Nghệ thuật và Khoa học về Thiền (Kỳ 9)

Trân trọng giới thiệu tiếp nội dung cuốn sách " Nghệ thuật và Khoa học về Thiền" của Tiến sĩ Newton Kondaveti, M.D Chitra Jha, được ấp ủ và hình thành bởi Tiến sĩ Newton Kondaveti, M.D do TS Nguyễn Hoàng Điệp hiệu đính sửa chữa bản tiếng Việt lần cuối và Nhà xuất bản Dân Trí ấn hành

Chương 8

Những hạn chế đối với Thiền là gì?

Câu hỏi thường xuyên được hỏi chính là “Liệu có bất kỳ hạn chế nào đối với Thiền không?”. Câu hỏi này ngụ ý rằng có thể có vài tác dụng phụ từ việc thực hành Thiền và người Thiền tập cần lưu ý về chúng trước khi bắt đầu.

chuythienf1b-1644072785.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

 

Ví dụ, thuốc dị ứng thường được biết đến là có nhiều tác dụng phụ nếu như không làm theo chỉ định; thậm chí thực hành Hatha Yoga có thể gây ra tổn thương khi các biện pháp phòng ngừa nhất định không được tuân thủ. Nhưng ở một góc nhìn khác, Thiền không hề có chút hạn chế nào bởi vì không có tác dụng phụ nào gây ra bởi Thiền.Bất kỳ ai cũng có thể Thiền vào bất kỳ lúc nào và ở bất kể đâu. Những tình trạng thể chất như mang thai, cho con bú, kinh nguyệt, hay bị bệnh,v.v không đặt ra bất kỳ rào cản nào cho tập  Thiền. Song, những người dễ bị rối loạn tâm thần nên chậm lại với Thiền, bởi vì với trường hợp của họ, Thiền có thể làm tăng sự kích động cho tâm trí đang mang bệnh. Nếu bệnh tâm thần không nghiêm trọng, họ có thể dễ dàng Thiền với thời gian ngắn. Hành Thiền này nên diễn ra sau một vài bài tập thể chất nhẹ nhàng vì luyện tập thể chất giảm thiểu việc tâm trí lang thang.Cần phải nhớ rằng giống như tất cả các thứ khác, Thiền cũng cần một nền tảng vững chắc. Giống như một ngôi nhà chống chọi được với tất cả moị thay đổi thất thường của thiên nhiên nhờ có nềnmóng nhà vững chãi, Thiền cũng cần phải được học từ căn bản -nền tảng dẫn đến lượng kiến thức rộng lớn. Khi Thiền sau khi đã hiểu hết căn bản của Thiền, chúng ta sẽ không còn bị dao động nữa.

Tương tự, bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu hoặc luyện tập nào, Thiền cũng đi cùng một bộ hướng dẫn. Khi làm theo những hướng dẫn ấy, chúng ta sẽ đạt được lợi ích tối đa từ việc thực hành; nếu không, chúng ta sẽ đánh mất những lợi ích đó. Những hướng dẫn này có thể đến từ những người bạn đồng môn, giáo viên dạy Thiền, internet hay sách vở. Khi có sự ngờ vực, bạn có thể tìm đến một các nguồn lực này để nhận câu trả lời; bên cạnh đó bạn có thể lắng nghe hướng dẫn bên trong mình.

Ngoài những lẽ cũ thường tình tốt đẹp, không có một hạn chế nào khi dấn thân vào con đường Thiền định.

Tóm lược

Thiền không có hạn chế nào vì không gây ra tác dụng phụ.

Các tình trạng thể chất như mang thai, cho con bú, kinh nguyệt, hay bệnh tật, v.v không tạo ra rào cản nào đối với Thiền.

Những người dễ mắc bệnh tâm thần nên chậm lại với Thiền, vì Thiền có thể làm tăng sự kích động cho tâm trí đang mang bệnh của họ.

Thiền tốt nhất nên được diễn ra sau một vài bài tập thể chất nhẹ nhàng bởi vì luyện tập thể chất giảm thiểu việc tâm trí lang thang.

Nếu chúng ta Thiền sau khi hiểu hết các căn bản của Thiền, thì chúng ta sẽ không còn bị dao động nữa.

Những hướng dẫn về Thiền có thể đến từ những người bạn đồng môn, giáo viên dạy Thiền, Internet hay sách vở.

Sự hướng dẫn từ bên trong chính bạn mới là người thầy đích thực.

“Khi Thiền định, giúp ta mở rộng, dang dài đôi cánh của mình như một con chim, cố gắng đi vào sự Vô Hạn, Vĩnh hằng và Bất tử một cách có ý thức, chào đón chúng vào tâm thức đầy khát vọng của chúng ta. Chúng ta nhìn thấy, cảm nhận và phát triển thành toàn bộ Vũ trụ ngập tràn Ánh Sáng - Niềm Vui”.

Sri Chinmoy

(Còn nữa)

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/nghe-thuat-va-khoa-hoc-ve-thien-ky-9-a10405.html