Kỳ 14
CHƯƠNG II: NỘI CHIẾN
I
Sáng sớm mùa hè năm 1543, mặt trời phía đông lên quá một con sào tỏa ánh sáng như tơ trắng xóa xuống một vùng rộng lớn chung quanh thành Tây Đô. Nắng rải xuống miền trung du, núi đồi cao thấp phủ đầy cây lá vàng xanh lấp lánh. Xa xa, sông Chu cuồn cuộn đưa nước về hòa với sông Mã ở ngã ba làng Giàng. Thành Tây Đô với khối đá đồ sộ sừng sững vuông vức nhô lên trời xanh nom càng uy nghi như bản sử thi bằng đá. Cổng thành, xe ngựa của quan lại nhà Mạc ra vào tấp nập.
Ngồi trong cung điện của thành Tây Đô là quan Tổng Trấn Thanh Hóa đại tướng quân Trung Hậu Hầu Dương Chấp Nhất. Dương Chấp Nhất xuất thân là thái giám nên đôi mắt gian ngoan, khuôn mặt dài nham hiểm, tiếng nói the thé không ra tiếng đàn bà, không ra tiếng đàn ông. Ngồi đối diện với Dương Chấp Nhất là thân vương nhà Mạc Mạc Chính Trung, con của Mạc Đăng Dung, coi sóc việc quân binh của trấn. Hai người vừa ăn sáng, đang ngồi uống nước trà đàm đạo. Chợt có thám mã vào báo:
-Dạ, bẩm tổng trấn, bẩm Hoằng Vương, theo tin tức thám mã từ Sầm Châu đưa về thì Nguyễn Kim, Lại Thế Vinh, Lại Thế Khanh, Vũ Sư Thước, Trịnh Kiểm và các tướng Nam Triều đang đưa Lê Trang Tông cùng 5 vạn quân từ Ai Lao về kinh đô Vạn Lại-An Trường ở Lôi Dương, có lẽ đang chuẩn bị đánh Tây Đô. Dương Chấp Nhất nói:
-Cho ngươi lui, có tin gì mới về bọn Lê Trang Tông và Nguyễn Kim phải báo ngay, rõ chưa?
-Dạ, mạt tướng tuân lệnh.
Mạc Chính Trung hỏi:
-Nguyễn Kim là ai vậy?
Dương Chấp Nhất bê bát nước uống một ngụm, đặt bát xuống và nói:
-Hoằng Vương mới vào Thanh Hóa nên chưa rõ, Nguyễn Kim quê ở Bái Trung, Hà Trung, Tống Sơn, Thanh Hóa, là một dòng họ quan lại lớn thời Lê Sơ. Ông nội Nguyễn Kim là Nghĩa Quốc Công Nguyễn Văn Lang, cha là Trừng Quốc Công Nguyễn Hoằng Dụ. Nguyễn Kim là con trưởng, làm quan dưới triều Lê Sơ đến chức Hữu Vệ điện tiền tướng quân, tước An thành Hầu. Nguyễn Kim là một trung thần của nhà Hậu Lê nhưng cái giỏi của ông ta là khi Mạc Thái Tổ được ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc, Kim không bộc lộ sự chống đối như các đại thần khác. Không rõ Nguyễn Kim trốn về quê từ lúc nào. Năm 1529 mới sang Ai Lao xin vua Sa Đẩu mượn vùng Sầm Nưa làm căn cứ chống nhà Mạc ta. Năm 1530 Nguyễn Kim đã có một lực lượng vài nghìn quân, 1.300 ngựa, 30 thớt voi và nhiều đại thần, nhiều tướng giỏi của nhà Lê theo về. Năm 1530 Nguyễn Kim đem quân về đánh Thanh Hóa nhưng bị quân của Mạc Trúc Hầu, tướng của Mạc Thái Tông đánh bại. Xuân Tân Mão năm 1531, Nguyễn Kim đem toàn lực tấn công về Lôi Dương, đánh bại quân của Nguyễn Kính là tướng của Mạc Thái Tông. Nguyễn Kính lùi quân về Đông Sơn. Tại đây, Nguyễn Kim lại đánh bại Nguyễn Kính, giết và bắt sống quân ta vài nghìn người. Từ Đông Sơn Nguyễn Kim tiến quân ra Gia Viễn, Ninh Bình. Đang mùa tháng 8 trời mưa nhiều, sông Hoàng Long dâng nước. Nguyễn Kính cho quân bộ đánh trước mặt, cho quân thủy đánh tập hậu, quân Nguyễn Kim đại bại phải rút về Ai Lao. Năm 1533, Nguyễn Kim đã tìm được Lê Duy Ninh, con vua Lê Chiêu Tông đưa sang Ai Lao và lên ngôi hoàng đế, đế hiệu là Lê Trang Tông, khôi phục lại nhà Lê gọi là Lê Trung Hưng. Lê Trang Tông đã xuống chiếu “Cần Vương” kêu gọi anh hùng hào kiệt về tụ nghĩa để lật đổ nhà Mạc ta.
