Bến sông xưa

Mảng đề tài về người lính - về tình yêu lứa đôi, về cuộc sống, gia đình... sau cuộc chiến thật là phong phú, bởi không gian rộng, thời gian dài.

ben-song-xua-1632710983.jpg

Vâng tôi xin kể câu chuyện nhỏ về tình yêu đó, tình yêu của một người lính sau ngày Miền Nam được hoàn toàn giải phóng với cô thôn nữ. Một tình yêu hoàn toàn tự nhiên - ngẫu nhiên, nhưng cũng thấm đẫm nước mắt của người lính, của gia đình họ, khi người lính trở về quê hương đưa kỷ vật của đồng đội đã hy sinh cho gia đình.

Sau ngày Miền Nam được giải phóng, đơn vị chúng tôi làm nhiệm vụ quân quản ở quận 3, đường Lê Văn Duyệt (tên đường cũ). Những người lính chúng tôi hòa cùng đồng bào cả nước, niềm vui hân hoan vô bờ bến khi Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, chiến tranh không còn nữa. Những ngày tháng tiếp theo là mong được về phép. Sau bao năm nhập ngũ, chưa ai được về thăm quê hương. Nỗi nhớ nhà- nhớ đến nao lòng, nhưng tuyệt nhiên không có chuyện xin xỏ, lý do lý trấu gì cả để xin về trước. Hồi đó mới giải phóng, đường tàu bị tàn phá, chưa khôi phục được, các đơn vị chủ yếu liên hệ hợp đồng với các hãng xe tư nhân, đơn vị chúng tôi đi xe của hãng Phi Long. Về phép, các đại đội, tiểu đoàn cho anh em về phải đảm bảo 2 nguyên tắc:

- 1 là: về cuốn chiếu, phải đảm bảo lực lượng sẵn sàng chiến đấu, làm tốt nhiêm vụ quân quản mà cấp trên giao cho.

- 2 là: cấp to về trước, cấp nhỏ về sau, lính tráng sau nốt. Cũng đúng thôi, bởi các anh cán bộ thường là thế hệ đàn anh đi lính trước, nhiều năm chưa được về, hoặc những đồng chí có thành tích suất sắc trong chiến đấu, còn chuyện thân quen với sếp là chuyện hy hữi. Ngoài ra cũng có trường hợp về phép kết hợp nhiệm vụ đặc biệt, đó là đem kỷ vật của Liệt Sỹ về cho gia đình.

Trong trận chiến đấu 12 ngày đêm ở Xuân Lộc 09/4- 21/4/1975 có đồng chí hy sinh, kỷ vật được anh Thuận là đồng đội, đồng hương cất  giữ cẩn thận. Hai người này tuy khác xã nhưng ở gần nhau, thân quen như anh em vậy. Tháng 9/1975 về phép với nhiệm vụ đặc biệt đem kỷ vật về cho gia đình liệt sỹ

Được về phép trước, nhiều anh em trong đơn vị, anh Thuận với lòng đầy háo hức, rạo rực niềm vui, vài ngày nữa thôi sẽ trở về quê hương thăm mẹ già cùng đàn em nhỏ. Ngày ấy, khi lên xe vào chiến trường Miền Đông Nam Bộ, đã xác định đi lâu, đi sâu, đi đến khi Miền Nam được hoàn toàn giải phóng và không hẹn ngày trở về. Với đồng phụ cấp ít ỏi cùng với ít tiền miền Bắc đem vào Nam, anh Thuận vội ra chợ mua ít đồ về làm quà. Đang hân hoan háo hức làm công tác chuẩn bị, bỗng anh chùng xuống với nét mặt buồn xen lẫn lo lắng. Anh nghĩ đến chuyện qua gia đình liệt sỹ để trao kỷ vật, không biết nói sao đây, Động viên an ủi gia đình như thế nào? Mắt anh nhìn ra cửa sổ tần ngần với niềm vui, nỗi buồn đan xen.

