Năm đó, tôi là trung đội phó trung đội thông tin hữu tuyến điện, đại đội chỉ huy trung đoàn phòng không 573 quân khu 5
Để chuẩn bị cho chiến sỹ đón tết thật vui vẻ. Bước sang một giai đoạn mới của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Ban chỉ huy đại đội ra chỉ thị mỗi nhà ở, của mỗi tiểu đội phải có một bàn thờ tổ quốc, phải có ảnh bác Hồ và hai câu đối hai bên. Câu đối này tự sáng tác và tự viết, nói lên cảm nghĩ của mình khi đón tết.
Sau một thời gian chuẩn bị, với một không khí nhộn nhịp hào hứng. Ban chỉ huy đại đội thành lập một tổ thi đua, đi chấm từng tiểu đội để đánh giá và khen thưởng. Tôi cũng là thành viên trong đoàn. Đến kiểm tra thấy anh em chuẩn bị rất tốt nhiều câu đối hay. Chữ nghĩa đối đáp chặt chẽ.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều cái mà đến nay tôi vẫn còn nhớ. Và rất ấn tượng những kỷ niệm khó quên trong những ngày thời điểm đó.
Ấn tượng thứ nhất vẫn là đến tiểu đội hữu tuyến điện. Tiểu đội này do đồng chí Phạm Văn Kính làm tiểu đội trưởng. Kính là lính thông tin trung đoàn 493 đặc công chuyển sang. Kính trình độ văn hóa hồi đó chưa học hết lớp 6, thì đi bộ đội. Nhưng Kính thì có một thành tích trong chiến đấu thì cả trung đoàn ai cũng biết. Năm 1972 trong chiến dịch giải phóng quận lị Hiệp Đức tại cao điểm 312.Kính đã cùng với tổ chốt đánh lùi nhiều đợt tấn công của địch, diệt rất nhiều địch ,vừa bảo đảm thông tin thông tin thông suốt. Sau chiến dịch, Kính được bầu là chiến sỹ thi đua. Được đi dự đại hội chiến sỹ thi đua của quân khu và được tặng thưởng một huân chương chiến công hạng nhì.
Nhưng trong tiểu đội kính nhìn ra thì cũng chẳng có tay nào nghỉ ra câu đối cả. Thằng Trị quê Diễn Châu Nghệ An thì "Vai u thịt bắp " được cái" cày khỏe đập đi hò đứng " cả đời biết câu đối là gì. Thằng Ngơi lại càng không biết.
Gần đến ngày kiểm tra rồi mà tiểu đội vẫn chưa nghĩ ra câu đối gì. Sáng mai là đại đội đi chấm điểm. Tối hôm đó Kính quyết định họp tiểu đội với một nội dung duy nhất là nghĩ ra câu đối. Cuộc họp diễn ra trong không khí im lặng sau khi Kính nói rõ mục đích của cuộc họp. Ngồi mãi chẳng ai nói được câu gì. Khuya rồi. Cuối cùng Suốt có ý kiến. Suốt quê Nam Hà hồi còn ở nhà Suốt là thợ xẻ gỗ. Suốt người cao gầy môi thâm sì ,chân đi chữ bát. Suốt ở bẩn rất ít khi tắm giặt. Trong tiểu đội gọi Suốt là " Mẹ Suốt " đã có lần thằng A Sử nói Suốt là thằng" ấm đầu "
Suốt bảo:
"Các đồng chí cứ gọi tôi là ấm đầu, các đồng chí cứ thử sờ vào đầu mình có ấm không? Không ấm thì các đồng chí chết con mẹ nó rồi "
Nghe Suốt nói vậy cả tiểu đội chỉ nhìn nhau và cười.
