Trò chuyện với ông Hồ Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam: "Văn hóa doanh nghiệp là cốt cách hình hài, là nền tảng vững chắc xây dựng, bảo vệ doanh nghiệp phát triển bền vững"

 Bộ tiêu chí có hai phần, với 19 tiêu chí cụ thể và 51 chỉ số đánh giá, đo lường.

LTS: Tại hội nghị “Triển khai bộ tiêu chí văn hoá kinh doanh Việt Nam khu vực Tây Nam bộ” do Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức vào hồi trung tuần tháng 4 năm 2022 ở tỉnh Đồng Tháp vừa qua, các đại biểu của 13 tỉnh thành khu vực ĐBSCL đã được nghe và thảo luận một số vấn đề quan trọng trong việc quán triệt tinh thần, nội dung bộ tiêu tiêu chí văn hóa kinh doanh và đây cũng là lần đầu tiên giới doanh nghiệp Việt Nam có được bộ tiêu chí chuẩn mực đầu tiên về văn hóa kinh doanh.được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện, các bộ, ban, ngành trung ương gia tham gia xây dựng, có sự đóng góp tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm của các nhà quản lý, chuyên gia , các nhà khoa học, các doanh nghiệp (DN), doanh nhân và báo chí truyền thông…

 Bộ tiêu chí này có hai phần, với 19 tiêu chí cụ thể và 51 chỉ số đánh giá, đo lường.

ho-anh-tuan-1652329932.jpg
Ông Hồ Anh Tuấn. Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam- Trưởng ban Tổ chúc 284,  

 

Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép ban hành vào tháng 7-2021. Trên cơ sở bộ tiêu chí văn hoá kinh doanh này, Hiệp hội Phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam cũng đã xây dựng “Quy chế xét công nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam”.

Phần 1 của bộ tiêu chí là các điều kiện bắt buộc với 5 điều kiện, bao gồm không buôn lậu, không trốn thuế; không sản xuất, kinh doanh hàng giả, sản phẩm độc hại; không nợ lương và bảo hiểm xã hội của người lao động; không lừa đảo, lợi dụng hoặc làm hại các tổ chức, cá nhân khác; không vi phạm pháp luật.

Doanh nghiệp phải vượt qua các điều kiện này mới được xét tiếp ở vòng sau.

Phần 2 là các tiêu chí đánh giá gồm 5 nhóm tiêu chí: lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững; xây dựng và thực thi văn hóa doanh nghiệp; thượng tôn pháp luật; đạo đức kinh doanh; trách nhiệm xã hội.

Bên lề hội nghị này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn với ông Hồ Anh Tuấn – Chủ tịch Hiệp hội Phát triển VHDN Việt nam - Trưởng ban chỉ đạo Tổ chức 248.Xung quanh vấn đề về tầm quan trọng trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Dù thời gian không nhiều nhưng cuộc trò chuyện khá thú vị bởi phong cách gần gủi, cởi mở và cách đặt vấn đề của ông.

Ông Hồ Anh Tuấn: Chúng ta sẽ bắt đầu từ tầm quan trọng của văn hóa trong sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhé!

Khái niệm hình thành tôi vừa đề cập xin được hiểu đó là cốt cách được thể hiện qua hành xử của doanh nghiệp đối với xã hội, là mối quan hệ, tương tác giửa người và người trong hoạt động của doanh nghiệp, là những giá trị bền vững được thiết lập qua kết quả sản xuất kinh doanh, là uy tín thương hiệu trên thương trường… tất cả những mục tiêu tốt đẹp đó bất cứ doanh nhân chân chính nào cũng muốn hướng tới và không phải đương nhiên mà khi xây dựng chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp luôn chú trọng đến tính ổn định và bền vững, bởi khi anh không chú trọng đến yếu tố văn hóa kinh doanh thì điều ấy cũng có nghĩa là tự anh đã xây dựng một chiến lược phát triển không trên một nền tảng vững chắc và nguy cơ mất đi sự gãy đổ, thất bại rất khó tránh khỏi.

Phóng viên: Ý ông muốn nói đến tầm quan trọng về văn hóa sẽ mang tính quyết định trong hoạt động của doanh nghiệp?