2 ngày sau anh Thuận cùng một số anh em E270- F41 lên đoàn xe của hãng xe Phi Long hướng phía bắc thẳng tiến. Sau 3 ngày 3 đêm qua bao làng mạc phố xá như Đồng Hới, TT Hoàn Lão, nơi trước đây đơn vị ra diễn tập thực binh, rồi TP Hà Tĩnh, TP Vinh bị tàn phá bởi bom đạn của quân thù. Đường sá bị hư hỏng nặng nên xe chạy chậm phải dừng qua nhiều binh trạm ăn cơm, nghỉ ngơi. Sau chặng đường dài vất vả, với niềm vui không tả xiết, anh Thuận cùng đoàn quân đã về đến trạm đón tiếp cuối cùng ở Nghi Lộc. Ở đây được trạm cung cấp lương thực, thực phẩm là đồ hộp đủ, đúng như trong giấy nghỉ phép đã ghi. Từ đây, mọi người "tùy nghi di tản" về quê bằng mọi phương tiện: đi bộ, xe ngựa, xe tải... Rồi cái gì đến đã đến, anh Thuận đã về nhà trong niềm vui hân hoan của gia đình và làng xóm. Anh trả lời không kịp bởi những lời chào, lời chúc mừng và những câu hỏi về con em họ sao đến nay chưa được về. Những câu hỏi khó, thật khó trả lời của những gia đình có con em là liệt sỹ, đến lúc này không khí trầm lắng khó tả, đâu đó những hàng nước mắt cùng tiếng khóc nhỏ, những tiếng nức nghẹn ngào dưới ánh đèn dầu trong căn nhà nhỏ.

Đêm đó anh Thuận trằn trọc không ngủ được lo lắng nhẩm tính xây dựng kịch bản cho ngày mai sang bàn giao kỷ vật của liệt sỹ cho gia đình. Là người lính chiến, người từng trải qua trận mạc, anh đã ra nhiều tình huống giả định để có cách ứng xử phù hợp vừa là động viên, an ủi và chia sẽ cùng gia đình.

Cũng như một số anh em khác sau khi giải phóng cũng mua được một số đồ vật để sử dụng như đài nationan nhỏ bằng cái ăng gô Mỹ đi đâu cũng mang lũng lẳng bên hông hoặc đồng senco otomatich màu đen như "cứt gà" hồi đó là những thứ hàng xịn cả đấy. Nhưng không anh Thuận là người chín chắn, chững chạc kiêm nhường. Khi đi anh mặc bộ đồ tô châu không quá mới và cũng không quá cũ, đội mũ cối sau lưng là ba lô kỷ vật của liệt sỹ, mà mấy lâu nay anh trân trọng, gữi gìn, thầm hứa với đồng đội sẽ đem về trao cho gia đình trong thời gian gần nhất có thể. Anh bước sải bộ men theo bờ sông qua ruộng lúa đầu nghĩ miên man xen lẫn hồi hộp lo lắng. Khi liệt sỹ còn sống thường hay kể cho anh thuận về gia đình về em gái nhỏ liền kề nay em gái cũng 18 tuổi rồi. Đang còn suy nghĩ lung mung, bỗng chốc anh nhìn thấy ngôi nhà nhỏ của người bạn nép bên lũy tre làng. Trước đó có một số anh em đồng đội cùng đơn vị đã viết thư về quê báo cho gia đình biết trong xã cùng nhập ngũ ai còn ai mất. Nên gia đình họ cũng nghe loáng thoáng. khi anh Thuận vừa bước vào sân đã nghe tiếng khóc nức nở, tiếng khóc to dần, to dần. Người em gái liền kề thấy vậy liền vào nhà, khi thấy anh Thuận em gái đã ôm chầm anh khóc nức nở. Đến lúc này mọi sự kìm nén bao tháng ngày chờ đợi con, chờ đợi người anh thật vỡ òa, vỡ òa. Tiếng khóc của cả gia đình, làm anh Thuận thực sự bối rối, anh là người lính chiến đấu dũng cảm, can trường không hề run rẫy trước mũi súng quân thù, khi cái chết luôn cận kề. Vậy mà hôm nay anh thực sự run, run đến ớn lạnh, run vì cảm động quá, run vì chứng kiến cảnh đau lòng quá, anh đứng lặng yên không nói nên lời. Những dòng lệ của anh cũng chạy dài trên khuôn mặt đen sạm, khắc khổ bởi những năm tháng chiến đấu, gian khổ và ác liệt ở chiến trường. Sau những giây phúp, cảm xúc lần đầu tiên gặp anh Thuận. Lúc này mọi người như bừng tỉnh sực nhớ anh Thuận là khách quý của gia đình. Gia đình mời anh vào nhà uống nước, em gái nhỏ xuống bếp đun vội nước sôi và chạy ra vườn hái chè om mời khách trong tiếng khóc nhỏ cùng tiếng nức nghẹn ngào với bước chân run rẩy vì xúc động.

