Chương 15
Thiền và đời sống hằng ngày
Thiền không chỉ là một thực hành nghi thức được thực hiện hai lần một ngày, nó còn hơn cả vậy. Thiền là một lối sống. Thiền không kết thúc khi hết giờ. Thiền không phải là giờ giải lao tạm thời khỏi căng thẳng và công việc hằng ngày. Nó là một quá trình chuyển hoá làm phong phú cuộc sống của chúng ta và những người xung quanh ta.Song, điều đó chỉ xảy ra khi chúng ta mang Thiền “rời khỏi chiếu” và đem vào phần còn lại của cuộc sống. Quá trình này cần nỗ lực hết mình trước khi trở thành một điều tự nhiên, dễ dàng.
Tầm quan trọng của thực hành thiền đúng cách
Thực hành Thiền đúng cách vẫn là một đấu trường mà chúng ta luyện tập các kỹ năng cơ bản, ví dụ như duy trì tập trung vào một nhiệm vụ, quan sát một cách bao dung tất cả những phát sinh từ một khoảnh khắc, hay chấp nhận tất cả trải nghiệm là sự tạm thời và giữ bình tĩnh dưới bất kỳ hoàn cảnh nào. Những kỹ năng cơ bản này phải được sử dụng trọn vẹn từ trải nghiệm sống của chúng ta, và đó cũng như là bài kiểm tra cho mỗi người khi Thiền.
Thậm chí người hành Thiền thuần thục nhất vẫn phải tiếp tục ngồi Thiền, bởi vì nó hoà hợp và mài dũa các kỹ năng tư duy cơ bản mà anh ta cần có trong cuộc sống. Song, Thiền ngồi tự nó chỉ là một sự thực hành. Cuộc sống thực là trò chơi mà tất cả những kỹ năng cơ bản này phải được áp dụng; nếu không, Thiền mãi chỉ là hoạt động khô khan, vô ích và đầy hạn chế. Nó chỉ là một phân đoạn lý thuyết về sự tồn tại của chúng ta mà không có liên hệ nào tới cuộc sống thực tế.Thiền phải đem lại một sự chuyển hoá mãi mãi cho toàn bộ trải nghiệm sống của chúng ta bằng. Những hành vi tư duy mới của chúng ta học được thông qua Thiền, phải được đem vào cuộc sống hằng ngày; và điều đó đòi hỏi nỗ lực không ngừng. Một lượng chuyển hoá nhất định diễn ra tự nhiên, nhưng quá trình đó diễn ra chậm. Trong khoảng thời gian tạm thời đó, chúng ta dễ bị vỡ mộng với việc thực hành của mình và có thể coi toàn bộ quá trình là vô ích. Đó là lý do vì sao kết nối Thiền với các khía cạnh khác của cuộc sống lại rất quan trọng.
Quay trở lại thế giới thực
Khoảnh khắc quan trọng nhất của Thiền là khoảnh khắc khi buổi thực hành kết thúc và chúng ta rời khỏi chiếu Thiền. Vào khoảnh khắc đó, chúng ta có thể quay trở lại với mô thức phản ứng cũ của mình hoặc mang tinh túy của Thiền vào phần còn lại với các hoạt động của chúng ta.Khi Thiền, chúng ta ngồi yên lặng, tách biệt khỏi mọi phiền nhiễu và vượt qua tâm trí qua một thời gian; nhưng ngay khi chúng ta mở mắt, tâm trí quay trở lại trạng thái “bình thường” của nó mà thực chất là khá “bất bình thường”. Khoảnh khắc chúng ta đối mặt với Thế giới, tâm trí bắt đầu nảy từ suy nghĩ này sang suy nghĩ khác, tạo ra nhiều phản ứng cảm xúc và trên thân thể. Thực tế, chúng ta đã cho phép tâm trí của mình làm chủ quá lâu và nó chưa sẵn sàng để từ bỏ vị trí đó một cách dễ dàng.