Năm 1539 Nguyễn Kim sai Hà Quận Công Lại Thế Vinh, một trong những khai quốc cồng thần của Lê Trung Hưng cùng các con là Lại Thế Mỹ, Lại Thế Đạt và con rể là Trịnh Kiểm từ Ai Lao về men theo sông Chu, sông Cầu Chày đánh chiếm Lôi Dương, đất thang mộc của nhà Hậu Lê. Sau khi chiếm được Lôi Dương, Lại Thế Vinh đã cho xây dựng kinh đô Vạn Lại-An Trường để chuẩn bị đón vua Lê Trang Tông về nước. Từ Lôi Dương, năm 1540 Trịnh Kiểm đã giải phóng được Nghệ An. Từ khi Lê Trang Tông lên ngôi đến nay đã 10 năm, có lẽ nay lực lượng đã lớn mạnh nên Nguyễn Kim đưa Lê Trang Tông và quân đội về Lôi Dương, trước mắt sẽ đánh Tây Đô để giải phóng Thanh Hóa, nối Thanh Hóa với Nghệ An tạo nên lãnh thổ của Nam Triều để đối chọi với nhà Mạc là Bắc Triều.
Mạc Chính Trung nói:
-Đáng lý phải đè bẹp cuộc phiến loạn đó ngay từ đầu. Bây giờ đã phát triển và hình thành Nam Triều Lê Trung Hưng, lòng dân còn nhớ nhà Lê, hưởng ứng chiếu “Cần Vương” nên ngày càng mạnh. Trong khi đó triều Mạc ta mấy năm nay chịu nhiều tổn thất. Năm 1540 Mạc Thái Tông mới 40 tuổi đã mất rồi đến thái thượng hoàng Mạc Thái Tổ cũng mất ngay năm sau đó. Nay giặc sắp tiến đánh Tây Đô, tổng trấn có kế sách gì hay để phá giặc không?
Dương Chấp Nhất nói:
-Trong triều đình Nam Triều, Lê Trang Tông chỉ là ngọn cờ nhà Lê để tập hợp lực lượng trong thiên hạ, còn trụ cột chủ chốt của nhà Lê Trung Hưng là Nguyễn Kim. Cho nên chỉ cần giết được Lê Trang Tông hoặc Nguyễn Kim thì Nam Triều sụp đổ.
Mạc Chính Trung nói:
-Tổng trấn nói phải lắm nhưng theo ta thì giết được Lê Trang Tông, Nguyễn Kim lại tìm được vua khác trong con cháu nhà Lê, chỉ có giết được Nguyễn Kim là cây trụ cột thì không còn ai tài thao lược nữa, ta dễ dàng tiêu diệt Nam Triều. Tổng trấn có mưu kế gì để giết được Nguyễn Kim không?
Con mắt gian manh của Dương Chấp nhất lóe lên một cách tàn ác:
-Có thì có rồi nhưng không biết Hoằng Vương có theo không?
-Làm cho Nam triều, kẻ thù của nhà Mạc sụp đổ sao ta lại không nghe. Tổng trấn nói đi, nhảy vào núi đao biển lửa ta cũng nghe.
Dương Chấp Nhất nói:
-Mai giặc đến, Hoằng Vương đem quân ra phía Tây Tây Đô chống giặc. Hoằng Vương phải giả thua trận và rút quân ra Ninh Bình. Giặc bao vây Tây Đô, ta trá hàng lọt vào hàng ngũ Nam Triều. Chỉ có như vậy mới có cơ hội giết được Nguyễn Kim.
