Ý nghĩa nghệ thuật tranh khỏa thân

Nói đến vẽ khỏa thân, mặc dù không còn mới mẻ, nhưng đối với xã hội, việc này vẫn được coi như là một mảng hết sức nhạy cảm. Chính vì thế, để có thể sáng tác được những tác phẩm tranh khỏa thân thực sự nghệ thuật, thì tinh thần "thoát tục" của những người tham gia, từ họa sĩ cho đến người mẫu, là rất cao

tranh-khoa-than-1650806204.jpg
 

 

Tôi là một cô gái khi mới bắt đầu xem những bức tranh khỏa thân tôi vội che mắt đi nhưng sau tôi thấy có những nét dịu dàng và tôi đã xem lại cùng cố gắng tìm hiểu về nghệ thật này và ý nghĩa của nghệ thuật. Dần dần tôi đã hiểu được ý nghĩa sâu xa của nghệ thuật khỏa thân. Ngoài việc kén người xem thì dòng tranh vẽ khỏa thân này cũng có rất ít họa sĩ dám dấn thân vào. Họa sĩ nào cũng muốn vẽ một bức tranh bất hủ để đời với giá trị nghệ thuật cao. Muốn vậy, nhưng chỉ có số ít người thực sự làm được điều đó. Vì chỉ cần một chút sơ suất thôi thì mọi chuyện sẽ khác.

Tranh khỏa thân thật kén chọn người, không phải ai cũng có thể thưởng thức được vẻ đẹp của tranh vẽ khỏa thân. Đa số trong chúng ta, khi nghe đến “khỏa thân” đã cảm thấy không được thiện cảm. Điều đó làm cho chúng ta có cái nhìn hạn chế khi thưởng thức tranh. Và cũng làm cho dòng tranh này khó có cơ hội phát triển rực rỡ như những dòng tranh khác. Ai có cảm xúc và có nét nhìn nghệ thuật sâu mới có thể dám nhìn và vẽ dòng tranh đó. Khỏa thân là một truyền thống trong nghệ thuật phương Tây, và đã được sử dụng để thể hiện lý tưởng về vẻ đẹp nam và nữ và các phẩm chất khác của con người. Tôi thấy ở phương Tây các đền thờ hay trong hang động đều có những tác phẩm khỏa thân, là một phần của truyền thống Ấn Độ giáo về giá trị của tình dục, và ở nhiều vùng khí hậu ấm áp khỏa thân một phần hoặc hoàn toàn là phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Nhật Bản có một truyền thống tắm chung cả nam và nữ tồn tại cho đến gần đây, và thường được miêu tả trong các bản in khắc gỗ.

Ở Hy Lạp cổ đại, nơi khí hậu ôn hòa thuận lợi cho việc mặc quần áo nhẹ nhàng hoặc khỏa thân bất cứ khi nào thuận tiện, và các vận động viên nam thi đấu tại các lễ hội tôn giáo hoàn toàn khỏa thân, và tôn vinh cơ thể con người, việc người Hy Lạp liên tưởng đến hình thức khỏa thân nam là hoàn toàn tự nhiên, nó có ý nghĩa chiến thắng, vinh quang, và thậm chí là có tư cách đạo đức.

Trong các họa sĩ lớn của thời kỳ Phục hưng, có nhiều người tập trung vào chủ đề tôn giáo, thường phải có người bảo trợ bao gồm cả chính Đức Giáo Hoàng. Tôn giáo đã thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày trong thời đại này, cộng hưởng sâu sắc với cả các họa sĩ và những người mà họ phục vụ. Rất nhiều trong số những bức tranh tôn giáo này thuộc hàng những công trình vĩ đại nhất của nghệ thuật thời Phục hưng. Ở thời kỳ này, những truyền thuyết, thần thoại Hy Lạp – La Mã bắt đầu sống dậy và trở thành suối nguồn sáng tạo cho các tác phẩm hội họa. Để phản ánh sự yếu đuối, mỏng manh của con người, các họa sĩ Phục Hưng thường để nhân vật trong tranh lộ nguyên phần xác.

Đối với nghệ thuật Phục Hưng, khỏa thân bỗng trở thành tâm điểm của sáng tạo nghệ thuật, gợi nhớ về một thuở con người sống rất “thiên nhiên”.

tranh-khoa-than2-1650806204.jpg
 

 Không có một môi trường nghệ thuật nào lại phù hợp với sự khám phá cũng như sự giải thích sự vật tự nhiên - với một sự đồng thuận trong giai đoạn hình ảnh và ý tưởng một cách dễ dàng bằng một bức vẽ. Bức vẽ đồng thời cũng là một trường thử nghiệm và kiểm chứng khó bì, ở đó tính sáng tạo thường ở dạng để ngỏ đầy gợi mở đã ghi lại những dấu ấn trực tiếp và bộc phát.

Với sự nâng cao vai trò của khoa học tự nhiên, thì chính con người cũng trở thành "vấn đề", đồng thòi cũng là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Và thế là trên lĩnh vực nghệ thuật, tầng lớp thị dân cũng đã bồi đắp nên hình tượng con người của mình, tương phản với hình tượng thời phong kiến: thù ghét tự nhiên, thù ghét thân thể da thịt, tiêu thù nhân cách.

Tinh thần cởi mở hướng ra thế giới, khát vọng sống đã làm nảy sinh cả hứng thú hướng vào con người nguyên sơ lõa thể, cũng như làm nảy sinh sự vui thú hướng vào hình ảnh đẹp đẽ cả về tinh thần lẫn thể chất. Và như vậy hình thành nên một phần giá trị nhân văn của thời đại đó: Lòng ham muốn nghiên cứu con người và nắm bắt được hình ảnh của nó để thể hiện thành công trong nghệ thuật

Tự tôi nhận thấy tranh khỏa thân còn là nét đẹp của con người của tiên nữ thiên thần và cũng là nét đẹp nữa của tình yêu đôi lứa chung thủy. Tôi chia sẻ và hy vọng mọi người vượt qua được sự nóng bỏng để hiểu được ý nghĩa sâu đậm của tranh khỏa thân… thiên thần tự nhiên.

Bằng nhiều cách, xã hội chúng ta đã bị chai lì với hình ảnh lõa thể. Ta thấy chúng ở khắp nơi, nhưng thường là trốn sau cái gì đó, thí dụ một vai diễn, một loại nước hoa mà người ta bán, hoặc một sự nghiệp mà họ bảo vệ bằng cách phơi mình ra. Nhưng trong những tác phẩm nghệ thuật khỏa thân, không có một cái gì để trốn ở phía sau. Đó là con người ở hình thái trơ trọi nhất, và đó là cái mà ta có thể chưa bao giờ quen nhìn. Càng về sau nghệ thuật khỏa thân càng mô phỏng và tự do hơn. Các nghệ sỹ và tác phẩm sau này bắt đầu đưa người xem tới khái niệm cái tôi cá nhân khi chứng kiến các hình thức khỏa thân, vì đơn giản ngày nay, người ta có thể nhìn thấy các cơ thể không áo quần ở mọi nơi nhưng “chẳng có gì che giấu như Ron Mueck mới khác biệt”.

tranh-khoa-than3-1650806204.jpg
 

 

Phương Uyên

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/y-nghia-nghe-thuat-tranh-khoa-than-a12006.html