Kỳ 23.
Sau vụ sát hại Trần Phế Đế, phe cánh các đại thần và các tướng lĩnh chống đối Lê Quý Ly trong triều đình bị đập tan bởi bàn tay cứng rắn của Thái thượng hoàng, tôn thất nhà Trần và triều đình không còn ai dám âm mưu chống đối nữa. Trần Nghệ Tông đã thực hiện được lời hứa xuất sắc là bảo vệ Lê Quý Ly khỏi mọi đe dọa. Triều đình nhà Trần càng suy nhược tinh thần, cạn kiệt nhân lực, bước vào thời kỳ thoi thóp.
Trần Nghệ Tông đưa con út của mình là Chiêu Định Vương Trần Ngung, còn gọi là Trần Nhật Hỗn lên ngôi, đế hiệu là Trần Thuận Tông, khi lên ngôi mới 11 tuổi. Đó là ngày 27 tháng 12 năm 1388. Nhà Trần càng lún sâu vào thời kỳ tan rã, sức cùng lực kiệt. Lê Quý Ly tiến thêm một bước nữa thâu tóm toàn bộ quyền lực, chỉ một bước nữa là tới ngai vàng. Để tăng thêm mối liên kết với Trần Nghệ Tông, Lê Quý Ly xin Thái thượng hoàng cho Trần Thuận Tông kết hôn với con gái của mình với công chúa Huy Ninh là Lê Thánh Ngâu (Hồ Thánh Ngâu). Công chúa Huy Ninh là em gái ruột của Thái thượng hoàng, sau khi lấy Lê Quý Ly, sinh được hai con, con trai là Lê Hán Thương, con gái là Lê Thánh Ngâu. Lê Thánh Ngâu phải gọi Trần Nghệ Tông là bác, bây giờ trở thành con dâu, trở thành Khâm Thánh hoàng hậu. Con trai cả của Lê Quý Ly là Lê Nguyên Trừng giữ chức Tư Đồ, Lê Hán Thương giữ chức Thái phó. Em trai Lê Quý Ly là Lê Quý Tỳ làm Phán thủ tri tả hữu ban sự. Lê Quý Ly còn đưa những người tâm phúc của mình giữ các chức vụ trọng yếu như Phạm Cự Luận làm Thiên Tư khu mật viện, Phạm Phiếm, em Phạm Cự Luận, cùng Vương Khả Tuân, Dương Chương, Hàn Tử Tây, Nguyễn Sùng, Nguyễn Thư, Nguyễn Cảnh Tuấn, Đỗ Tư Mãn đều là những tay chân đắc lực của Lê Quý Ly. Vây cánh của Lê Quý Ly bao trùm. Trong cung của Vua Trần Thuận Tông cũng đã có con gái của Lê Quý Ly là hoàng hậu Lê Thánh Ngâu.
Tôn thất, các đại thần nhà Trần nhìn thấy nguy cơ Lê Quý Ly sắp lấy ngai vàng đã rõ, thời cơ có lẽ là khi Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông băng hà. Còn Trần Nghệ Tông thì Lê Quý Ly chưa dám làm gì. Nhưng mọi việc trong triều đinh đều do Lê Quý Ly quyết định, chi phối. Mùa đông tháng 10 năm 1389, có thám mã về báo:
-Bẩm Thái thượng hoàng, vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga đem thủy binh đã đánh vào Thanh Hóa ạ.
Trần Nghệ Tông ra lệnh:
-Bay đâu.
-Dạ.
-Gọi Lê Quý Ly đến đây.
-Dạ.
Lê Quý Ly vào quỳ hành lễ:
-Thái Thượng hoàng vạn vạn tuế.
-Miễn lễ, ngồi đi
-Đa tạ Thái thượng hoàng.
Sau khi Lê Quý Ly ngồi uống cạn một chén trà, Trần Nghệ Tông nói:
-Thủy binh Chiêm Thành do Chế bồng Nga chỉ huy đã đánh vào Thanh Hóa, ái khanh có biết không?
-Dạ, thần đã biết.
-Ái khanh hãy làm tổng chỉ huy cùng Nguyễn Đa Phương và Phạm Khả Vĩnh đem binh thuyền ra chặn giặc.