Im lặng một lát, Dương Chấp Nhất nói:
-Kế này trước mắt có hai điều bất lợi.
Mạc Chính Trung hỏi:
-Bất lợi thế nào?
-Không phải là đầu hàng là mạt tướng giết ngay được Nguyễn Kim đâu, phải có thời gian để lấy lòng tin mới tiếp cận ông ta, có thể nhanh thì vài tháng, lâu thì một đến hai năm. Thứ hai ta tạm thời mất Thanh Hóa, nhưng khi Nguyễn Kim chết, Nam Triều bị diệt thì ta lấy lại cũng chưa muộn.
Mạc Chính Trung vui mừng nói:
-Kế hay, việc lớn mà chỉ một hai năm thì có xá gì, tạm cho chúng ngủ nhờ vài đêm ở Thanh Hóa rồi đuổi chúng đi, không sao, thật là diệu kế. Tổng trấn và ta sẽ cùng thực hiện.
Chợt có thám mã vào báo:
-Dạ bẩm Hoằng Vương, bẩm Tổng trấn, Nam Triều đã đưa Lê Trang Tông về Vạn Lại-An Trường, Lôi Dương. Cha con Lại Thế Vinh, Thụy Quận Công Hà Thọ Trường ngự doanh hộ giá. Còn 5 vạn quân gồm bộ binh, kỵ bịnh và tượng binh do Nguyễn Kim chỉ huy đang tiến về Tây Đô.
Mạc Chính Trung nói:
-Rõ rồi, cho ngươi lui.
-Dạ. Đa tạ Hoằng Vương.
Mạc Chính Trung đứng dậy:
-Tạm thời cáo biệt tổng trấn, chúc tổng trấn thành công.
Dương Chấp Nhất đứng dậy:
-Đa tạ Hoằng Vương. Hoằng Vương về nói với hoàng thượng mạt tướng tạm ở lại quân doanh của Nam Triều một thời gian, bao giờ giết được Nguyễn Kim, mạt tướng sẽ về.
-Rồi, cáo biệt tổng trấn.
(Còn nữa)
CVL
Kỳ 14
CHƯƠNG II. NỘI CHIẾN
I
Sáng sớm mùa hè năm 1543, mặt trời phía đông lên quá một con sào tỏa ánh sáng như tơ trắng xóa xuống một vùng rộng lớn chung quanh thành Tây Đô. Nắng rải xuống miền trung du, núi đồi cao thấp phủ đầy cây lá vàng xanh lấp lánh. Xa xa, sông Chu cuồn cuộn đưa nước về hòa với sông Mã ở ngã ba làng Giàng. Thành Tây Đô với khối đá đồ sộ sừng sững vuông vức nhô lên trời xanh nom càng uy nghi như bản sử thi bằng đá. Cổng thành, xe ngựa của quan lại nhà Mạc ra vào tấp nập.
Ngồi trong cung điện của thành Tây Đô là quan Tổng Trấn Thanh Hóa đại tướng quân Trung Hậu Hầu Dương Chấp Nhất. Dương Chấp Nhất xuất thân là thái giám nên đôi mắt gian ngoan, khuôn mặt dài nham hiểm, tiếng nói the thé không ra tiếng đàn bà, không ra tiếng đàn ông. Ngồi đối diện với Dương Chấp Nhất là thân vương nhà Mạc Mạc Chính Trung, con của Mạc Đăng Dung, coi sóc việc quân binh của trấn. Hai người vừa ăn sáng, đang ngồi uống nước trà đàm đạo. Chợt có thám mã vào báo:
-Dạ, bẩm tổng trấn, bẩm Hoằng Vương, theo tin tức thám mã từ Sầm Châu đưa về thì Nguyễn Kim, Lại Thế Vinh, Lại Thế Khanh, Vũ Sư Thước, Trịnh Kiểm và các tướng Nam Triều đang đưa Lê Trang Tông cùng 5 vạn quân từ Ai Lao về kinh đô Vạn Lại-An Trường ở Lôi Dương, có lẽ đang chuẩn bị đánh Tây Đô. Dương Chấp Nhất nói:
-Cho ngươi lui, có tin gì mới về bọn Lê Trang Tông và Nguyễn Kim phải báo ngay, rõ chưa?
-Dạ, mạt tướng tuân lệnh.