Đưa Thiền vào những sự kiện của đời sống thường ngày không phải là quá trình đơn giản. Điểm chuyển giao giữa kết thúc phiên Thiền và bắt đầu “cuộc sống thực” của chúng ta là một cú nhảy dài. Sự thật, nó quá dài đối với hầu hết chúng ta. Đối diện với cuộc sống thực, chúng ta thấy sự bình tĩnh và tập trung của mình bốc hơi chỉ qua vài phút. Song, đã để lại cho chúng ta cảm giác rõ ràng chẳng tốt đẹp gì hơn so với trước kia. Mặc dù, không dễ để không bị làm phiền bởi cuộc sống, nhưng chúng ta vẫn phải học kỹ năng quan trọng này để tiếp tục kết nối việc thực hành Thiền với cuộc sống hàng ngày.
Trạng thái tâm trí thiền
Mục đích chính của Thiền là để sống cuộc sống hân hoan và bình an; và vì thế chúng ta cần nuôi dưỡng trạng thái tâm trí Thiền.Nó được coi là trạng thái tinh thần cao nhất có thể đạt được. Khi cuộc sống trở nên như Thiền, thì gần như không có sự khác biệt nào giữa Thiền ngồi và phần còn lại của trải nghiệm sống. Một trạng thái trượt vào cái còn lại một cách tự nhiên và chúng ta không bị làm phiền thậm chí giữa những áp lực không ngừng của cuộc sống.
Phòng thí nghiệm cuộc sống
Cuộc sống của chúng ta chính là phòng thí nghiệm để thực hành những gì chúng ta học được từ Thiền. Những giác ngộ sâu sắc xảy ra khi Thiền, thậm chí các giác ngộ sâu sắc hơn có thể xảy ra khi chúng ta thực sự kiểm tra bản thể nội tâm của mình giữa những hoạt động hàng ngày. Đó là khi ta đối diện với động cơ thực sự của mình và bộ áo giáp giả tạo mà chúng ta mặc để tồn tại ở Thế giới này.
Khi Thiền, chúng ta quan sát hơi thở và trải nghiệm khác khởi sinh ở bất kỳ thời điểm nhất định nào; từ phòng thí nghiệm cuộc sống, chúng ta quan sát cơ chế cảm xúc và ham muốn của riêng mình.
Nhập Thiền, tâm trí cố gắng đánh lạc hướng chúng ta bằng cách lao vào những sao nhãng lý thú. Chúng ta chỉ việc nhận ra phiền nhiễu này và chú tâm trở lại với hơi thở. Trong cuộc sống hằng ngày, vốn đầy rẫy sự sao nhãng, phân tâm, chúng ta phải nhận biết mọi sự phân tâm và quay trở về với việc ta đang làm.
Lúc Thiền, chúng ta học cách không thúc ép hành động thở, mà cho phép nó đơn giản diễn ra một cách tự nhiên. Tương tự, chúng ta không được ép buộc bất cứ điều gì xảy ra, mà để cuộc sống tự diễn ra ở nhịp độ tự nhiên của nó. Chúng ta nên trôi theo dòng và không có lội ngược dòng chảy.Cuộc sống mang đến những thử nghiệm và thách thức cần thiết để khắc sâu thêm việc thực hành Thiền của chúng ta và làm cho nó thêm chân thực. Cuộc sống là bài kiểm tra axit để chỉ chúng ta thấy liệu chúng ta có đang trung thực với việc Thiền của mình không hay đang lừa dối. Cuộc sống đánh giá năng lực bằng cách gửi cho chúng ta từ bài kiểm tra này đến bài kiểm tra khác.Nếu việc Thiền của chúng ta không giúp chúng ta đương đầu với những xung đột và khó khăn hằng ngày, thì điều này chỉ có nghĩa là Thiền mà chúng ta đang thực hành lâu nay thật hời hợt và vì vậy rất ít hữu dụng. Nếu các phản ứng cảm xúc hằng ngày không rõ ràng hơn và dễ quản lý hơn, thì nó có nghĩa là chúng ta đang lãng phí thời gian của mình.
