Hà Giang đưa thanh niên tốt vào quân đội

Trong tổ chức thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, tỉnh Hà Giang phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quân sự với các ngành có liên quan, làm tốt công tác đăng ký, quản lý, nắm chắc chất lượng và số lượng, phân bổ chỉ tiêu cho sát với tình hình cụ thể của từng địa phương.

ha-giang-tuyen-quan-1675698050.jpegLính trẻ Hà Giang có mặt trên thao trường Lữ đoàn phòng không 297, Quân khu 2
 

     Là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới phía Bắc, Hà Giang có vị trí quan trọng về quốc phòng và an ninh. Trong suốt ba cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, tỉnh Hà Giang có hàng vạn con em các dân tộc lên đường cầm súng đánh giặc. Toàn tỉnh hiện đang quản lý và chỉ trả trợ cấp cho hơn 4.100 đối tượng, trong đó có 65 Mẹ Việt Nam Anh hùng (Hiện còn sống 3 Mẹ), 2243 gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh; nhiều đơn vị và cá nhân được tuyên dương Anh hùng LLVT, hàng ngàn người khác được Nhà nước tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến. Hiện nay tỉnh Hà Giang còn hàng ngàn con em các dân tộc đang phục vụ trong quân đội ở khắp các quân, binh chủng, đứng chân trên mọi miền của đất nước.

      Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tỉnh Hà Giang xác định và hiểu sâu sắc mối quan hệ gắn bó giữa quá trình lãnh đạo, giáo dục thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự với việc xây dựng địa phương vững mạnh về mọi mặt. Với nhận thức đó, tỉnh Hà Giang đã thực sự quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự. Thực tế ở Hà Giang cho thấy, nơi nào chuẩn bị tốt cho thanh niên nhập ngũ, quan tâm giáo dục, động viên anh em trong thời gian tại ngũ và tiếp tục làm tốt công tác bồi dưỡng, phát huy tác dụng của anh em khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, thì không những bảo đảm tốt cho yêu cầu xây dựng, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội, mà còn động viên, thúc đẩy được phong trào hành động cách mạng của quần chúng trong nhiệm vụ xây dựng, củng cố địa phương về mọi mặt. Quân đội là trường học lớn của thanh niên, ở đó thanh niên được rèn luyện về đạo đức cách mạng, phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, tỉnh Hà Giang xác định đưa thanh niên tốt vào bộ đội, khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, địa phương sẽ lại được đón nhận những quân nhân đã trải qua bồi dưỡng và rèn luyện cả về ý chí, kỷ luật và lập trường bản lĩnh chính trị trở về phục vụ địa phương. Ngược lại, để xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong việc gọi thanh niên nhập ngũ, thì hậu quả lại chính địa phương đó phải gánh chịu. Ở những nơi phong trào còn yếu, thì vận động một thanh niên vào quân đội là đưa thêm một gia đình gắn bó với cách mạng, đón nhận một quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về là thêm một nhân tố tích cực, góp phần xây dựng địa phương.

     Lãnh đạo, giáo dục thanh niên làm nghĩa vụ quân sự, chính là đưa thanh niên vào mặt trận trọng yếu nhất của cách mạng để rèn luyện. Vì vậy, trong khi chuẩn bị một cách toàn diện cho người thanh niên phát huy truyền thống dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, sẵn sàng nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc, các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương ở tỉnh Hà Giang đã coi trọng việc giáo dục cho nhân dân và thanh niên truyền thống, bản chất tốt đẹp và tình hình, nhiệm vụ của cách mạng, của quân đội và của địa phương mình; đồng thời kết hợp giáo dục Luật Nghĩa vụ quân sự để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, của mọi người và toàn xã hội đối với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói, việc tổ chức học tập, tuyên truyền truyền thống vẻ vang của quân đội, của dân tộc và những tấm gương hy sinh cao cả cho Tổ quốc ở tỉnh Hà Giang được duy trì có nền nếp và đem lại hiệu quả thiết thực. Xã Vĩ Thượng thuộc huyện Quang Bình tổ chức học tập tấm gương hy sinh anh dũng của Anh hùng liệt sĩ Lộc Viễn Tài và cùng với huyện xây nhà tình nghĩa tặng gia đình thân nhân liệt sĩ. Các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang học tập và nêu gương những gia đình đã đưa người con thứ ba thứ tư vào quân đội. Ở nhiều xã của các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Đồng Văn, thành phố Hà Giang... khi tổ chức viếng nghĩa trang liệt sĩ đều đọc đủ tên các chiến sĩ của địa phương đã hy sinh cao cả cho Tổ quốc. Hầu hết các địa phương khác trong tỉnh Hà Giang đều tập trung xây dựng được nhiều tấm gương "Người công dân kiểu mẫu", đã có tác dụng giáo dục, học tập, tuyên truyền tốt cho quần chúng nhân dân địa phương. Một số nơi trong tỉnh Hà Giang, cứ vào đợt tuyển quân, đã tổ chức cho thanh niên trúng tuyển đi thăm quan các di tích lịch sử và viếng nghĩa trang liệt sĩ. Nhiều huyện, thành phố, xã, phường còn tổ chức cho thanh niên ký tên và viết cảm tưởng vào Sổ vàng truyền thống của địa phương, hoặc trồng cây lưu niệm nhân các đợt tuyển quân và các ngày truyền thống của Quân đội.

       Tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở tỉnh Hà Giang đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc giáo dục và đưa thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Nhiều tổ chức cơ sở Đoàn còn thường xuyên đăng ký, đảm nhiệm một số khâu trong công tác giáo dục và gọi thanh niên nhập ngũ, vì vậy đã có nhiều cán bộ, đoàn viên, thanh niên tình nguyện tham gia lực lượng vũ trang.

     Ở tỉnh Hà Giang, công tác tư tưởng, giáo dục không phải để đến đợt gọi thanh niên nhập ngũ mới làm, mà đã tranh thủ mọi thời gian, điều kiện, vận dụng mọi lực lượng và hình thức để tuyên truyền, giáo dục Luật Nghĩa vụ quân sự, đưa thành nội dung, yêu cầu chính thức trong sinh hoạt, học tập của các tổ chức đoàn thể, nhất là đoàn thanh niên, phụ nữ, công đoàn, hội nông dân và lực lượng dân quân tự vệ; kết hợp chặt chẽ giữa địa phương và các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn, phát huy vai trò của sỹ quan, cán bộ quân đội đã nghỉ hưu và của các hội viên cựu Thanh niên xung phong, cựu chiến binh để tuyên truyền, vận động thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự và gọi thanh niên nhập ngũ.

       Trong tổ chức thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, tỉnh Hà Giang phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quân sự với các ngành có liên quan, làm tốt công tác đăng ký, quản lý, nắm chắc chất lượng và số lượng, phân bổ chỉ tiêu cho sát với tình hình cụ thể của từng địa phương. Các phường xã trong tỉnh thực hiện công khai rộng rãi trong nhân dân về thanh niên nhập ngũ. Đây là một trong những kinh nghiệm hay, vừa kết hợp được chặt chẽ giữa công tác tư tưởng và công tác tổ chức, vừa đảm bảo việc thi hành Luật được công bằng, nghiêm túc. Thông qua việc phổ biến, thấu suốt đến nhân dân những quy định cụ thể về tiêu chuẩn nhập ngũ, tiêu chuẩn hoãn miễn, thời gian nhập ngũ, không những chỉ giúp cho từng thanh niên, từng gia đình chủ động chuẩn bị, động viên con em mình lên đường nhập ngũ, mà còn tạo điều kiện cho nhân dân tham gia lựa chọn những người có đủ sức khỏe, phẩm chất đạo đức để nhập ngũ một cách chính xác, có chất lượng.

       Song song với việc chuẩn bị tư tưởng và tổ chức, tỉnh Hà Giang đã có nhiều cố gắng chăm lo, lãnh đạo thực hiện tốt chính sách hâu phương quân đội, như chăm sóc, giúp đỡ các thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, tạo công ăn việc làm, hoặc cho vay vốn đối với số anh em hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về để phát triển kinh tế gia đình, vận động nhân dân quyên góp và thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đơn vị huấn luyện chiến sĩ mới, tổ chức kết nghĩa với các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn v.v... Những việc làm đó đã thực sự có tác dụng tốt đến việc củng cố hậu phương, động viên được những người lính đang làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, khích lệ thể hệ trẻ lên đường làm nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc.

         Những năm qua, ở tỉnh Hà Giang, số quân nhân xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành về địa phương chất lượng về mọi mặt được bồi dưỡng, nâng cao hơn nhiều so với trước khi nhập ngũ. Nhiều đồng chí đã tiếp tục phấn đấu trở thành đảng viên. Tuyệt đại đa số giữ vững được phẩm chất chính trị, có bản lĩnh, có năng lực vận động, thuyết phục quần chúng, có tinh thần đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực một cách thẳng thắn, chân tình, tận tụy trong công việc, tích cực học tập và rèn luyện, gương mẫu, giản dị trong lối sống, đoàn kết gắn bó mật thiết với quần chúng, được quần chúng tín nhiệm. Đây là một lực lượng nhằm bổ sung cán bộ cơ sở quan trọng cho địa phương, nhất là ở các địa phương thuộc các huyện, xã vùng rừng núi cao, biên giới. Cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương ở tỉnh Hà Giang đã đánh giá rất cao vai trò của những người lính hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về và đã bố trí, sắp xếp công việc một cách hợp lý. Hiện nay, đội ngũ cán bộ các cấp và các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh cho tới các cơ sở ở Hà Giang, có tới 50% là quân nhân xuất ngũ, phục viên trở về. Nhìn chung, có thể nói phần lớn họ đã phát huy tốt bản chất "Bộ đội Cụ Hồ" trên mặt trận mới, có nhiều đóng góp vào các phong trào thi đua xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh. Đó là một trong những nguồn cán bộ kế cận có

 

 

Bài và ảnh : Vũ Đăng Bút (Hà Giang)

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/index.php/ha-giang-dua-thanh-nien-tot-vao-quan-doi-a17559.html