Mạc Chính Trung hỏi:
-Nguyễn Kim là ai vậy?
Dương Chấp Nhất bê bát nước uống một ngụm, đặt bát xuống và nói:
-Hoằng Vương mới vào Thanh Hóa nên chưa rõ, Nguyễn Kim quê ở Bái Trung, Hà Trung, Tống Sơn, Thanh Hóa, là một dòng họ quan lại lớn thời Lê Sơ. Ông nội Nguyễn Kim là Nghĩa Quốc Công Nguyễn Văn Lang, cha là Trừng Quốc Công Nguyễn Hoằng Dụ. Nguyễn Kim là con trưởng, làm quan dưới triều Lê Sơ đến chức Hữu Vệ điện tiền tướng quân, tước An thành Hầu. Nguyễn Kim là một trung thần của nhà Hậu Lê nhưng cái giỏi của ông ta là khi Mạc Thái Tổ được ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc, Kim không bộc lộ sự chống đối như các đại thần khác. Không rõ Nguyễn Kim trốn về quê từ lúc nào. Năm 1529 mới sang Ai Lao xin vua Sa Đẩu mượn vùng Sầm Nưa làm căn cứ chống nhà Mạc ta. Năm 1530 Nguyễn Kim đã có một lực lượng vài nghìn quân, 1.300 ngựa, 30 thớt voi và nhiều đại thần, nhiều tướng giỏi của nhà Lê theo về. Năm 1530 Nguyễn Kim đem quân về đánh Thanh Hóa nhưng bị quân của Mạc Trúc Hầu, tướng của Mạc Thái Tông đánh bại. Xuân Tân Mão năm 1531, Nguyễn Kim đem toàn lực tấn công về Lôi Dương, đánh bại quân của Nguyễn Kính là tướng của Mạc Thái Tông. Nguyễn Kính lùi quân về Đông Sơn. Tại đây, Nguyễn Kim lại đánh bại Nguyễn Kính, giết và bắt sống quân ta vài nghìn người. Từ Đông Sơn Nguyễn Kim tiến quân ra Gia Viễn, Ninh Bình. Đang mùa tháng 8 trời mưa nhiều, sông Hoàng Long dâng nước. Nguyễn Kính cho quân bộ đánh trước mặt, cho quân thủy đánh tập hậu, quân Nguyễn Kim đại bại phải rút về Ai Lao. Năm 1533, Nguyễn Kim đã tìm được Lê Duy Ninh, con vua Lê Chiêu Tông đưa sang Ai Lao và lên ngôi hoàng đế, đế hiệu là Lê Trang Tông, khôi phục lại nhà Lê gọi là Lê Trung Hưng. Lê Trang Tông đã xuống chiếu “Cần Vương” kêu gọi anh hùng hào kiệt về tụ nghĩa để lật đổ nhà Mạc ta.
Năm 1539 Nguyễn Kim sai Hà Quận Công Lại Thế Vinh, một trong những khai quốc cồng thần của Lê Trung Hưng cùng các con là Lại Thế Mỹ, Lại Thế Đạt và con rể là Trịnh Kiểm từ Ai Lao về men theo sông Chu, sông Cầu Chày đánh chiếm Lôi Dương, đất thang mộc của nhà Hậu Lê. Sau khi chiếm được Lôi Dương, Lại Thế Vinh đã cho xây dựng kinh đô Vạn Lại-An Trường để chuẩn bị đón vua Lê Trang Tông về nước. Từ Lôi Dương, năm 1540 Trịnh Kiểm đã giải phóng được Nghệ An. Từ khi Lê Trang Tông lên ngôi đến nay đã 10 năm, có lẽ nay lực lượng đã lớn mạnh nên Nguyễn Kim đưa Lê Trang Tông và quân đội về Lôi Dương, trước mắt sẽ đánh Tây Đô để giải phóng Thanh Hóa, nối Thanh Hóa với Nghệ An tạo nên lãnh thổ của Nam Triều để đối chọi với nhà Mạc là Bắc Triều.