-Thần tuân chỉ.
-Ta chờ tin thắng trận của khanh.
-Đa tạ Thái thượng hoàng.
Mùa đông, biển và trời một màu xám ngắt, sóng lồng lên dữ dội đập vào mạn chiến thuyền hàng trăm chiếc của quân Đại Việt đang tiến vào nam, cờ vàng bay theo gió phấp phới trên các cột buồm, bay trên đầu các chiến binh mặc áo giáp, gươm giáo đầy mình đứng dưới thuyền. Chiếc thuyền to lớn sang trọng chở Lê Quý Ly, Nguyễn Đa Phương, Phạm Khả Vĩnh đi đầu. Lê Quý Ly nói với hai tướng:
-Thủy binh Chế Bông Nga đang đóng ở đầu nguồn sông Bản Nha (Đò Lèn), tối nay ta từ biển vào bất ngờ tấn công, chắc sẽ diệt được chúng, chí ít là đuổi chúng tháo chạy theo sông Lạch Trường ra biền mà chạy về nước.
Phạm Khả Vĩnh nói:
-Kế này của Đồng Bình chương sự hay lắm.
Bính lính Việt được ăn cơm chiều rồi gần tối binh thuyền của quân Đại Việt tắt hết đèn từ cửa biển theo sông Đò Lèn tiến vào. Chiến thuyền của quân Chiêm Thành đậu san sát ở thượng nguồn, đèn đóm sáng trưng, cờ bay phấp phới, chiêng trống vang lừng. Nhưng khi quân Đại Việt lại gần thì gặp một đoạn đê chắn ngang ngăn nước. Phía bên trong quân Chiêm Thành cho phá đập, nước bị ngăn bây giờ tràn xuống như thác đổ, tràn lên thuyền, nhấn chìm khoảng hai phần ba chiến thuyền quân Đại Việt, hàng vạn binh lính và nhiều tướng lĩnh chìm theo thuyền trôi ra biển. Thì ra quân Chiêm đã đắp đập ngăn nước dụ chiến thuyền Đại Việt vào mà xả nước tiêu diệt. Quân Đại Việt thiệt hại nặng nề. Thuyền của Nguyễn Đa Phương, Phạm Khả Vĩnh và Lê Quý Ly đi sau, được các chiến thuyền đi trước chắn sóng nên thoát chết. Lê Quý Ly thu nhặt tàn quân ra biển và bảo hai tướng Nguyễn Đa Phương và Phạm Khả Vĩnh:
-Hai tướng quân thu nhặt tàn quân, tổ chức chống cự với giặc, ta về Thăng Long xin thêm viện binh.
Nguyễn Đa Phương, Phạm Khả Vĩnh thu nhặt tàn quân và đóng ở của biển Đò Lèn không biết nên đánh hay lui. Trong khi đó binh thuyền Chế Bồng Nga từ thượng nguồn sông Đò Lèn ra sông Mã và vòng theo cửa Lạch Trường ra biển. Chế bồng Nga đang định tấn công ra bắc thì bỗng nhiên sắc trời thay đổi, vòi rồng nối từ đám mây đen trên trời xuống biển phía đông đen ngòm, biển gào lên thê lương dữ dội. Chế Bồng Nga hỏi thầy chiêm tinh đi theo:
-Trời bốn phương đen ngòm tăm tối, lại có vòi rồng là hiện tượng gì?
-Dạ bẩm hoàng thượng, hiện tượng này là sắp có cơn bão cực lớn sắp ập vào.
Chế Bồng Nga hoảng sợ nói:
-Gặp bão chúng ta sẽ bị tiêu diệt hết. Rút về nước nhanh.
Quân Chiêm Thành dương hết cỡ buồm, chèo hết lực chạy nhanh về phương nam.
Trần Nghệ Tông thấy Lê Quý Ly thua trận chạy về liền hỏi:
-Thua trận này thủy binh ta thiệt hại lớn về người và chiến thuyền, trách nhiệm thuộc về ai?
Lê Quý Ly đáp:
-Dạ bẩm Thái thượng hoàng, thần nghe lời của Nguyễn Đa Phương nên ra nông nổi này.