Ông Hồ Anh Tuấn:Đúng rồi! Thực tiễn đã chứng minh các doanh nhân thành công trên thương trường là các doanh nhânluôn có chiến lược vây dựng và phát triển văn hóa cho doanh nghiệp mình. Văn hóa doanh nghiệp ở đây bao hàm nhiều vấn đề rộng lớn, nhưng tựu trung lại vẫn là cung cách ứng xử của doanh nghiệp đó với môi trường xung quanh, với cộng đồng, với xã hội, Chất lượng sản phẩm, uy tín thương trường…nó không chỉ phản ánh năng lực, hiệu quả kinh doanh mà còn là thước đo sự phát triển có bền vững hay không của doanh nghiệp.

Tóm lại đều tôi muốn khẳng định đó là:

 Văn hoá doanh nghiệp được cấu thành bởi 3 yếu tố:

-Cấu trúc hữu hình của VHDN: logo, đồng phục, cách sắp xếp, thiết kế, kiến trúc,…

-Những giá trị được công nhận: chiến lược, mục tiêu sứ mệnh, quan điểm, phong tục, tập quán kinh doanh, những quy tắc, quy định chung, …

 -Những quan niệm ẩn: quan niệm chung, niềm tin, nhận thức, … được mặc nhiên công nhận. Từ những yếu tố cấu thành nên VHDN, có thể nhận thấy văn hoá doanh nghiệp có những vai trò sau:

-Văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là một nguồn lực để doanh nghiệp phát triển bền vững. Văn hoá doanh nghiệp thúc đẩy sự hợp tác trong công việc để vươn tới thành công, thậm chí văn hoá doanh nghiệp quyết định ý nghĩa, việclàm của nhân viên vì nó khẳng định tính chân chính của công việc và lý tưởng của doanh nghiệp.

-Văn hoá doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp. Khi văn hoá doanh nghiệp đã thâm nhập, thẩm thấu vào toàn bộ việc làm và con người của doanh nghiệp thì lúc đó doanh nghiệp có một sức mạnh vô cùng to lớn.

Phóng viên:Trong một phát biểu của mình ông từng viện dẫn lời Thủ tướng Chính phủ khẳng định: “Văn hóa DN không chỉ là hình ảnh của DN mà còn là hình ảnh của quốc gia”. Điều này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng- rất quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Ông Hồ Anh Tuấn:Đúng! Tại lễ phát động cuộc vận động Xây dựng văn hóa DN Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã nói như vậy, và những người làm công tác văn hóa chúng tôi luôn đau đáu một điều là: Phải làm sao để cái tinh túy nhất, nhân văn nhất, đẹp nhất được thẩm thấu trong tâm hồn con người, khi ấy tự nó sẽ điều phối hành vi trong cung cách ứng xử! Một dân tộc, một đất nước có bề dày bốn ngàn năm văn hiến, với biết bao giá trị truyền thống nhân văn cao đẹp đó chính là căn cơ, là bản chất để chúng ta tin rằng cuộc vận động xây dựng văn hóa kinh doanh do Chính phủ phát động chắc chắn sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp. Chúng ta đã có chứng nhận “Hàng Việt nam chất lượng cao” như là một thông hành cho doanh nghiệp bước vào thương trường thì chắc chắn trong tương lai với bộ tiêu chí VHKD Việt Nam (là bộ chuẩn mực đầu tiên về VHKDđược Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện) sẽ được trao cho những doanh nghiệp hội đủ điều kiện như một lời khẳng định về tầm vóc, thái độ, nhân cách…của doanh nghiệp và dĩ nhiên niềm tin của đối tác, ánh nhìn của xã hội đối với các doanh nghiệp này sẽ được nhân lên, trân quý hơn.

Phóng viên:Thưa ông! Nếu có một cảm nhận về kinh tế của vùng ĐBSCL thì ông sẽ nói gì?

Ông Hồ Anh Tuấn:Đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, bao gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng diện tích khoảng 40,6 nghìn km2, chiếm 13% diện tích tự nhiên cả nước. Trong đó có khoảng 1,5 triệu ha đất trồng lúa mầu mỡ bậc nhất ở nước ta và trên thế giới. Dân số vùng khoảng 17,5 triệu người, chiếm gần 18% dân số cả nước. 

