Thăm kỷ vật “biết nói”

Đặng Sỹ Ngọc

04/05/2022 09:24

Theo dõi trên

Đầu năm 2000 – cả nước ta bước vào kỷ nguyên mới trong độc lập tự do. Trung tá Nguyễn Thị Tiến, nguyên phó giám đốc bảo tàng lịch sử quân khu 4, làn đầu xuất hiện trên truyền hình Trung ương trong chương trình “Người đương thời” giới thiệu một số hiện vật của các liệt sỹ mà người dân và đồng đội tìm được ở khắp các chiến trường A, B, C, D.

Chương trình đặc biệt được toàn dân chú ý, hoan nghênh. Trong đó có rất nhiều cựu chiến binh từng tham chiến ở các chiến trường. Tôi theo dõi đầy xúc động, nhớ đến một thời hào hùng chiến đấu chống Mỹ xâm lược, để giành thống nhất non sông. Bản thân cũng giữ được một số kỷ vật như cô Tiến đã giới thiệu.

ky-vat-biet-noi-1651630972.png
Ảnh do tác giả cung cấp

 

Bốn ngày sau, Tôi đến ngay bảo tàng, mang theo những hiện vật tôi có nhằm so sánh xem xét nó có xuất xứ nơi đơn vị cũ của mình hay không? Cô Tiến rất vui, thân thiện chào đón. Trung tá còn giải thích “ những kỷ vật này là vô giá của tổ quốc ta”.

Lãnh đạo bảo tàng còn động viên tôi giao số kỷ vật để họ được thay mặt quân đội bảo quản giữ gìn lâu dài. Đó là những nhật ký, thư từ, những đồ dùng cho sinh hoạt như rút dép, bàn giao cạo, phích nước, ca cốc... là các thứ ta thu của địch. Rồi tự tạo phục vụ chiến đấu và sinh hoạt hàng ngày.

Sau ngày 30/4 đại thắng quân đội ta vẫn giữ nguyên các đơn vị có chiều dày chiến công để thường trực bảo vệ Tổ quốc. Trong số đơn vị này có Đại đội 10, Tiểu đoàn 15, Trung đoàn 284 mà tôi được tham dự. Cũng là những đơn vị được tuyên dương tập thể anh hung. Bởi vậy số kỷ vật tôi giữ tôi có ý định tặng các phòng truyền thống các cấp mỗi nơi mỗi thứ.

Nhưng tôi để lại cho bảo tàng Quân khu 5 kỷ vật. Từ đấy, hàng năm vào các ngày lễ tết như ngày 27/7 hoặc tết nguyên đán...Tôi thắp hương tưởng nhớ các đức sinh thành và hương hồn các liệt sỹ tại bàn thờ gia tiên và tranh thủ đến bảo tàng quân khu, xin được thăm lại các kỷ vật biết nói ấy.

Trong 5 kỷ vật, đặc biệt có một mảnh bom bằng 2 đốt ngón tay. Đó là lúc 4 giờ sáng ngày 20/7/1972 trong 81 ngày đêm chiến đấu giữ vững thành cổ Quảng Trị. Bom B52 của Mỹ đã đánh trúng đội hình đại đội. Quả bom sát thươngnổ cách hầm tôi 4m. Mảnh bom này xuyên qua 2 liệt sỹ nằm sát tôi rồi chạm vào xương đùi phải của tôi thì dừng lại. Sau trận bom, đồng đội đã nhanh chóng cứu chữa, khiêng tôi đến trạm phẫu thuật gần nhất, cấp cứu. Các y bác sỹ sơ cứu bó bột toàn thân và chuyển dần tôi ra Bắc đầy gian khổ.

