Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành". Khoảng chừng 5 phút sau giám thị mời cậu bé lên gặp hiệu trưởng. Cậu bé ngạc nhiên hỏi:"Có chuyện gì vậy thầy?".Thầy giám thị mặt lạnh như băng nói: " tôi không biết". Vừa đi vừa run cậu suy nghĩ thật kỹ những việc làm sáng nay, tất cả đều ổn. Đến trước cửa phòng hiệu trưởng cậu lấy hết sức bình sinh bước vào: "Thưa Thầy...". Thầy hiệu trưởng nhìn cậu từ đầu đến chân, thầy nhìn đến đâu cậu lạnh người đến đó như đọc truyện Liêu trai chí dị, thầy hỏi : "cậu có biết vì sao tôi gọi cậu lên đây không?", cậu thoáng nghĩ "có trời mới biết!", và rụt rè ấp úng: "Thưa... Thầy...em... Không...không...biết".
Thầy hiệu trưởng nghiêm giọng ;" Sao cậu vô lễ với giáo viên". Kêu trời không thấu, cậu trả lời chắc nịch: "Em chưa bao giờ vô lễ với thầy cô. E xin thề trên đầu em gái của em". ( cậu bắt chước các nước phương Tây khi khẳng điều gì hay thề trên đầu con gái mình. Cậu chưa có con gái thì thề trên đầu em gái cho lời thề văn minh một chút. Hồi đó ở vùng quê thường thề theo kiểu " Lương sơn Bá, Chúc Anh Đài").
Thấy cậu học trò này không chịu nhận lỗi, thầy liền nói luôn : "Cậu đã vô lễ với Cô Đơn dạy văn trường mình!". Cậu nghe xong bật ngửa, té ra do mình hát và Cô Đơn cũng đang cô đơn. Cậu nói: "Thưa thầy em bị oan, em hát một cách vô tình đâu có biết Cô Đơn đi ngang qua ". Cậu biện minh tiếp: "cô đơn trong bài em hát là tính từ", " Cô Đơn mà Thầy nói là tên riêng". Thầy Hiệu trưởng hơi ngập ngừng một chút, rồi tiếp: "nhưng sao cậu lại hát nhạc vàng". Cậu học trò thở phào nhẹ nhõm vì thoát khỏi tội "vô lễ với giáo viên", cậu nói: "Thưa Thầy, em không biết nhạc có màu ạ! Em nghe Ba em hát, em hát theo và chỉ nhớ đúng hai câu". Thầy Hiệu trưởng lắc đầu bực bội: "không phải nhạc có màu, mà loại nhạc đó không được hát". Cậu học trò ngạc nhiên hỏi: " nhạc màu gì là hát được: đỏ, xanh, tím, trắng... Chắc tụi em là học sinh thì hát nhạc trắng phải không ạ?". Thầy Hiệu trưởng giơ tay lên trời giống như Chu Du ngửa mặt lên trời than: "Trời đã sinh Du, còn sinh chi ra Lượng". Sự việc chuyển từ giáo dục học sinh sang việc phản biện màu của nhạc. Cậu học trò thấy hứng thú nói tiếp:"Vậy bài hát nào thuộc màu nào Thầy ơi!". Hiệu trưởng thấy sự gặp gỡ này đã đi quá xa, nên nhẹ nhàng nói: "Thôi em về lớp, sau này rút kinh nghiệm không hát những bài nội dung tương tự như vậy". Cậu học trò mừng rơn: "cảm ơn Thầy! Em sẽ rút kinh nghiệm" . Sợi dây " rút kinh nghiệm" kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác...
Đúng là họa vô đơn chí ... !
Chuyện quê
Huynh Thuy
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/hoa-vo-don-chi-a10645.html