Những điều lý thú về nhà bác học Thomas Edison

Tiểu An (tổng hợp)

27/11/2021 22:52

Theo dõi trên

Thomas Edison được coi là một thiên tài với nhiều phát minh ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân loại. Tuy nhiên, từ thơ bé, Thomas Edison không phải là người tỏ ra thông minh, mà thường bị chê trách.

thomas-edison-1638024378.jpg
Nhà bác học Thomas Edison. Ảnh internet

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, viết: Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Ông được một nhà báo đặt danh hiệu "Thầy phù thủy ở Menlo Park", ông là một trong những nhà phát minh đầu tiên ứng dụng các nguyên tắc sản xuất hàng loạt vào quy trình sáng tạo, và vì thế có thể coi là đã sáng tạo ra phòng nghiên cứu công nghiệp đầu tiên.

Một số phát minh được gán cho ông, tuy ông không hoàn toàn là người đầu tiên có ý tưởng đó, nhưng sau khi bằng sáng chế đầu tiên được thay đổi nó trở thành của ông (nổi tiếng nhất là bóng đèn, trên thực tế là công việc của rất nhiều người bên trong công ty của ông). Edison được coi là một trong những nhà phát minh, nhà khoa học vĩ đại và giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, cũng như các bằng sáng chế ở Anh Quốc, Pháp, và Đức (tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới).

Theo tác giả Thanh Tùng, Thomas Alva Edison là nhà khoa học tiêu biểu của nước Mỹ và cả thế giới. Ông sở hữu hàng ngàn bằng phát minh và nổi tiếng nhất là bóng đèn điện, máy hát, máy ghi âm… Ông từng được bầu làm người đứng đầu trong 12 vĩ nhân của nước Mỹ nhưng tuổi thơ ông lại phải trải qua những tháng ngày bị kì thị, ruỗng rẫy. Đó là những ngày tháng Edison còn cắp sách đến trường.

Một ngày nọ, trong khoảng năm 1854 đến 1855, cậu bé Edison 7 tuổi khi đó từ trường về đưa mẹ của cậu là bà Nancy Elliott tờ giấy của giáo viên. Với giọng hồ hởi nhất, Edison nói với mẹ: "Mẹ ơi, thầy giáo nói con đưa mẹ tờ giấy này". Khá tò mò, bà Nancy Elliott mở ra xem. Đọc từng chữ trong lá thư, bà Nancy không thể cầm được nước mắt, bật khóc nức nở. Khá bất ngờ với phản ứng của mẹ, Edison ngỏ lời muốn biết nội dung trong thư có gì.

Bằng tất cả sự bình tĩnh, bà Nancy đọc thật dõng dạc: "Con trai của ông bà là thiên tài. Ngôi trường này và giáo viên chúng tôi không đủ khả năng để đào tạo cậu bé. Ông bà hãy tự dạy dỗ con trai mình". Như vậy, chỉ sau 3 tháng nhập học trường Port Huron, bang Michigan, Mỹ, Edison được mẹ cho ở nhà để bà tự dạy học. Nhiều năm sau đó, bà Nancy qua đời, còn Edison lại trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại. Một ngày nọ, Edison bỗng phát hiện ra tờ giấy được xếp nhỏ, cất kĩ trong ngăn bàn. Mở ra đọc, Edison không khỏi ngạc nhiên khi thấy đó chính là thư của người thầy giáo năm xưa nhưng những dòng chữ trong đó lại là: "Con trai ông bà là đứa trẻ bị loạn trí. Chúng tôi không chấp nhận cho cậu bé đến trường nữa".

Edison đã khóc rất nhiều và ông quyết định ghi vào quyển nhật ký của mình rằng: "Thomas Alva Edison là đứa trẻ đần độn. Nhờ người mẹ anh hùng mà đã trở thành thiên tài của thế kỷ". Về sau, Edison còn phát biểu rằng: "Mẹ đã làm nên tôi. Bà tin tưởng và chắc chắn về tôi, khiến tôi cảm nhận rằng mình có lý tưởng để sống và ai đó không thể để họ thất vọng".

Quả thật là như vậy. Edison từng bị cho rằng có vấn đề về thần kinh, là chậm phát triển, thậm chí còn bị thầy hiệu trưởng nhận xét "là học trò dốt, lười và hư, nên cho đi chăn lợn, có học nữa cũng chẳng làm nên trò trống gì". Nhưng tất cả, nhờ niềm tin của một người mẹ dành cho con, bà không từ bỏ hy vọng vào con và cũng không khiến con thất vọng về chính bản thân mình. Tình yêu vĩ đại và sự tin tưởng trọn vẹn của người mẹ đã đánh thức tiềm năng trong Edison, gieo vào ông niềm tin vào chính bản thân mình.

hoi-tho-thomas-edison-1638024451.jpg
Hơi thở Edison lưu tại bảo tàng. Ảnh: Spooky Librarians.

Theo tác giả Đăng Hưng, lúc 24 tuổi, Edison trở thành chủ một xí nghiệp được nhiều người biết tiếng. Cuộc sống dần ổn định nên chàng trai ấy muốn có một mái ấm gia đình. Ông chú ý đến cô thư kí Mary Stilwell dịu dàng, thanh mảnh làm việc trong công ty.

Một hôm, Edison đến gặp Mary và nói: "Thưa cô! Tôi không muốn phí thì giờ nói những câu vô ích. Tôi xin hỏi cô một câu rất ngắn gọn và rõ ràng: Cô có muốn làm vợ tôi không?". Lời tỏ tình quá bất ngờ khiến nữ thư ký "đứng hình". Thấy vậy, Edison tiếp tục: "Ý cô thế nào? Cô nhận lời tôi nhé? Tôi xin cô hãy suy nghĩ trong năm phút".