Hiện diện trong mọi khoảnh khắc
Thiền là hiện hữu ở khoảnh khắc hiện tại; quan sát, nhận biết và chấp nhận bất cứ điều gì đang hiện diện tại thời điểm đó. Nó sống trọn vẹn từng khoảnh khắc. Chỉ sự hiểu biết nhỏ này thôi mà mang sức mạnh to lớn để thay đổi chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Thành công của Thiền không phải được chứng minh bởi các trải nghiệm kỳ lạ mà ta có khi ngồi yên lặng. Nó được chứng minh bởi sự chánh niệm từng khoảnh khắc về mọi sắc thái nhỏ bé của cuộc sống, khiến ta chắc chắn về điều gì dành cho chúng ta và điều gì không thích hợp với chúng ta.Quá trình suy nghĩ thông thường của chúng ta được quản lý bởi cảm xúc và các điều kiện quá khứ, nhưng một tâm trí Thiền phản hồi một cách khách quan trước mỗi tình huống. Nó trở nên trực quan hơn, và trực quan giúp chúng ta tin tưởng vào bản thân. Khi niềm tin vào bản thân tăng lên, chúng ta bắt đầu tin tưởng cả Thế giới. Khi Thiền, chúng ta không cố gắng đi đến một nơi khác. Chúng ta cho phép bản thân có mặt ở chính xác nơi ta đang ở. Khi chấp nhận mọi thứ như nó đang có trong khoảnh khắc hiện tại, chúng ta thoát ra khỏi cách riêng của mình.
Sự chánh niệm thanh khiết
Thực hành Thiền định thường xuyên khiến chúng ta tỉnh thức trước mọi hành động của mình.Đó là, một trạng thái chính niệm thuần khiết. Ở trạng thái này, chúng ta tỉnh thức về mọi việc mình làm; ví dụ như đi bộ, đứng dậy, ngồi xuống, nói, ăn, làm việc, giữ yên lặng, lái xe, nằm xuống,v.v… Việc thực hành này giúp chúng ta tạo ra kết quả tốt hơn từ cuộc sống hằng ngày. Chúng ta trở nên năng suất hơn và mắc lỗi ít nhất.Trạng thái chính niệm thanh khiết là trạng thái sẵn sàng tinh thần, mà ở đó bất cứ điều gì xảy ra cũng được giải quyết ngay lập tức. Ở trạng thái này, tâm trí không bị gánh nặng với những bận tâm về quá khứ hay lo lắng về tương lai; và hệ thần kinh luôn tỉnh táo, đàn hồi. Chính niệm làm cho chúng ta giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả và ít ồn ào nhất. Ta đều biết rằng khi một tình huống khó khăn nảy sinh, chúng ta không thể đứng đó với sự bàng hoàng hay chạy vào một góc yên tĩnh nào đó để Thiền. Khi đối mặt với mọi tình huống, chúng ta đơn giản là phải giải quyết nó. Và trong những trường hợp hiếm hoi, khi không giải pháp nào có vẻ khả thi, chúng ta phải ngừng lo lắng về nó và tiếp tục với việc kế tiếp đang cần sự chú ý của ta.Cuối cùng, bản thân sự chính niệm là một người thầy, người trò và là bài học. Nó dạy chúng ta rằng tất cả mọi trạng thái tâm trí đều có thể là trạng thái Thiền. Giận dữ, sợ hãi, buồn bã, hận thù, nóng vội, bối rối, chán ghét, khinh thường, ganh tị, thịnh nộ, buồn tẻ hay nghi ngờ cũng đều thú vị và hữu ích để trải nghiệm giống như sự nhiệt tình, hạnh phúc và niềm vui, hoan hỷ. Tất cả trạng thái tâm trí và trạng thái cơ thể giúp chúng ta biết chính mình tốt hơn. Tất cả những gì chúng ta phải làm là dừng lại, quan sát và lắng nghe. Nó theo cách khác, chúng ta phải duy trì tỉnh thức và gần gũi với bất cứ điều gì được bày ra trước mắt ta trong từng khoảnh khắc.
