có nhiều khách hàng và anh em trong nghề,  nhận xét: “Anh là một trong số ít, những người đục chim đại bàng, diện Tam đa, diện Phật, đẹp và có hồn nhất Việt nam”, anh nghĩ sao về những lời nhận xét đó?

- Nếu như hồi nhỏ, thời điểm mới vào nghề, tôi chỉ nghĩ tới việc được đục và đục được đã là một niềm vui rồi, vì thoả trí tò mò. Lớn hơn chút, thì tôi nhận thấy, ngoài việc đục được ra, thì còn phải đục sao cho đẹp, “thổi được cái hồn” vào những khối gỗ vô tri vô giác ấy, biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật, thì lúc đó mới được coi là thành công. Nhưng để làm được điều đó, cần một quá trình trau dồi, học hỏi và khổ luyện bền bỉ.

Nếu như năng khiếu, sự yêu thích và chăm chỉ là yếu tố cần, thì đam mê sẽ là yếu tố đủ. Khi bạn thực sự đam mê và hết mình với một công việc nào đó, tính tập trung, cẩn thận, tỉ mỉ của bạn sẽ được hình thành. Và từ đó, sớm muộn, bạn sẽ gặt hái được những thành công. Tôi gọi nôm na, đó là: “cái tâm đối với nghề”.

Mọi người nhận xét tôi là: "người đục đại bàng, diện Tam đa, diện Phật, đẹp và có hồn nhất Việt Nam", cái này thì tôi không dám nhận. Nhưng dù sao, cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, tới những vị khách hàng thân yêu. Bao năm qua đã tin tưởng, ưu ái và nhìn ra được tình cảm, sự đam mê với nghề trong mỗi sản phẩm của tôi.

tien-dai-bang-6-1653040259.jpg
 

 

Anh có thường xuyên tham gia các cuộc triển lãm, hay cuộc thi tay nghề của một số cơ quan, tổ chức, phát động không?

- Thi thoảng tôi có tham gia, đó đều là những hoạt động ý nghĩa. Trong thời gian tới, tôi sẽ dành nhiều thời gian, để giao lưu và học hỏi hơn nữa. Tôi cũng có một nhóm anh em nghệ nhân, chơi thân với nhau, sinh sống và làm việc ở một số tỉnh thành trong nước. Hằng năm, đầu xuân, vẫn tổ chức những buổi đục – chạm khắc gỗ tại Lương Điền (Cẩm Giàng - Hải Dương), để thêm gắn kết tình cảm anh em trong nghề.

tien-dai-bang-9-1653055446.jpg
 

Hoạt động giao lưu điêu khắc mỹ thuật, thường niên, diễn ra tại Lương Điền (Cẩm Giàng – Hải Dương). Qua đó, gắn kết tình cảm anh em trong nghề.

 

Anh có dự định gì trong tương lai? Liệu anh có cho ra những tác phẩm mới, giàu tính nghệ thuật nữa hay không? Nếu có thì sẽ là những tác phẩm gì?

- Tương lai tôi vẫn sẽ đục, để gửi tới khách hàng những tác phẩm đẹp và giàu giá trị nghệ thuật nhất. Bên cạnh đó, việc sáng tạo và làm mới những ý tưởng của mình là điều mà mỗi nghệ nhân cần phải làm. Bạn biết đó, người làm nghệ thuật thì không bao giờ được ngừng sáng tạo, nhất là ý tưởng nghệ thuật, đem lại những ý nghĩa to lớn cho xã hội. Và tôi xin phép được giữ bí mật, về những ý tưởng nghệ thuật sắp tới, của mình.

tien-dai-bang-7-1653040356.jpgAnh vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ nhân Quốc gia của TW Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam trao tặng (4/2022)
 

Hiện nay, một số làng nghề truyền thống đang dần bị mai một. Tỷ lệ lao động trẻ không theo nghề và bỏ nghề rất cao. Là một nghệ nhân, đã gắn bó với nghề hơn 30 năm nay, anh có mong muốn hay tâm niệm gì muốn gửi tới các nghệ nhân của làng nghề nói chung và thế hệ nghệ nhân trẻ nói riêng?