Mạc Chính Trung nói:
-Đáng lý phải đè bẹp cuộc phiến loạn đó ngay từ đầu. Bây giờ đã phát triển và hình thành Nam Triều Lê Trung Hưng, lòng dân còn nhớ nhà Lê, hưởng ứng chiếu “Cần Vương” nên ngày càng mạnh. Trong khi đó triều Mạc ta mấy năm nay chịu nhiều tổn thất. Năm 1540 Mạc Thái Tông mới 40 tuổi đã mất rồi đến thái thượng hoàng Mạc Thái Tổ cũng mất ngay năm sau đó. Nay giặc sắp tiến đánh Tây Đô, tổng trấn có kế sách gì hay để phá giặc không?
Dương Chấp Nhất nói:
-Trong triều đình Nam Triều, Lê Trang Tông chỉ là ngọn cờ nhà Lê để tập hợp lực lượng trong thiên hạ, còn trụ cột chủ chốt của nhà Lê Trung Hưng là Nguyễn Kim. Cho nên chỉ cần giết được Lê Trang Tông hoặc Nguyễn Kim thì Nam Triều sụp đổ.
Mạc Chính Trung nói:
-Tổng trấn nói phải lắm nhưng theo ta thì giết được Lê Trang Tông, Nguyễn Kim lại tìm được vua khác trong con cháu nhà Lê, chỉ có giết được Nguyễn Kim là cây trụ cột thì không còn ai tài thao lược nữa, ta dễ dàng tiêu diệt Nam Triều. Tổng trấn có mưu kế gì để giết được Nguyễn Kim không?
Con mắt gian manh của Dương Chấp nhất lóe lên một cách tàn ác:
-Có thì có rồi nhưng không biết Hoằng Vương có theo không?
-Làm cho Nam triều, kẻ thù của nhà Mạc sụp đổ sao ta lại không nghe. Tổng trấn nói đi, nhảy vào núi đao biển lửa ta cũng nghe.
Dương Chấp Nhất nói:
-Mai giặc đến, Hoằng Vương đem quân ra phía Tây Tây Đô chống giặc. Hoằng Vương phải giả thua trận và rút quân ra Ninh Bình. Giặc bao vây Tây Đô, ta trá hàng lọt vào hàng ngũ Nam Triều. Chỉ có như vậy mới có cơ hội giết được Nguyễn Kim.
Im lặng một lát, Dương Chấp Nhất nói:
-Kế này trước mắt có hai điều bất lợi.
Mạc Chính Trung hỏi:
-Bất lợi thế nào?
-Không phải là đầu hàng là mạt tướng giết ngay được Nguyễn Kim đâu, phải có thời gian để lấy lòng tin mới tiếp cận ông ta, có thể nhanh thì vài tháng, lâu thì một đến hai năm. Thứ hai ta tạm thời mất Thanh Hóa, nhưng khi Nguyễn Kim chết, Nam Triều bị diệt thì ta lấy lại cũng chưa muộn.
Mạc Chính Trung vui mừng nói:
-Kế hay, việc lớn mà chỉ một hai năm thì có xá gì, tạm cho chúng ngủ nhờ vài đêm ở Thanh Hóa rồi đuổi chúng đi, không sao, thật là diệu kế. Tổng trấn và ta sẽ cùng thực hiện.
Chợt có thám mã vào báo:
-Dạ bẩm Hoằng Vương, bẩm Tổng trấn, Nam Triều đã đưa Lê Trang Tông về Vạn Lại-An Trường, Lôi Dương. Cha con Lại Thế Vinh, Thụy Quận Công Hà Thọ Trường ngự doanh hộ giá. Còn 5 vạn quân gồm bộ binh, kỵ bịnh và tượng binh do Nguyễn Kim chỉ huy đang tiến về Tây Đô.
Mạc Chính Trung nói:
-Rõ rồi, cho ngươi lui.
-Dạ. Đa tạ Hoằng Vương.
Mạc Chính Trung đứng dậy:
-Tạm thời cáo biệt tổng trấn, chúc tổng trấn thành công.
Dương Chấp Nhất đứng dậy:
-Đa tạ Hoằng Vương. Hoằng Vương về nói với hoàng thượng mạt tướng tạm ở lại quân doanh của Nam Triều một thời gian, bao giờ giết được Nguyễn Kim, mạt tướng sẽ về.
-Rồi, cáo biệt tổng trấn.
(Còn nữa)
CVL
PGS TS Cao Văn Liên
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/viet-nam-dien-nghia-tap-iv-tieu-thuyet-lich-su-ky-14-a10331.html