Song, thực tế là chỉ khi chúng ta có thói quen thực hành Thiền đúng cách, nếu không sẽ rất khó để duy trì chính niệm mọi lúc mọi nơi.
Thực hành tỉnh thức
Trong cuộc sống, chúng ta có thể tỉnh thức trước mọi việc mình làm. Một việc đơn giản như mở cửa cũng có thể là một bài tập rèn luyện sự tỉnh thức khi chúng ta nhận biết về tay của mình đang nắm cánh cửa; cửa mở ra, người chúng ta đi qua cửa và cửa đóng lại sau lưng. Quá trình tự động đơn giản này có thể đưa chúng ta đến thời điểm hiện tại.
Tỉnh thức là một sự thực hành cực kỳ nghiêm ngặt và đòi hỏi khắt khe, nhưng nó tạo ra trạng thái linh hoạt về tinh thần mà không gì có thể so sánh.
Thiền và cảm xúc
Một tâm trí Thiền định khiến chúng ta biết được mức độ chúng ta phải chịu trách nhiệm cho những đau khổ tinh thần của mình. Nỗi thống khổ, sợ hãi và căng thẳng của chúng ta đều do ta tự tạo ra. Khi hiểu được những quá trình tinh thần này, chúng buông thả chúng ta.
Thiền làm cho chúng ta nhìn nhận các cảm xúc của mình rõ ràng hơn và khách quan hơn. Nó dạy chúng ta khám phá từng khía cạnh cảm xúc và không chạy trốn khỏi chúng.
Giống như Thiền ngồi không phải là ngừng dòng suy nghĩ của chúng ta; Thiền không phải là đè nén bất kỳ cảm xúc nào đến trong khoảnh khắc nhất định nào đó. Khi ngồi Thiền, ở trạng thái không suy nghĩ xảy ra tự động khi chúng ta quan sát quá trình. Tương tự, khi chúng ta quan sát cảm xúc của mình như giận dữ, sợ hãi, buồn đau,v.v…, trạng thái không tức giận, không sợ hãi, không buồn bã tự động phát triển. Giống như dòng suy nghĩ và cảm xúc cũng tiêu tan khi được quan sát.
Thiền động
Khi ngồi Thiền, chúng ta giữ sự chú tâm vào hơi thở. Toàn bộ sự tập trung vào hơi thở luôn thay đổi đưa chúng ta đến ngay thời điểm hiện tại. Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng khi chúng ta chuyển động.
Thiền và các mối quan hệ
Các mối quan hệ mang lại rất nhiều niềm vui nhưng cũng tạo ra những thử thách lớn nhất cho chúng ta. Phần lớn cuộc đời chúng ta dành để tìm kiếm sự thoả mãn thông qua bạn bè, người thân, đồng nghiệp, bạn đời hay những người quan trọng. Và hầu hết các mối quan hệ của chúng ta được quyết định bởi nhiều khuynh hướng từ quá khứ ở cấp độ tiềm thức. Khi bắt đầu quan sát hành vi của mình, ta nhận ra rằng hầu hết thời gian chúng ta phản ứng thay vì hành động.
Thiền định thường xuyên tập trung và củng cố sức mạnh phán đoán của chúng ta và làm giảm khả năng bị tổn thương của chúng ta trước áp lực xã hội. Những phẩm chất này giúp chúng ta cải thiện mối quan hệ của mình. Khi chúng ta bắt đầu liên hệ thế giới theo một cách khai sáng, Thiền đã làm cho các mối quan hệ của chúng ta thay đổi đáng kể. Thay vì đòi hỏi, ngay cả trong tiềm thức, những người khác đã đáp ứng nhu cầu của chúng ta, chúng ta bắt đầu trải nghiệm sự thoả mãn và hài lòng bên trong. Thiền dạy chúng ta cách hợp tác thay vì cạnh tranh; và mối quan hệ hợp tác luôn luôn hứa hẹn sự thỏa mãn sâu sắc.
