Đòi nợ

Gần đến ngày tết, vợ cầm sổ nợ hằn học nhìn tôi rồi bảo, ông mà là phụ nữ chắc mẹ con nhà tôi suốt ngày bồng con người ta về nuôi mất, bởi lòng tốt và hay mũi lòng của ông.

Biết vợ ám chỉ mấy người nợ tiền  mình cho nợ mà vợ đòi không được, tôi nhỏ nhẹ bảo người ta không có mới nợ, vợ đi đòi nợ như cán bộ ngân hàng một chút đã sao, cán bộ ngân hàng, đây ông đi mà làm cán bộ ngân hàng đi tôi xin chịu, nói rồi nàng quẳng cái sổ nợ trước mặt rồi bỏ đi.

Cầm cái sổ nợ, danh sách dài giằng giặc mà tôi đọc lướt qua, không ngờ lại nhiều như vậy, năm hết tết đến tiền nằm ở đấy cả, rồi tôi chú ý đến mấy cái gạch đỏ dưới tên người nợ, đó là những người nợ lâu không trả, anh Cường đội 3 Hậu Thành 32triệu hai năm rồi chưa trả đồng nào, mình thật quan liêu, trách chi vợ bực là phải.

doi-no-1643603328.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

 

Định lấy xe chở hàng cho khách xuống Hùng Thành rồi tranh thủ xuống đó đòi nợ luôn, nhưng thằng con thấy mình mới đi xa về mệt nên nó bảo, bố để con đi cho. Hai tiếng đồng hồ sau thấy tiếng nó hoảng hốt trong điện thoại, bố cho người sang chở hàng về chứ nhà này vỡ nợ rồi, mình choáng váng khi nghe tin đó, cũng may bàn ghế mình đang còn không thì, vừa nghĩ đến đó lại nghe thằng con điện về bảo, bố sang ngay chứ họ không cho lấy lại bàn ghế đâu, nghe đến đây tim tôi đập như trống trận, máu trong người dồn lên tận cổ, sao có người ngang ngược vậy chứ, mua bàn ghế về dùng hai năm trời không trả đồng nào, giờ sang chở về lại không cho, tôi tức tốc lấy xe máy phóng qua, khi sang thấy thằng con đang hậm hực còn chủ nhà hơn 60 tuổi, mặt cũng đỏ gay, đi đi lại lại trước cửa nhà, phía bên kia đường là một đám ma đang chuẩn bị làm lễ, mấy người hiếu kỳ ngó qua cửa sắt nhìn con trai và chủ nhà đang cãi nhau, dựng xe tắt máy tôi đến ôn tồn bảo, vì anh không trả tiền, nên chúng tôi chở hàng về,  chủ nhà hùng hổ bảo, nhà này ngân hàng đã lấy, nên không ai được chuyển đồ ra khỏi nhà, tôi là người trông hộ, đôi co cãi vả, kể cả đe doạ mãi mà vẩn không được, đành phải nhờ đến pháp luật vậy, nghĩ thế tôi liền đánh xe xuống uỷ ban nhờ can thiệp, chưa đến giờ làm việc nhưng tôi gặp anh Quang bí thư trên đường, trình bày sơ qua sự việc , anh bảo ở địa phương vừa xảy ra một số đối tượng vỡ nợ, nhưng địa bàn vẫn giữ vững an ninh trật tự, không để xảy ra sự việc đáng tiếc nào.

Việc của anh về viết đơn đi, chính quyến sẽ xem xét giải quyết, là người đứng đầu tôi hứa mọi công dân trên địa bàn đều phải tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật. Nghe đến đây bổng chuông điện thoại lại réo, tôi xin lỗi ra nghe điện thoại, bên kia đầu dây tiếng con trai dịu xuống, họ cho chở rồi bố ạ, có thế chứ định làm căng với ông à, quay sang ông bí thư cảm ơn và xin lỗi đã làm phiền, anh ôn tồn bảo, giúp công dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật là bổn phận những người đứng đầu như ông.

