Gánh Tết

Đi làm dâu vào những cuối năm bảy mươi. Tôi đã bao lần gánh tết. Đó là nét đẹp truyền thống của quê tôi thời đó.

Để có mâm tết đầy đủ và lịch sự. Từ những ngày trước tết , gia chủ phải tính toán chọn đồ cho phù hợp. Ngoài thức ăn để cúng tổ tiên ở gia đình phải sắm thêm thực phẩm để đủ các loại làm 2 mâm tết : nhà ngoại mẹ chồng và nhà ngoại nhà mình

 Mâm gánh tết không thể thiếu món bánh chưng xanh, bát măng mộc, thịt đông, cá kho, đĩa bánh tháu. ....  Nói chung phải rôm mắt tý.

ganh-tet-1642829999.jpg
Ảnhminh họa do tác giả sưu tầm

 Những năm ấy, tuy kinh tế khó khăn, nhưng ngày tết không thể thiếu mâm cỗ của người con gái jjxuất giá gánh mâm cỗ sang nhà ngoại cúng bố mẹ , gia tiên. ( đó là khi nhà có bố mẹ đã quy tiên). Còn khi bố mẹ còn sống thì gần tết con cái xuất giá mang lễ vật đến biếu bố mẹ ( gọi là đi tết).

 Mẹ chồng tôi kể: nhà có 3 cô dâu, nhưng nhà nghèo không đủ để làm ba mâm cỗ cho các con gánh têt. Nhà đó cũng nấu nướng để cô này gánh tết sang nhà mình cúng xong lại xin phép gánh về để cô khác gánh đi. Không may năm đó có nhà thấy khi con gái xin phép gánh về thì ông bố cố tình xắn con cá chép rán làm đôi. Thế là cô sau không có con cá để gánh tết sang nhà mình. Khóc mãi và chị em dâu mặt nặng mày nhẹ. Không hiểu chuyện thật hay đùa nhưng tôi thấy chuyện nực cười.

 Giờ thì quê tôi đã bỏ lệ gánh tết. Tôi thấy đỡ áp lực vô cùng. Gần tết( thường thì 26 âm, gia đình tôi sắm ít đồ bánh kẹo, nem , giò, vàng hương và không thể thiếu cái phong bì đi gửi tết. Tuỳ từng gia chủ để soạn đồ gửi tết : bên nội ngoại của bố mẹ chồng, bên ngoại nhà mình.  

Việc quê, lề xóm không thể thiếu trong cái tết cổ truyền của dân tộc. Nét đẹp truyền thống cúa người Việt có từ đời xưa.

Theo Chuyện làng quê

 Phạm Nghị

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/ganh-tet-a10028.html