Dạ, thưa ông, bà, anh, chị

Trong ngôn từ giao tiếp của người Hà Nội năm xưa, câu nói này thường gặp trong hai trường hợp sau:

minh-hoa-1659670446.jpg
Ảnh minh họa do tác giả cung cấp.

 

Khi hai người chuyện trò, trao đổi, bàn bạc một công việc nào đó, người nghe thỉnh thoảng nhè nhẹ gật đầu, nói: “Dạ, thưa Ông/Bà…”.

Hàm ý câu nói là: thưa, tôi đang lắng nghe, tôi hiểu, xin cứ tiếp tục cho.

Khi người chủ cửa hàng trao trả khách thứ gì đó (ví dụ quần áo, giầy dép đã may đo, đặt trước), hoặc người thợ đã lấy xong số đo (như áo quần…), hoặc đã cắt tóc xong cho khách, cũng nhẹ nhàng: Dạ, thưa Ông/Bà…

Hàm ý: Hàng đặt trước đã xong, công việc của tôi đã xong, xin cảm ơn Ông / Bà…

***

Câu nói trên tưởng chừng đơn giản, nhưng lại cất giấu trong đó cử chỉ giao tiếp nhã nhặn, khiêm nhường, dễ tạo ra sự cởi mở thông cảm và bỏ qua điều gì đó nếu chẳng may có thiếu sót. Đó cũng là hồn cốt một nét đẹp năm xưa của người Hà Nội.

Chuyện Làng Quê

Lê Kiều

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/index.php/da-thua-ong-ba-anh-chi-a14483.html