- Xã hội phát triển, có rất nhiều công việc khác nhau, đem lại nguồn thu nhập lớn, cho thế hệ trẻ. Từ đó, vô hình trung, khiến một số làng nghề truyền thống, mất đi lượng lao động trẻ theo nghề, khiến làng nghề dần mai một. Là một nghệ nhân – người con của làng nghề, tôi mong sao, làng nghề của mình sẽ được bảo tồn và phát triển hơn bao giờ hết. Những thế hệ đi trước, hãy truyền dạy, động viên những thế hệ đi sau. Giúp các em hiểu sâu hơn, về ý nghĩa của làng nghề truyền thống, đã tồn tại bao đời nay. Nếu người không phụ nghề, thì nghề cũng không phụ người!

Tôi cũng mong muốn, tỉnh nhà và chính quyền địa phương, chú trọng nhiều hơn, đến hoạt động của làng nghề. Thường xuyên, tổ chức các sự kiện triển lãm, hội chợ, kích cầu các sản phẩm cho làng nghề, hay những cuộc thi tay nghề. Qua đó, tạo động lực lớn, giúp bà con thêm yêu và bám nghề.

Bình An

Đối tác

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

Tổng biên tập: TS. Phạm Việt Long

Phó Tổng Biên tập (thường trực): Nhà báo Vũ Xuân Bân

Phó Tổng Biên tập: PGS. TS Phạm Hùng Việt

Thư ký Tòa soạn: Nhà báo Nguyễn Danh Hòa

Trưởng Ban Chuyên đề: Ths. Vương Xuân Nguyên

Trưởng Ban Phóng viên: Nhà báo Vũ Gia Hà

Giấy phép hoạt động báo chí số: 247/GP- BTTTT ngày 07/5/2021 của Bộ TT&TT

Địa chỉ: Số 9 ngõ 26, phố Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.3511.2850 - Hotline: 0846 460 404. Email: tcvanhoaphattrien@gmail.com

Website: https://vanhoavaphattrien.vn/

Văn phòng Đại diện tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam

Trưởng VPĐD: Cử nhân Luật Phan Xuân Bính | Điện thoại: 0283.535.2727 - 0865.285.555 | 89/5D, thôn 3, Tân Hiệp, Hóc Môn, TP.HCM | Email: vanhoaphattrien.vpmn@gmail.com.

Cơ quan Đại điện tại miền Trung - Tây Nguyên

Trưởng CQĐD: Nhà báo Trần Văn Thiện | Điện thoại: 0938.256.768 | Số 40A, Tạ Quang Bửu, Thuận Thành, TP.Huế, Thừa Thiên - Huế.

Cơ quan Đại diện tại khu vực Bắc Miền Trung 

Trưởng CQĐD: Nhà báo Nguyễn Danh Hòa | Điện thoại: 0904.894.444 | Email: toasoan@phuongnamplus.vn | Số 146, Hồng Bàng, TP.Vinh, Nghệ An.

Văn phòng Đại diện Tây Bắc

Trưởng VPĐD: Nhà báo Nguyễn Thị Minh Long | Điện thoại: 0906.199.909 | Thôn Đồng Gội, xã Hoà Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.

Văn phòng Đại diện các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc - Văn phòng Đại diện tại tỉnh Vĩnh Phúc 

Trưởng VPĐD: Nhà báo Nguyễn Tiến Dũng | Điện thoại: 0915.323.789 | Email: toasoanvanhoaphattrien@gmail.com | Số 1, Lê Lợi, Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên,  Vĩnh Phúc.

THEO DÕI

THÔNG TIN TÒA SOẠN - LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

Đăng ký / Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Chưa có tài khoản? Đăng ký