Thiền và sức quyến rũ
Cuộc sống Thiền định làm cho chúng ta quyến rũ và thu hút hơn. Giống như sức mạnh của một nam châm điện phụ thuộc vào sức mạnh của dòng điện chạy qua dây, thì sức mạnh của lực hút con người phụ thuộc vào sức mạnh của prana chảy qua tâm trí. Khi chúng ta ngừng phung phí năng lượng qua những suy nghĩ phân tán, thì sức mạnh ý định sẽ trở nên vô tận. Khi sức mạnh của tâm trí tăng lên, thì sức mạnh của sự quyến rũ từ tính cũng tăng lên. Một người Thiền tập học cách trở nên thật cẩn trọng với từng suy nghĩ và lời nói của mình, bởi vì chúng thu hút ngay lập tức.Truyền dẫn sức hút tăng lên của chúng ta theo một chiều hướng tích cực cùng tình yêu, niềm vui và lòng trắc ẩn sẽ giúp nuôi dưỡng những người xung quanh ta.
Thiền và đời sống làm việc
Các Thiền sinh nhận thấy công việc cũng chính là Thiền động, bởi vì đời sống công việc không thể bị tách rời khỏi đời sống tâm linh. Khi kết hợp những hoạt động hằng ngày với cùng ý thức mà chúng ta đạt được từ Thiền, thì đời sống của chúng ta trở nên hòa quyện vào nhau. Khi chúng ta mang Thiền vào nơi làm việc, thì bất kỳ tình huống nào cũng có thể được xem như bài thực hành Thiền.Nếu ở công sở khi có căng thẳng giữa nhân viên và ban quản lý, bạn có thể tận dụng cơ hội đó để Thiền về sự căng thẳng này.Nếu bạn cảm thấy mất cân bằng, bạn có thể nhắm mắt và quan sát hơi thở của mình một lúc. Hơi thở có thể được quan sát ngay cả lúc mở mắt, nếu như tình huống yêu cầu vậy. Ngoài việc đưa bạn trở lại quỹ đạo, quá trình sạc lại này cũng giúp bạn sáng tạo hơn trong công việc.
Thiền trong khi di chuyển
Di chuyển là thời gian căng thẳng nhất đối với đa phần mọi người. Đây là lúc người ta dễ mất kiên nhẫn, mất lý trí và tức giận. Họ quát tháo vào mặt nhau, hay chửi rủa âm thầm. Tắc đường, giao thông lưu thông có thể làm bốc hơi hết mọi thành quả Thiền buổi sáng, nếu như chúng ta không cẩn thận. Do đó, di chuyển là thời gian tốt nhất để kiểm tra năng lực Thiền của chúng ta. Quan sát hơi thở, tỉnh thức về suy nghĩ, lời nói, cảm xúc và hành động,v.v… giúp chúng ta giữ bình tĩnh trong bất kỳ tình huống thử thách nào.
Thiền trong bệnh tật
Khi đã biết hết tất cả lợi ích của Thiền, nhưng nó vẫn là việc cuối cùng ta làm, khi mắc bệnh. Chúng ta phải nhớ rằng bệnh càng nặng, thì càng phải Thiền. Thiền có tác dụng hỗ trợ, cải thiện phần nào sức khoẻ.