Sau khi thấy gia đình cố gắng kiềm chế xúc động để nghe anh trình bày trường hợp con em của gia đình họ đã hy sinh trong trận chiến đấu ác liệt trên mặt trận Xuân Lộc 4/1975. Và bàn giao kỷ vật cho gia đình mà mấy lâu nay anh gữi gìn cẩn thận. Gia đình mời anh ở lại chơi em nó nấu cơm ăn vì lúc này đã gần trưa rồi. Rất tế nhị anh Thuận lấy lý do bận xin phép về hẹn vài ngày sau anh trở lại vì anh về phép được 15 ngày cơ mà, còn lúc này bụng dạ đâu mà ăn được

Để chia sẽ và động viên gia đình người bạn thân, anh Thuận cứ vài ngày lại qua chơi vì 2 gia đình tuy khác xã nhưng cách nhau khoảng 700- 800m. Qua lại nhiều lần gia đình coi anh như người thân, khi nỗi đau, nỗi mất mát quá lớn cũng nguội dần theo thời gian, thì mối quan hệ thân thiết của anh Thuận với em gái nhỏ lớn dần. Họ để ý nhau nhiều hơn, gặp nhau thường xuyên hơn, tình yêu đã bắt đầu chớm nở báo hiệu một ngày đẹp trời sẽ đơm hoa kết trái. Đúng như người xưa có:" lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy" hay câu: " nhất cự ly, nhì tốc độ"

Cô em gái nhỏ đẹp có tiếng nhất xã, với tuổi 18 vòng 1 phổng phao, cái cổ trắng ngần cùng với khi em mặc áo trể cổ lộ mồn một phần trên của cặp núi đôi của một gái mới lớn lên còn tràn trề sức sống, đúng là hương đồng cỏ nội. Chiều chiều em lại ra bến sông xưa tắm, gội đầu nô đùa cùng các bạn gái cùng lứa. Hoặc khi em gặt dũ ở bến sông, em luôn cố kéo hết cở cái quần lên. Ôi cặp chân trắng ngần thẳng tắp thật đẹp, sao ông trời ban tặng em đẹp trọn vẹn như vậy, đẹp mê hồn. Đẹp quá làm anh đêm không sao ngủ được. Mong sao trời mau sáng lấy cớ để thăm em, nhìn em cười bẽn lẽn, e lệ với cặp mã ửng hồng của cô gái mới lớn đang rạo rực, đang khát khao bởi tình yêu lứa đôi đang ở thời kỳ mãnh liệt nhất.

Một tháng nghỉ phép cũng chóng vắt đi qua, với bao dự định nhưng đều lỗi hẹn vì từ ngày gặp em với sức hút mảnh liệt của em, của cô gái 18 tuổi và cũng là mối tình đầu của anh và của em. Trong giây phúp chia để vào Sài Gòn để về đơn vị 2 người lại bùi ngùi xúc động trao cho nhau những nụ hôn đầu đời, những nụ hôn mãnh liệt với bao ước hẹn hoài bảo bên bến sông xưa

Cuối năm 1976 anh được đơn vị cho ra quân. Anh trở về quê hương. 2 gia đình đã tổ chức đám cưới cho đôi bạn trẻ. Người con gái trẻ đẹp nhất làng được gã cho anh bộ đội ở chiến trường mới ra Bắc, đã làm cho bao thanh niên ở làng, xã thời đó tiếc ngẩn, tiếc ngơ. Câu chuyện nhớ lại như mới ngày hôm qua ấy vậy mà đã 44 năm rồi nhỉ. Điều đáng mừng nhất anh chị đã lên chức ông nội, bà nội cả rồi, con cháu đề huề viên mãn. Cuộc sống no đủ và rất hạnh phúc

 

 Trái tim người lính

Phạm Hòa

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/index.php/ben-song-xua-a6877.html