Địch khống chế tất cả các đường ra vào mặt trận bằng máy bay, còn tôi không đi được bước nào, chỉ toàn bằng cáng. Đến Cam Lộ 2 cô du kích địa phương vừa khiêng tôi vào hầm thì bom B52 trút xuống, 2 cô chưa kịp vào hầm tránh, đã anh dung hy sinh. Khi đến sông Nhật Lệ ở Quảng Bình nhân dân phải gửi tôi điều trị cả tháng. Một hôm họ tổ chức 3 thuyền máy vượt sông thì 1 thuyền vấp thủy lôi phát nổ. Tất cả thương binh, y tá và lái thuyền hy sinh.  Thuyền tôi đi cạnh, may mắn cập bến an toàn. Bộ đội, dân công hỏa tuyến, TNXP và nhân dân ở các địa phương đã thay nhau khiêng tôi đến Bắc tỉnh Thanh Hóa mới có ô tô. Từ lúc bị thương ở Quảng trị đến Hà nội mất 5 tháng. Vào sáng 20/12/1972, sức lực của tôi đã yếu hẳn.

Do mảnh bom nằm ở đùi phải nhiễm trùng đến tủy xương. Tôi đang vui mừng hy vọng sẽ được sống vì đã đến bệnh viện Trung Ương quân đội 108. Bỗng cả Hà Nội báo động râm ran, bắt  đầu (Điện Biên Phủ trên không ) lái xe phải vượt qua Hà Nội chở tôi đến viện chấn thương quân đội 109. Tại đó, Bác sỹ Nhân đã xác định tôi phải cắt chân phải tới tận đùi. Khi lên bàn mổ, tôi còn vinh dự được biết có 2 bác sỹ người Nga (1 nam 1 nữ) xem xét vết thương rồi gây mê thực hành mổ trực tiếp. Hai ngày sau, tồi tỉnh lại. Tôi vui mừng vì chân không bị cắt. Bác sỹ điều trị đã đưa lại cho tôi mảnh bom vừa lấy ra để kỷ niệmĐến năm 1996, khi vết thương liền sẹo bằng ý chí muốn sống có ích, tôi tiếp tục rèn luyện để “tàn mà không phế” từng bước tôi tập đi lại được bằng xe đạp.

Với nỗi nhớ đồng đội và đọc lại nhật ký ghi được trong chiến đấu. Tôi quyết trở lại thăm chiến trường xưa. Không quên mang theo mảnh bom đã từng làm 2 chiến sỹ bên tôi hy sinh. Đến trận địa xưa (ngày nay thuộc xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, Quảng Trị). Tôi và tìm nghĩa trang liệt sỹ địa phương, may mắn tôi gặp được 2 ngôi mộ số 9 số 10 liền nhau ở khu B có thông tin đơn vị, thời gian tên các liệt sỹ trên bia mộ phù hợp đó là: Liệt Sỹ Trần Tất Ngọ, quê Mỹ Trung ngoại thành Nam Định và liệt sỹ Đặng Văn Nga quê Thụy Hòa, Yên Phong, Bắc Ninh. Sau đó tôi liên lạc được với thân nhân rồi cùng với họ đưa được 2 bộ hài cốt của liệt sỹ về vơi quê hương họ tộc.

Nay Tôi đã trên 70 tuổi cuộc chiến đã cũng trôi qua nửa thế kỷ. Dù phải mang thương tật nặng, tôi vẫn về thăm lại các kỷ vật được gửi gắm ở bảo tàng quân khu 4. Được các sỹ quan trẻ, vui mừng chào đón hướng dẫn tận tình, chuyên viên chuyên nghiên cứu kỷ vật chiến tranh, Trung tá Phan Thị Thúy Nga và Thiếu tá Nguyễn Thị Kim Long cho tôi biết thêm*

Hiện tại đã có hơn 1800 hiện vật to nhỏ khác nhau. Mỗi cái đều có lý lịch trích ngang của nó đi kèm. Nhân dân và thế hệ trẻ, học sinh các trường học đến tham quan tìm hiểu rất đông, trong cuốn sổ lưu niệm, khách đến ghi những tình cảm vô cùng xúc động. Tôi vui mừng vì các hiện vật của mình, của đồng đội mình đã có ích. Được nhà nước tổ chức lưu giữ phục vụ lâu dài cho tổ quốc.

Trái tim người lính 

Bạn đang đọc bài viết "Thăm kỷ vật “biết nói”" tại chuyên mục Văn hóa - Xã hội. | Hotline: 08.4646.0404 | Email: toasoan@vanhoavaphattrien.vn