Thực hành nhắc nhở ngắn gọn
Các bài thực hành gợi nhắc,giúp chúng ta duy trì một số lợi ích của Thiền qua suốt một ngày. Bằng cách sử dụng một vài kỹ thuật đơn giản, chúng ta có thể đạt trạng thái Thiền nhanh chóng. Chúng ta có thể chọn tập trung từ một loạt những thứ có sẵn trước cho chúng ta.Cơ thể chúng ta là một đối tượng quan sát rất tốt vì nó chả bao giờ đứng yên. Nó luôn luôn có một số chuyển động để quan sát. Tâm trí cũng là đối tượng quan sát tuyệt vời vì nó chưa bao giờ ngừng tiếng nói. Nóluôn có gì đó để có thể được quan sát trong tâm trí. Nếu như không có gì khác, chúng ta có thể quan sát hiện tượng liên tục của hơi thở. Do đó, chúng ta sẽ không bao giờ tuột mất thứ gì đáng giá khỏi sự chú ý của chúng ta.Bất kỳ công việc lặp lại chúng ta thường làm có thể được chuyển thành Thiền. Chúng ta có thể đếm hơi thở của mình khi rửa chén đĩa, làm vườn, tắm, đi bộ, tập thể dục, hay đánh răng. Bất kỳ công việc nào được làm tự động về bản chất và không đòi hỏi phải ra quyết định khi chúng ta đang làm, nó đều phù hợp cho sự thực hành này.
Thực hiện ba hơi thở sâu, một cho cơ thể, một cho tâm trí và một cho linh hồn, theo thời gian cũng sẽ đưa chúng ta vào trạng thái Thiền. Ba hơi thở nạp năng lượng có thể được thực hiện trước bất kỳ công việc thường làm nào ví dụ như gọi điện thoại, trả lời email hay khởi động xe ô tô. Đây là một cách tuyệt vời để đưa Thiền vào mỗi ngày với tần suất nhiều lần.
Những cách thực hành gợi nhắc này củng cố việc Thiền hằng ngày của chúng ta. Chúng ta phát triển “cơ bắp Thiền” của mình chủ yếu thông qua thực hành thường xuyên. Những “gợi nhắc” này chỉ giúp chúng ta dùng sức mạnh đó vào đời sống hằng ngày.
Tận dụng từng khoảnh khắc
Khái niệm thời gian lãng phí không tồn tại đối với một người Thiền tập nghiêm túc, vì mỗi khoảnh khắc trống có thể được dùng cho Thiền. Ví dụ, nếu bạn đang ngồi lo lắng ở phòng nha khoa, bạn có thể Thiền về sự lo âu này của bạn. Nếu bạn đang đứng xếp hàng ở ngân hàng và cảm thấy khó chịu, bạn có thể Thiền về sự khó chịu của bạn. Nếu bạn đang đứng ở trạm dừng xe buýt, chờ tới lượt xe của bạn, bạn có thể Thiền về dòng suy nghĩ của bạn. Bằng cách này, bạn có thể duy trì tỉnh táo và nhận biết suốt một ngày, tỉnh thức về chính xác điều đang diễn ra từ cuộc sống của bạn.
Khám phá tiềm năng trọn vẹn của chúng ta
Sự phối hợp của kiến thức, hiểu biết và thực hành làm cho cuộc sống của chúng ta hoàn thiện. Khi phát triển tới trạng thái tâm thức cao hơn, chúng ta không còn bị mất cân bằng bởi các tình huống cuộc sống và phiền nhiễu khác nhau.Dần dần, trạng thái tâm thức cao hơn đạt được khi Thiền trở thành trạng thái tâm thức bình thường của chúng ta và phát triển thành tâm thức vũ trụ. Đó là lúc chúng ta bắt đầu nhận thức được toàn thể Vũ trụ này là một phần của chúng ta. Khi nhận thức này hé mở, dòng chảy tình yêu mạnh mẽ bắt đầu tuôn trào giữa Thế giới và chúng ta, và chúng ta bắt đầu bộc lộ tiềm năng trọn vẹn của mình khi là một con người.
Tóm lược
Thiền không chỉ là một sự thực hành đúng cách mà nó được thực hiện hai lần một ngày; hoặc còn hơn thế nữa.
Thiền không kết thúc khi hết giờ.
Thiền phải đem lại sự chuyển hoá mãi mãi về toàn bộ trải nghiệm sống của chúng ta, bằng cách cách mạng tất cả khía cạnh của cuộc sống.
Khoảnh khắc quan trọng nhất của Thiền là khoảnh khắc mà chúng ta kết thúc buổi thực hành và rời khỏi chiếu Thiền.
