Tham dự có đại diện lãnh đạo, một số Ban biên tập, các phòng, ban chức năng của TTXVN, cơ quan đại diện TTXVN tại Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, một số cựu phóng viên biên tập, kỹ thuật viên TTXGP tại các đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh; Các PGS TS Bùi Chí Trung, Trần Viết Nghĩa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); Đại tá TS Lê Thanh Bài, Viện lịch sự quân sử Quân sự Việt Nam.
Sau báo cáo đề dẫn của Chủ nhiệm Đề tài Lê Quang Sơn, nguyên Trưởng ban Tổ chức cán bộ TTXVN, các PGS TS Bùi Chí Trung, Trần Viết Nghĩa, TS Lê Thanh Bài đều phát biểu dưới góc nhìn nghiên cứu ngoài ngành Thống tấn đánh giá cao vai trò rất quan trọng của TTXGP về thông tin, tuyên truyền đối nội, đối ngoại trong suốt 15 năm hình thành, phát triển của TTXGP đã được truy tặng danh hiệu anh hùng vào năm 2020. Cần có thêm bài viết trong đề tài khoa học này về phía bên kia (đối phương) khi đấy đánh giá về TTXGP, tìm hiểu thêm về những khó khăn, hạn chế của TTXGP hồi đó để làm nổi rõ sự nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền của TTXGP vào sự nghiệp chung của cả nước, tạo thành sức mạnh tổng hợp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Các ý kiến phát biểu của các cựu phóng viên biên tập Nguyễn Thanh Bền đầu cầu TP Hồ Chí Minh, Vũ Xuân Bân, Lê Thị Kim Thoa, Nguyễn Chiến, Nguyễn Sỹ Thủy đầu cầu Hà Nội; ý kiến của cựu điện báo viên Lê Thanh Ba, đầu cầu Đà Nẵng đều thống nhất cho rằng: Hội thảo Khoa học là dịp quý hiếm nhằm trao đổi, thảo luận những vấn đề liên quan đến vai trò, đóng góp của Thông tấn xã Giải phóng với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 62 năm đã trôi qua, nhưng những thành tích và chiến công vang dội của lớp lớp các thế hệ Thông tấn xã Giải phóng vẫn là bản hùng ca vang mãi, là tấm gương sáng ngời về tinh thần “Cần cù dũng cảm, tự lực cánh sinh, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ”..
Phó Ban Tổ chức cán bộ TTXVN Đàm Danh Liêm phát biểu với tư cách là người con có mẹ từng tham gia lớp phóng viên chiến trường GP 10 tại chiến trường Nam Bộ trong những năm gian khổ trước đây, tuy đã qua đời, nhưng những lời mẹ kể về truyền thống vẻ vang của TTXGP thì không bao giờ quên được. Cả nước có hơn 400 Nhà báo liệt sĩ thì riêng TTXVN có tới hơn 260 liệt sĩ, riêng TTXGP là hơn 240 liệt sĩ. Hy sinh đó thật lớn lao, không gì bù đắp nổi. Chúng ta luôn trân trọng, tri ân, gìn giữ và phát huy trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Hội thảo nhất trí cho rằng cần phải đánh giá sâu sắc hơn nữa tầm nhìn, sự đào tạo, cung cấp nhân lực chất lượng phóng viên, biên tập; trang thiết bị kỹ thuật truyền tin, công tác hậu cần bảo đảm cho TTXGP hoạt động trong chiến trường, đấu tranh thông tin, góp phần quan trọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trang sử hào hùng của TTXVN và đất nước mãi mãi ghi nhớ sự đóng góp cao quý của các thế hệ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên, nhân viên đã từng tham gia TTXGP Tin tưởng rằng, thế hệ TTXVN hôm nay và mai sau sẽ kế tục, phát huy xứng đáng truyền thống vẻ vang đó, tiếp tục vươn lên bắt kịp thời đại kỹ thuật số, đưa sự nghiệp TTXVN không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế
Vũ Xuân Bân
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/hoi-thao-khoa-hoc-ttxgp-voi-su-nghiep-giai-phong-mien-nam-thong-nhat-dat-nuoc-a12303.html