Thái thượng hoàng gọi:
-Bay đâu.
-Dạ.
-Cho gọi Nguyễn Đa Phương vào đây.
-Dạ.
Nguyễn Đa Phương vào quỳ hành lễ:
-Thái Thượng hoàng vạn tuế, vạn vạn tuế.
Trần Nghệ Tông hỏi:
-Tại sao nhà ngươi lại bày kế để Lê Quý Ly trúng kế “Đa nang úng thủy” của Chế Bồng Nga mà bại trận thê thảm như vậy.
Nguyễn Đa Phương trả lời:
-Dạ tâu Thái thượng hoàng, thần không bày kế, là do Lê Quý Ly tự quyết định, thua trận này là do Lê Quý Ly bất tài về quân sự, không cho do thám, không nắm chắc tình hình quân giặc.
Trong vụ này, Trần Nghệ Tông vốn muốn bao che cho Lê Quý Ly, quy trách nhiệm cho cấp dưới nên khi nghe Nguyễn Đa Phương nói vậy, Thái thượng hoàng liền trấn áp:
-Đã có tội còn đổ trách nhiệm lên cấp trên. Bay đâu.
-Dạ.
-Lột áo mũ, cách chức, giáng xuống làm lính thường.
Bốn võ sĩ lôi Nguyễn Đa phương ra ngoài. Nguyễn Đa Phương vừa bị lôi đi vừa ngoái cổ lại kêu:
-Thần bị oan, Thái thượng hoàng, thần bị oan…
Nguyễn Đa Phương đi rồi, Lê Quý Ly nói với Trần Nghệ Tông.
-Dẫu sao Nguyễn Đa Phương cũng là một tướng tài, nên giết đi kẻo nay mai hắn đầu hàng Chiêm Thành thì nguy cho Đại Việt.
Vài ngày sau, Nguyễn Đa Phương, một trong những tướng tài còn lại ít ỏi của Đại Việt bị thắt cổ chết ở nhà riêng.
* *
*
Trong cung ở Tử cấm thành, Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông liên tục nhận được tin báo:
-Bẩm thái thượng hoàng, khắp nơi nông dân chết đói ngổn ngang, ngày nào binh lính cũng phải thu nhặt chôn cất không kịp ạ.
Trần Nghệ Tông nói:
-Cho gọi Lê Quý Ly và Nguyễn Khả Vĩnh vào đây.
-Dạ.
Lê Quý Ly và Nguyễn Khả Vĩnh vào quỳ hành lễ:
-Thái thượng hoàng vạn tuế, vạn tuế.
-Bình thân.
-Tạ ơn Thái thượng hoàng.
-Nay khắp nơi đói khát, bách tính chết đói vô kể. Hai khanh làm khâm sai đại thần đi miền Trung thị sát xem quan lại địa phương giải quyết thế nào?
-Chúng thần tuân chỉ.
-Ta đợi tin tức của hai khanh.
-Tạ ơn Thái thượng hoàng.
Lê Quý Ly và Nguyễn Khả Vĩnh đi chưa được mấy ngày thì lại có thám mã về cấp báo:
-Dạ bẩm Thái thượng hoàng, có Phạm Sư Ôn là một nhà sư nổi loạn ở Quốc Oai đang đem 2 vạn quân tiến về Thăng Long, tình thế rất nguy cấp ạ.
Trần Nghệ Tông hoảng sợ kêu to:
-Nguy to rồi, Lê Quý Ly và Phạm Khả Vĩnh đã vào Thanh Hóa và miền Trung rồi, làm sao bây giờ?
Quan nội thị nói:
-Mời Thái thượng hoàng và triều đình tạm bỏ kinh đô, xa giá lánh lên Bắc Giang.
Thái thượng hoàng thở dài:
-Cũng chỉ còn cách tạm thời như vậy thôi. Truyền chỉ, triều đình tạm thời sơ tán lên Bắc Giang.
-Dạ, thần tuân chỉ.
(Còn nữa)
CVL
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/viet-nam-dien-nghia-tap-iv-a-tieu-thuyet-lich-su-ky-23-a12360.html