Thì ra chủ nhà tên là Minh Râu, ông tuổi thân sinh năm1956 là bố của Cường người mua đồ của tôi hai năm mà  không trả đồng nào, giờ tết đến nơi mà vẩn trốn chui trốn lủi trong nam không về, ngôi nhà hắn xây rất đẹp nhưng chưa ở ngày nào, hắn vào nam rồi lấy cô vợ người miền nam nghe nói bán hiệu vàng, về vay tiền ngân hàng làm nhà, rồi cờ bạc đến hạn không có tiền trả ngân hàng, ngân hàng đến niêm phong, em trai ở Vinh đứng ra trả cho ngân hàng để giữ lại ngôi nhà, ông Minh là bố đẻ của Cường , tiền lãi ngân hàng lâu nay ông đều phải trả cho con, Cường bây giờ đã bỏ vợ tài sản để lại cho ông Minh còn có đứa cháu tật nguyền mà vợ chồng Cường để lại cho ông chăm sóc, đứa bé 13 tuổi  mà phải nằm một chổ. Đang nói chuyện với tôi thì thằng bé đòi đi vệ sinh, ông lại tất tả chạy vào, nghe bảo lương thương binh của ông không đủ mua sữa cho nó. Thấy thế tôi mũi lòng lục hết các túi, may quá còn đúng hai trăm ngàn trong túi, tôi liền đưa cho ông để mua sữa cho nó, hai trăm mà khách hàng Hùng Thành đặt cọc mà vì vội tôi chưa kịp cất.

Ngồi nói chuyện ông Minh bảo có biết Hưởng Văn Thành không, tôi bảo hưởng lò vôi ngày xưa phải không, ông gật đầu bảo nó chết rồi là chiến hữu cờ bạc với ông khi xưa, thì ra ông cũng một thời “oanh liệt”. Hưởng lò vôi tôi nhớ rất rõ, bởi vì giữa hai chúng tôi có chút duyên nợ, mà tôi không bao giờ quên được bởi cái tính hay mủi lòng tin người của tôi. Hồi đó tôi bán than cho nữa huyện nung vôi, đốt gạch. Những người làm nghề ấy thường nghèo, nên thường mua than chịu, đốt vôi hoặc nung gạch xong bán mới có tiền trả tiền than, vì vậy ngày nào tôi cũng phóng xe đi thu nợ, Hưởng là con nợ lâu nay của tôi, hắn lại có máu đỏ đen cờ bạc, lại cả gái gú nữa, nên nợ hắn lên đến bốn trăm, hồi đó bốn trăm to lắm chắc hơn một xe ô tô than. Sáng đó như mọi ngày đổ một bình xăng đầy, đi một vòng thu nợ được bốn trăm lòng mừng lắm, đến nhà Hưởng thu nợ nốt, vừa vào đến cổng Hưởng reo lên mừng rỡ, chú đây rồi tôi đợi chú mãi, sao hôm nay ra khỏi nhà bước chân nào trước mà hên đến vậy, đi đòi nợ được nhiều, mà kẻ nợ nhiều lại đợi mình đến trả, định lấy sổ ra thì hắn nắm tay mình lôi tuột ra chuồng lợn nhà hắn, đầu cua tai nheo chưa hiểu ra chuyện gì nên tôi cứ lẽo đẽo theo hắn ra chuồng lợn, thấy hai con lợn tạ nằm ngủ ngon lành tôi nhíu mày không hiểu. Khi ấy hắn mới từ tốn nói, anh đang nợ chú cũng hơi nhiều, anh rất biết ơn và muốn trả cho chú, nhưng ngặt nổi định bán lợn mà bao cám thì đang còn, chú có tiền cho anh vay cuối tuần hết cám xuất đôi lợn này anh trả cả nợ mới lẫn nợ cũ một thể, nghe hắn nói có tình có lý thế là tiền thu nợ được bốn trăm từ sáng đến giờ đưa hết cho hắn.

Chắc có lẽ nghe vợ luôn luôn đúng, tôi mà là phụ nữ thì sẻ đẻ suốt bởi sự cả tin và hay mũi lòng của mình.

Theo Chuyện làng quê

Phùng Phan Quang

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/doi-no-a10291.html