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển; là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới; là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước; đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, gần 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các loại trái cây của cả nước. Đây là khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và nhiều vườn cây, rừng cây rộng lớn, với 4 khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên được công nhận là Khu Ramsar của thế giới. Đồng thời, vùng cũng có nhiều tiềm năng về dầu khí và năng lượng tái tạo như: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều

Đặc biệt, đây là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, hào hùng và rất vẻ vang; là địa bàn sinh sống, gắn bó đoàn kết lâu đời của cộng đồng các dân tộc Việt, Khmer, Hoa, Chăm... Vùng có những nét văn hóa đặc thù, nền văn minh sông nước độc đáo, như giao thông chủ yếu sử dụng ghe, thuyền. Các điểm quần cư nông thôn gắn liền với hệ thống kênh rạch, sống chung với lũ và phương thức khai thác các sản vật mùa khô và mùa nước nổi…

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực sự là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Đây là “Vùng cực Nam - Thành đồng của Tổ quốc", cửa ngõ phía Tây Nam của quốc gia, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng cần được phát huy cao hơn, tiềm năng, lợi thế to lớn, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu phát triển của vùng và cả nước trong thời kỳ mới. Và với những đặc thù như vậy tôi nghĩ vai trò của doanh nghiệp sẽ rất quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế và doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ là lực lượng chủ công trong việc khơi dậy tiềm năng, vận hành thế mạnh để vùng “Đất Chín rồng” này cất cánh, vươn cao, bay xa.

Mới đây Bộ Chính trị cũng đã có Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là định hướng, là chỉ đạo của Đảng và cũng chính là nền tảng, tiền đề để cùng bắt tay vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội của vùng.

Và như tôi đã nói: lực lượng doanh nghiệp sẽ đóng một vai trò rất quan trọng , vì vậy nên việc triển khai bộ tiêu chí VHKD chính là bước chuẩn bị cho một kế hoạch dài hơi mang tính bền vững cho doanh nghiệp, nhằm trang bị một thứ hành trang không thể thiếu trên con đường đi lên và phát tiển. doanh nghiệp không đủ dức mạnh về kinh tế, văn hóa thì không thể đảm đương được trọng trách là lực lượng chủ công trong phát triển kinh tế. VHKD là một thứ không thể thiếu trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Phóng viên: Hình như ông luôn trăn trở về vấn đề văn hóa- nhất là VHKD?

Ông Hồ Anh Tuấn: Tôi là người làm công tác văn hóa, cả đời tôi luôn suy tư nghiền ngẫm về khái niệm này. Bác Hồ lúc sinh thời từng nòi rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Có thể nói rằng định nghĩa về văn hóa của Bác là đơn giản nhất, khúc chiếc nhất và dễ hiểu nhất nhưng càng nghiền ngẫm mới thấy cái đều tưởng như đơn giản Bác nói mang một nội hàm to lớn, nó thể hiện một tư tưởng, vĩ đại của Người. Bởi lẽ suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di sản văn hóa của toàn nhân loại.

(Lời tác giả: ông Hồ Anh Tuấn từng nhiều năm giữ trọng trách là Thứ trưởng Bộ VH TTvà có lẽ cái đọng lại lớn nhất trong ông là vẫn là nỗi suy tư trăn trở về đời sống văn hóa của xã hội, của đất nước và bây giờ nó được “truyền dẫn” đến giới doanh nghiệp - doanh nhân? Và như ông đã nhiều lần khẳng định: Văn hóa kinh doanh là cốt cách, là hình hài của doanh nghiệp)

Phóng viên: Rất cảm ơn ông về những chia sẽ đầy tâm quyết và trách nhiệm này. Khính chúc ông sức khỏe, hạnh phúc và chúng ta cùng có một niềm tin là trong tương lai không xa số doanh nghiệp đủ chuẩn đạt tiêu chí VHKD sẽ nhiều thêm và họ sẽ đỉnh đạt bước vào thương trường với tâm thế tự tin là hình ảnh của quốc gia như Thủ tướng đã từng nói!

Nguyễn Mạnh (Thực hiện)

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/tro-chuyen-voi-ong-ho-anh-tuan-chu-tich-hiep-hoi-phat-trien-van-hoa-doanh-nghiep-viet-nam-van-hoa-doanh-nghiep-la-cot-cach-hinh-hai-la-nen-tang-vung-chac-xay-dung-bao-ve-doanh-nghiep-phat-trien-ben-vung-a12425.html