Buổi họp hôm ấy Suốt phát biểu. Đây là ý kiến duy nhất trong cuộc họp. Suốt bảo:
"Nếu không có ai nghĩ ra câu hỏi gì, thì tôi xung phong nghĩ ra câu hỏi và viết câu đối tết. "
Câu phát biểu của Suốt làm cho cả tiểu đội hết sức ngạc nhiên. Người thì phân vẫn, cũng có người tin tưởng vì tính cách của Suốt nói vẫn đi đôi với làm.
Đêm đó Suốt thức cho đến sáng làm xong câu đối để kịp dán lên trước khi đoàn kiểm tra đến nhà tiểu đội.
Buổi sáng hôm ấy, đoàn kiểm tra bước vào nhà sau khi đã đi được một số nhà, mọi người ai cũng phải bật cười vì câu đối của Suốt.
Mỗi chữ viết trong câu đối được viết trong vòng tròn, Suốt đã lấy cái bát ăn cơm để vẽ vòng tròn, nhìn cũng lạ mắt. Toàn bộ nội dung của câu đối là:
TẾT ĐẾN CHẲNG TIỀN ,CẦN CHI TẾT.
Vế bên kia đáp lại là:
XUÂN VỀ KHÔNG RƯỢU,THIẾT CHI XUÂN.
Mọi người đọc xong câu đối đó hầu hết là im lặng có người cho rằng về đối đáp là hay ,tết đến đối với xuân về ,chẳng tiền đối với không rượu. Ý cuối cùng là cần chi tết đối với thiết chi xuân.
Câu đối cũng suôn sẻ dễ đọc, dễ nhớ.
Đồng chí Phạm Văn Dũng chính trị viên đại đội thì cho rằng câu đối đó mang tính tiêu cực, không phán ánh được ý chí tiến công cách mạng.
Rời nhà tiểu đội hữu tuyến điện đoàn chúng tôi sang nhà tiểu đội truyền đạt. Tiểu đội này có nhiệm vụ chuyển công văn thư từ xuống tận các đơn vị và lên quân khu .
Câu đối của tiểu đội này do đồng chí Phạm Văn Dô trung đội phó nghĩ ra và viết.
Dô quê Thanh Hóa anh em trong đơn vị vẫn gọi: "Dô ta Dô tà" theo một làn điệu hò Thanh Hóa. Dô nhiệt tình với mọi công việc luôn làm tròn trách nhiệm của người cán bộ, gương mẫu và có chí tiến thủ. Câu đối của Dô là:
LẤY MÁU QUÂN THÙ, LÀM RƯỢU TẾT.
Vế bên kia là :
CHẶT ĐẦU MỸ NGỤY ,GÓI NEM XUÂN.
Sau khi kiểm tra hết các tiểu đội. Đoàn chúng tôi về nhà ban chỉ huy đại đội họp đánh giá nhận xét và chấm điểm.
Đồng chí Dũng chính trị viên đại đội báo cáo toàn bộ những câu đối của các tiểu đội. Cuối cùng đồng chí Ngô Gia khiêu đại đội trưởng kết luận.
Câu đối của tiểu đội hữu tuyến điện tuy có hay về phần đối của hai về nhưng không phán ánh được tinh thần lạc quan cách mạng.
Còn câu đối của đồng chí Dô tiểu đội truyền đạt thì mang tính sát nhân. Chúng ta là bộ đội cách mạng là con em của nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu. Không phải là những kẻ giết người thời trung cổ. Chúng ta không thể lấy máu quân thù làm rượu được. Trung đoàn mà biết kỷ luật chết. Câu đối đó mang tính phát xít .Hai câu đối của hai tiểu đội trên, ngay từ bây giờ các trung đội về phải gỡ bỏ.
Đã gần 50 năm rồi nhưng những hình ảnh ấy , con người ấy không bao giờ phai nhạt, trong tôi đã qua một thời chinh chiến.
Trái Tim Người Lính
Nguyễn Xuân Oánh
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/cau-doi-tet-cua-linh-trong-chien-tranh-chong-my-a10421.html