Khoảnh khắc chúng ta đối diện với Thế giới, tâm trí bắt đầu nảy từ suy nghĩ này sang suy nghĩ khác, sinh ra các phản ứng về cảm xúc và trên thân.
Đem Thiền vào các sự kiện của cuộc sống hàng ngày không phải là một quá trình đơn giản.
Mục đích chính của Thiền là sống một cuộc sống vui vẻ và bình an; và chính vì vậy, ta cần nuôi dưỡng trạng thái tâm trí Thiền, được coi là trạng thái tinh thần cao nhất có thể đạt được.
Cuộc sống của chúng ta là một phòng thí nghiệm mà ở đó thực hành những gì chúng ta học được từ Thiền.
Cuộc sống mang đến những thách thức và bài kiểm tra cần thiết để khắc sâu sự thực hành Thiền của chúng ta và làm nó trở nên chân thực hơn.
Thiền là sự thực hành chính niệm từng khoảnh khắc.
Nếu Thiền không giúp chúng ta giải quyết các xung đột và khó khăn hằng ngày, thì nó vô cùng hời hợt và ít hữu dụng.
Thực hành Thiền thường xuyên làm cho chúng ta tỉnh thức về tất cả hành động của mình.
Trạng thái chính niệm thanh khiết là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần, đạt được thông qua thực hành liên tục.
Trong cuộc sống, chúng ta làm nhiều việc một cách tự động, nhưng sự tỉnh thức khiến ta nhận biết việc chúng ta đang làm.
Tỉnh thức là bài thực hành 24/7.
Trạng thái tâm trí Thiền khiến cho ta biết ở mức độ nào để chúng ta chịu trách nhiệm cho những khổ sở tinh thần của chính mình.
Thiền khiến chúng ta nhìn nhận những cảm xúc của mình rõ ràng hơn và khách quan hơn.
Khi chúng ta bắt đầu liên hệ với Thế giới theo một cách khai sáng về các mối quan hệ của chúng ta được thay đổi đáng kể.
Cuộc sống tậpThiền khiến chúng ta thu hút và quyến rũ hơn.
Người tập Thiền coi công việc là Thiền động, không thể tách rời đời sống công việc và khỏi đời sống tâm linh của chúng ta.
Quan sát hơi thở, tỉnh thức trước dòng suy nghĩ, lời nói, cảm xúc và hành động, v.v…, làm ta giữ bình tĩnh ở mọi tình huống thử thách.
Chúng ta có thể chữa khỏi mọi vấn đề sức khoẻ của mình bằng Thiền, mà không cần dùng đến bất kể một viên thuốc nào.
Thở sâu 3 lần theo thời gian cũng đưa chúng ta vào trạng thái Thiền.
Khái niệm thời gian lãng phí không tồn tại đối với một người tập Thiền nghiêm túc, bởi vì mỗi khoảnh khắc trống đều có thể sử dụng cho Thiền.
Khi tập Thiền phát triển đến trạng thái tâm thức cao hơn, chúng ta không còn bị mất cân bằng bởi các tình huống cuộc sống và mọi phiền nhiễu khác.
Dần dần, trạng thái tâm thức cao hơn đạt được trong Thiền trở thành trạng thái tâm thức bình thường của chúng ta và phát triển thành tâm thức Vũ trụ.
“Chúng ta sẽ còn nhìn vào sự vĩ đại của người khác, sự giác ngộ của người khác bao nhiêu kiếp sống nữa? Chúng ta sẽ còn hát những bài ca, ngợi khen việc Thiền định của kẻ khác, sự giác ngộ của kẻ khác bao nhiêu kiếp sống nữa? Nếu chúng ta hát những bài ngợi ca việc Thiền và giác ngộ của người ta, liệu nhiều vấn đề cá nhân của chúng ta có được giải quyết? Chỉ có việc Thiền của chúng ta, sự giác ngộ của chúng ta mới có thể làm được thôi.”
Brahmarshi Patriji
(Còn nữa)
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/nghe-thuat-va-khoa-hoc-ve-thien-ky-16-a10590.html