Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Sở VH,TT&DL tỉnh Quảng Ngãi; lãnh đạo huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mộ Đức; đại diện họ Trần Việt Nam, họ Trần tỉnh Quảng Ngãi, họ Trần tại các xã trong huyện; lãnh đạo xã Đức Lân cùng đông đảo bà con tộc họ Trần và các họ trong xã.
Khu nhà Từ đường và miếu thờ thất đại công thần Tây Sơn tại xã Đức Lân- Mộ Đức
Quang cảnh buổi lễ
Bà Nguyễn Thị Ái Nhi, PCT UBND xã Đức Lân báo cáo về di tích Trần tộc Từ đường- Tú Sơn và miếu thờ thất đại công thần Tây Sơn
Miếu thờ thất đại công thần Tây Sơn
Riêng đối với Trần Quang Diệu, ông là người văn võ toàn tài, được Hưng Quốc hội cử vào Côn Quang học xá gặp thầy Hiến và ông Nhạc để luận bàn khởi nghĩa. Dưới cờ Tây Sơn, ông là một trong “ Thất hổ tướng ” và lập nhiều chiến công. Nhưng tên tuổi Trần Quang Diệu sống mãi trong lòng dân tộc không hạn định ở tài cầm quân xông pha trận mạc hay chức trọng quyền cao mà chủ yếu ở đạo đức và tấm lòng trung chính tín nghĩa của ông. Nhờ vậy mà khi lên ngôi, vua Thái Đức liền phong ông chức Thiếu phó; Khi biết mình lâm trọng bệnh, Hoàng đế Quang Trung liền triệu ông về kinh phó thác con côi. Sau đó được vua Cảnh Thịnh phong chức Thái phó.
Trần Quang Diệu và vợ là Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng là những vị tướng tiêu biểu cố chèo chống con thuyền Tây Sơn cho đến khi bị bắt.
Sinh thời ông Trần Văn Giáo lập nhà thờ Tú Sơn chỉ để thờ vọng tổ tiên đã được thờ chính thức ở Văn Bân. Đến đời ông Trần Quang Đài thì thờ những vị đã hy sinh vì đại nghĩa như Trần Quang Lục, vợ chồng Trần Quang Diệu, cùng con là Trần Bích Xuân và ông Đài cũng thờ cúng cha là Trần Văn Giáo, bác là Trần Văn Thạnh dù không biết hai người đang ở đâu, còn hay mất. Sau đó vì già yếu nên giao việc thờ cúng cho con là ông Trần Văn Chẩn.
Sau khi nhà Tây Sơn mất Hưng Quốc hội biến thành Bảo Nghĩa hội bí mật cử ông Trần Văn Chẩn, cháu gọi ông Trần Quang Diệu bằng chú trông coi 30 mẫu ruộng và lập miếu thờ bảy công thần sáng lập nhà Tây Sơn trong khuôn viên nhà thờ họ Trần ở Tú Sơn gồm: Tổ sư Nguyễn Văn Chương; Thái bảo Nguyễn Văn Huấn; Đại Tư mã Tổng Tư lệnh Quân đội Nguyễn Văn Danh; Thái phó Trần Quang Diệu; Đại tướng tổng quản Bùi Thị Xuân; Đại tư đồ Võ Văn Dũng và Đại đô đốc Trần Quang Lục.
Thực hiện yêu cầu của Bảo Nghĩa hội, ông Chấn xây một miếu thờ phía Tây Nam trước Từ đường nhưng không dám để bài vị, chỉ quanh năm hương khói và bí mật tế lễ xuân thu nhị kỳ. Đến khi ông Đài mất thì lấy ngày ông Đài qua đời 13/03 âm lịch làm ngày Giỗ tổ hiệp kỵ Thất đại Công thần Tây Sơn trong Từ đường.
Trần tộc từ đường Tú Sơn và Miếu thờ Thất đại Công thần Tây Sơn trải qua hơn 200 năm, đã nhiều lần được xây dựng lại vì hỏa hoạn và bom đạn chiến tranh hư hỏng nhưng con cháu tộc Trần – Tú Sơn đã ý thức được trách nhiệm đối với tổ tiên và những anh hùng đã hy sinh vì đại nghĩa của dân tộc nên động viên nhau góp công của để xây dựng lại Từ đường và Miếu thờ nên mới có một hình thức tôn nghiêm như ngày nay.
Đặc biệt, tộc Trần- Tú Sơn đã minh chứng rằng những anh hùng đã xây dựng triều đại Tây Sơn dù chỉ tồn tại trong ba thập kỷ nhưng đã làm nên những chiến công sáng ngời trong lịch sử dân tộc. Tên tuổi những anh hùng nông dân áo vải ấy nay đã hòa vào hồn thiêng sông núi nhưng vẫn trường tồn trong mỗi con tim Việt Nam.
Ông Võ Việt Cường, TP VHTT huyện công bố QĐ của UBND tỉnh xếp hàng di tích lịch sử
Ông Bùi Văn Tiến, Phó GĐ Sở VH,TT và DL tỉnh và ông Võ Việt Cường, TP VHTT huyện trao Bằng di tích cho lãnh đạo xã Đức Lân
và đại diện tộc họ Trần- Tú Sơn
Đại diện Họ Trần Việt Nam và họ Trần tỉnh Quảng Ngãi trao Kim tượng của Họ Trần VN cho họ Trần- Tú Sơn
Tại buổi lễ, sau khi công bố Quyết định của UBND tỉnh và trao Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh họ Trần tộc Từ đường- Tú Sơn và và miếu thờ Thất đại công thần Tây Sơn, ông Trần Bảo Phát, đại điện họ Trần Việt Nam và ông Trần Văn Thường đại diện họ Trần tỉnh Quảng Ngãi cũng đã trai kim ngân tượng họ Trần Việt Nam cho Trần tộc Từ đường –Tú Sơn.
Tại buổi lễ, ông Phạm Ngọc Lân, Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức chúc mừng dòng tộc họ Trần- Tú Sơn và xã Đức Lân vinh dự đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh; ông cũng mong rằng trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền, dòng họ Trần- Tú Sơn cần thực hiện tốt Luật di sản văn hóa, kiện toàn ban quản lý di tích cấp xã, quản lý tốt di tích, huy động các nguồn lực để bảo tồn, phát huy di tích, tạo điều kiện cho thầy cô giáo, học sinh, sinh viên và du khách trong và ngoài huyện đến tham quan, tìm hiểu di tích; tăng cường công tác tuyên truyền, nhất là đối với thế hệ trẻ, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chung tay bảo vệ các giá trị văn hóa, xứng tầm di tích lịch sử cấp tỉnh.
Các đại biểu lãnh đạo huyện dâng hương tại miếu thờ thất đại công thần Tây Sơn
Ông Trần Thủ Khoa, đại diện tộc họ Trần - Tú Sơn có lời cảm ơn các cấp, xin hứa trong thời gian đến tộc họ Trần – Tú Sơn luôn cố gắng giữ gìn, bảo vệ di tích luôn sạch đẹp; đối với con cháu họ Trần giữ nếp tế lễ hàng năm, luôn đoàn kết, hướng về cội nguồn của ông cha đã dựng nên, từ đó nêu cao trách nhiệm của dòng tộc đối với tổ tiên, rèn luyện đức tài, luôn giữ tộc họ Trần – Tú Sơn là điểm sáng về đoàn kết- nói hay- làm đẹp, góp phần xây dựng quê hương Đức Lân ngày càng vững mạnh, giàu đẹp.
Bài, ảnh: Nguyễn Đăng Lâm