Định thần lại, Mary Stilwell lên tiếng: "Năm phút cơ à? Thế thì lâu quá! Vâng em nhận lời" và ngày 25/12/1871 họ đã trở thành vợ chồng, sinh được ba người con. Tuy nhiên, đến năm 1884, bà Mary mất. Ở tuổi 39, Edison đi bước nữa với Mina Miller, cô gái kém ông 19 tuổi và họ cũng có với nhau thêm ba con chung, trong đó có Charles Edison - người về sau trở thành Bộ trưởng Hải quân Mỹ và Thống đốc bang New Jersey. Hơi thở cuối cùng của Edison vẫn đang trong bảo tàng.

Khi thiên tài Edison hấp hối ngày 18/10/1931, bác sĩ đã thu lại hơi thở cuối cùng của ông bằng một ống nghiệm có nút đậy ngay bên cạnh. Hiện ống nghiệm này đang được trưng bày tại bảo tàng Henry Ford ở Mỹ.

Nó không chỉ là hiện vật để tưởng nhớ về Edison, mà còn gắn liền với câu chuyện về tình bạn với Henry Ford (1863 - 1947) - ông chủ hãng Ford Motor nổi tiếng thế giới.

Chuyện kể rằng khi Edison sắp lâm chung, người bạn thân Henry Ford nói với Charles Edison (con trai Edison) ngồi cạnh người cha và cầm ống nghiệm bên cạnh miệng ông, giữ lại hơi thở cuối cùng. Bởi Ford hy vọng có thể "hồi sinh nhà phát minh vĩ đại". Thực tế, Charles không hề cầm ống nghiệm cận kề Edison trước khi cha đang hấp hối, mà các ống nghiệm được đặt quanh giường của ông. Ngay sau khi Edison qua đời, Charles yêu cầu bác sĩ riêng của cha, Hubert S. Howe, niêm phong những ống nghiệm bằng parafin và gửi một chiếc cho Ford.

Trước khi qua đời, thiên tài Edison đã để lại hàng nghìn phát minh và sáng chế phục vụ đời sống xã hội loài người. Một trong số đó là máy quay đĩa ghi âm Được coi là phát minh vĩ đại đầu tiên của Thomas Edison, máy quay đĩa ghi giọng nói và phát lại.

Khi nói vào máy thu, sự rung động âm thanh của giọng nói sẽ khiến kim tạo ra vết lõm có độ sâu khác nhau trên trụ được bọc bằng lá thiếc để ghi lại âm thanh. Thông điệp đầu tiên được ghi lại là giọng nói của Edison, với nội dung "Mary có một con cừu nhỏ", điều này khiến mọi người vô cùng thích thú và kinh ngạc bởi lần đầu tiên họ nghe thấy âm thanh được ghi và phát lại. Edison yêu chiếc máy quay đĩa đến mức ông gọi nó là "đứa con cưng" và tiếp tục nghiên cứu cải tiến để nó hoàn hiện hơn trong 50 năm tiếp theo.

Về việc tưởng nhớ, Edison, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia chép: Thị trấn Edison, New Jersey, và Thomas Edison State College, một trường trung học nổi tiếng quốc gia cho thanh niên ở Trenton, New Jersey, được đặt theo tên nhà phát minh. Có một Tháp tưởng niệm và Bảo tàng Thomas Alva Edison Memorial Tower ở thị trấn Edison.

Huy chương Edison được thành lập ngày 11 tháng 2 năm 1904 bởi một nhóm bạn và người cộng tác với Edison. Bốn năm sau Viện kỹ sư điện Hoa Kỳ (AIEE), sau này là IEEE, đã đồng ý với nhóm trên để dùng huy hiệu làm phần thưởng cao quý nhất của họ. Huy hiệu đầu tiên được trao năm 1909 cho Elihu Thomson, và đáng ngạc nhiên là cả Tesla năm 1917. Huy hiệu Edison là phần thưởng xưa nhất trong lĩnh vực điện và kỹ thuật điện, và được trao hàng năm "cho một thành quả chuyên môn xứng đáng trong khoa học điện, kỹ thuật điện hay nghệ thuật điện."

Tạp chí Life (Mỹ), trong một số đặc biệt, đã đưa Edison vào danh sách "100 người quan trọng nhất trong 1000 năm qua", ghi chú rằng bóng đèn của ông đã "chiếu sáng thế giới". Ông được xếp hạng ba mươi năm trên danh sách Những khuôn mặt có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ của Michael H. Hart.

Khách sạn của thành phố, ở Sunbury, Pennsylvania, là tòa nhà đầu tiên được chiếu sáng với hệ thống ba dây của Edison. Khách sạn này được đổi tên thành Khách sạn Edison, và hiện vẫn giữ tên đó.

Bảo tàng Port Huron, ở Port Huron, Michigan, vẫn gìn giữ bến xe lửa nơi Thomas Edison từng bán bánh kẹo. Bến xe lửa này đã được đổi tên một cách rất thích hợp thành Bảo tàng nhà ga Thomas Edison. Thị trấn có nhiều mốc lịch sử của Edison gồm mộ cha mẹ Edison. Trong serie Kamen Rider Ghost, Edison là một trong 15 linh hồn danh nhân hỗ trợ các Kamen Rider, trong đó Edison mang số hiệu 02.

 

Bạn đang đọc bài viết "Những điều lý thú về nhà bác học Thomas Edison" tại chuyên mục Phát triển. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn