Diễn đàn Bố Mẹ Yêu Con - BMyC với câu chuyện cô giáo khiếm thị ở Hà Tĩnh trên hành trình giúp con tự học tiếng Anh tại nhà

Một người khiếm thị liệu có thể đồng hành giúp con tự học tiếng Anh tại nhà hay không? Và họ sẽ học cùng con như thế nào khi không thể đọc được chữ viết. Dưới đây là câu chuyện về một câu chuyện như thế được chia sẻ trên diễn đàn Bố Mẹ Yêu Con - BMyC.


Chia sẻ của chị Thùy (Hà Tĩnh).

Chắc hẳn bạn cũng như BMyC, tò mò muốn biết về câu chuyện của chị Thuỳ, một cô giáo khiếm thị ở Hà Tĩnh đã tự học tiếng Anh tại nhà cùng con như thế nào.

Mình tin rằng đây thực sự là câu chuyện truyền cảm hứng, là nguồn động lực cho BMyC cũng như các bạn, bởi hoá ra giới hạn của con người chính là vô hạn.

Không một ai mong muốn rằng khi đến với cuộc đời này mình sẽ không còn một đôi mắt để nhìn hay va vấp nhiều sóng gió. Dù hiện tại có thể mình sẽ gặp muôn vàn khó khăn nhưng chỉ cần kiên nhẫn và nỗ lực, chắc chắn mọi thành quả sẽ chờ đón mình ở phía trước. Nên bất cứ chuyện gì xảy ra, mình luôn lựa chọn cách nhìn mọi thứ bằng đôi mắt của thiên thần.

1. Ước mơ trở thành cô giáo tiếng Anh của mình bỗng chốc tan vỡ…

Mình từng là một người phụ nữ bình thường như bao người khác. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hà Tĩnh đầy nắng gió. May mắn hơn nhiều so với các bạn bị khiếm thị bẩm sinh là mình vẫn còn được lưu giữ những ký ức tuổi thơ, những ngày đến trường cùng bạn bè.

Bài viết trên VNexpress về chị Thùy.

Sóng gió bắt đầu ập đến khi mình biết tin mình mắc chứng bệnh viêm màng bồ đào. Dù đã cố gắng chạy chữa nhiều lần nhưng số phận đã không mỉm cười với mình. Đôi mắt mình cứ mờ dần đi theo năm tháng.

Ước mơ trở thành cô giáo tiếng Anh của mình bỗng chốc tan vỡ. Mọi thứ như sụp đổ dưới chân mình. Mình muốn viết tiếp giấc mơ đó nên ngày đêm khao khát làm sao giúp con có thể học được tiếng Anh.

Xem thêm: Bài viết về chị Thùy trên Vnexpress.

2. Đừng biến con thành cỗ máy chỉ biết học

Hành trình của mẹ con mình trong ngôi nhà của BMyC thật đặc biệt. Cũng như các mẹ, mình có mong muốn là con mình có thể sớm nói được tiếng Anh với cách phát âm chuẩn. Nhưng thật khó cho một người mẹ khiếm thị như mình.

Thực ra mình từng được đào tạo về tiếng Anh từ những năm tháng học đại học, nhưng hoàn toàn theo phương pháp cũ, chủ yếu là học ngữ pháp. Vì vậy khả năng nghe nói tiếng Anh không tốt, thậm chí có thể nói là kém.

Mình muốn giúp con học tiếng Anh, vì không tự dạy được nên con đường đầu tiên mình chọn để con được tiếp xúc với ngôn ngữ này là cho đi học ở trung tâm gần nhà. Khi đó con gái Cẩm Nhi mới 4 tuổi.

Học phí ở trung tâm khá đắt đỏ so với thu nhập của 2 vợ chồng mình. Phải gần 1 năm, mình mới trả được hết tiền học phí cho một khóa học. Nhưng học được một thời gian thì mình thấy đã đi sai đường và việc học trung tâm dường như không phù hợp với con.

Rồi mình cũng loay hoay tìm thêm các nguồn tài liệu khác để bổ trợ cho con như app tiếng Anh, sách giấy… Nghĩ lại những ngày đó mình vẫn còn thấy “sốc”.

Chơi app thì bé chỉ thích phần trò chơi, không thích đọc bài. Còn đọc truyện thì mỗi truyện cũng phải mất hơn cả tuần mới đọc xong.

Mỗi lần học tiếng Anh như ác mộng đối với con. Mẹ la mắng còn con thì khóc.

Chị Thùy kể về hành trình của hai mẹ con cùng BMyC.

Rồi tình cờ mình biết đến BMyC qua giới thiệu của mẹ Lương Dung. Cảm nhận thấy khả năng của bé Sóc, con gái của mẹ ấy và những bé trong BMyC làm mình trỗi dậy một ao ước rằng, đến một ngày con mình cũng có thể nói được như vậy.

Từ ao ước đến thực tế không phải là dễ dàng. Mẹ không đọc được tài liệu thì đồng hành cùng con thế nào? Dù khó khăn nhưng mình vẫn muốn thử sức của mình và con.

Thấy mình thiết tha cho con học tiếng Anh nên mẹ Lương Dung ngỏ ý với anh Huy để cho hành trình của mẹ con mình kéo dài thời gian học thay vì thời gian 1 năm cố định.

Một điều không thể ngờ tới, sau khi biết mình là một người mẹ khiếm thị thì anh Huy đã không ngần ngại tặng mẹ con mình hoàn một khóa học chuyên sâu miễn phí. Không thể diễn tả hết nỗi vui mừng của mình lúc đó. Vui không phải vì mẹ con mình được học miễn phí. Mà vui vì mình biết mình được tin tưởng rằng một người mẹ khiếm thị như vậy cũng có thể đồng hành với con học tiếng Anh.

Có thể đọc đến đây nhiều người sẽ nghĩ tặng một khóa học như thế cho một người khiếm thị thì thật phí hoài và không thực tế. Chính vì niềm tin và sự yêu thương lớn lao đến vậy nên mình càng quyết tâm phải đồng hành bằng được với con.

Nhưng khi bắt tay vào, khó khăn và rào cản lớn hơn mình tưởng tượng. Đầu tiên là phía chồng, anh bảo rằng: Đừng bắt con học nhiều như một cỗ máy.Tuy nhiên, anh không cản trở và tôn trọng quyết định của mình. Về phía con, bé không chịu hợp tác để học tiếng Anh cùng mình.

Câu chuyện con gái sợ tiếng Anh như thế này:

Mẹ: Lớn lên Cẩm Nhi ước mơ làm gì?

Con: Con muốn trở thành tiếp viên hàng không.

Mẹ: Nếu muốn trở thành tiếp viên hàng không, con sẽ phải học giỏi tiếng Anh để đi được nhiều nơi trên thế giới đấy.

Con: Vậy con không thích thành tiếp viên hàng không, con muốn trở thành bác sĩ.

Mẹ: Trở thành bác sĩ cũng cần phải giỏi tiếng Anh để có thể khám bệnh cho người nước ngoài.

Con: Con không muốn thành bác sĩ nữa, con muốn làm nông dân.

Mẹ: Nông dân bây giờ vẫn cần giỏi tiếng Anh con ạ.

Con: Con không thích trở thành nông dân nữa.

Mẹ: Con sẽ làm gì để sống?

Con: Em sẽ nuôi con ạ.

3. Ngoài gửi nhận email, đọc tài liệu bằng file words và tìm kiếm thông tin trên internet thì mình gần như không làm được gì nữa

Là một người khiếm thị nên khả năng dùng thiết bị công nghệ của mình rất hạn chế. Ngoài gửi nhận email, đọc tài liệu bằng file words và tìm kiếm thông tin trên internet thì gần như không làm được gì nữa. Đặc biệt là driver là một thứ xa lạ với mình.

Tất cả những thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính mình đều phải sử dụng phần mềm đọc màn hình chứ không nhìn thấy được. Còn chữ thường, chữ phải to như ngón tay cái trở lên mình mới có thể đọc được. Những task đầu tiên của phần basic, mình đều phải nhờ bạn tải giúp. Việc in tài liệu cũng không ngoại lệ.

Để nộp được bài học cho con, mình phải trải qua rất nhiều công đoạn. Việc đồng hành của mình với con có lẽ sẽ không giống bất cứ bố mẹ nào.

Có những lúc mình chỉ vào tranh để hỏi con mà lại chỉ ra ngoài, thế nên con cứ phải cầm tay mình chỉ vào cho đúng chỗ. Cái khó nữa là khi sáng tạo cho con các trò chơi để thay đổi không khí học tập, mình không làm được các việc như cắt hoa, làm card mà đều hướng dẫn con tự làm rồi mẹ cùng chơi.

4. Mình tin rằng mẹ con mình sẽ đi được đến đích và chinh phục những nấc thang mới

Sau gần 5 tháng đồng hành cùng con tự học tiếng Anh tại nhà, tới giờ mẹ con mình chưa ngày nào nghỉ học, kể cả ngày lễ, Tết. Khi mình bị f0 phải cách ly với con, mình vẫn động viên con học rồi kiểm tra lại qua điện thoại.

Từ chỗ mẹ con mình phải đánh vật với nhau mỗi khi bảo học tiếng Anh thì giờ mỗi lúc ngủ dậy hay đi học về, con đều tự giác mở loa ra nghe. Con tự lấy sách ra đọc, đặc biệt là những quyển sách mới là bé xin mẹ đọc luôn cả quyển.

Hay trước đây mỗi lần quay video để nộp bài, con nước mắt ngắn nước mắt dài, trốn xuống gầm bàn trốn chạy. Thậm chí có lúc mình phải dùng biện pháp doạ nạt thì bé mới chịu quay. Đến nay mỗi lần quay báo cáo các task, chỉ còn là chuyện nhỏ. Con luôn vui vẻ, tự tin, nhiều lúc mình bận là bé tự mở điện thoại quay.

Hiện tại con đã biết cách đọc, đã biết nhấn nhá các âm cuối. Đôi lúc thấy mình đọc sai còn chỉ cách đọc cho mẹ. Mình vui nhất là con đã có thói quen tự học. Mỗi lúc nghe chuông điện thoại báo (mình thường hẹn một giờ cố định vào buổi tối để học cùng con), là bé tự giác vào bàn học không cần mình nhắc nữa.

Mình tin rằng con đường mình đang đi là đúng hướng và sẽ cố gắng chinh phục những nấc thang mới trên hành trình tự học tiếng Anh.

Lời chia sẻ của mẹ Lương Dung:

Sẽ không một ai dám khẳng định rằng cuộc đời của mình sẽ trải đầy hoa hồng, nhất là người phụ nữ khiếm thị như chị Thuỳ. Nhiều người nhìn vào quãng đường mà chị ấy đã phải trải qua chắc chắn sẽ không hình dung được chị đã phải cố gắng, vượt khó và quyết tâm như thế nào.

Mình đã từng khuyên chị ấy nên suy nghĩ thật kỹ, bởi chặng đường đồng hành cùng con chắc chắn sẽ có những khó khăn cần vượt qua thì mới có thể chạm đến thành quả. Nếu chị quyết tâm làm thì mình sẽ hỗ trợ chị hết khả năng. Và chị ấy đã nỗ lực ngoài sức tưởng tượng của mình. Quả thực nghị lực phi thường của chị khiến mình nể phục và trân trọng.

Đó là câu chuyện của chị bạn hàng xóm ngay cạnh mình đấy, nỗ lực của bản thân chị ấy đã giúp cho chị ấy vượt qua tất cả như thế. Chị đã truyền động lực và là tấm gương cho mình trên hành trình phía trước. Còn cảm nhận của bạn thì như thế nào? Bạn có cảm nhận giống mình không? Hãy cùng chia sẻ dưới bài viết này để chúng ta cùng thấu hiểu, lan toả động lực, cảm hứng đến với mọi người nhé!

Lý do BMyC được hình thành vì chúng tôi cho rằng mọi trẻ em đều có khả năng tự học ngôn ngữ. Trẻ nên học tiếng Anh như một ngôn ngữ thay vì như một môn học như phần lớn cách dạy và học tiếng Anh hiện nay. Chúng tôi muốn thay đổi cách học tiếng Anh của trẻ. Chỉ cần bố mẹ yêu con, dành thời gian đồng hành cùng con, thì con sẽ có khả năng học rất tốt một ngôn ngữ mới. Bố mẹ và con cái đều cảm thấy hạnh phúc vì được học, được thấu hiểu nhau. Bố mẹ cảm nhận được năng lực tự học, hiểu được tính cách của con và giúp con có thói quen tự học mãi mãi.

BMyC giúp con học tiếng Anh theo phương pháp trực quan, con tự đoán nghĩa và hiểu tiếng Anh theo cách của người bản ngữ, con không cần hiểu nghĩa tiếng Việt trong quá trình học tiếng Anh; Tập trung cả 4 kỹ năng nghe-nói-đọc-viết. Với các bạn nhỏ dưới 6 tuổi, con sẽ được hoàn thiện 3 kỹ năng nghe-nói-đọc tiếng Anh và duy trình thói quen đọc sách tiếng Anh mỗi ngày; Cung cấp tài liệu học trực quan, gồm app, video, file mp3, file pdf để làm học liệu cho con. BMyC cũng hỗ trợ bố mẹ phương pháp thực hành, giải đáp thắc mắc, khó khăn trong quá trình đồng hành cùng con của bố mẹ; Giáo viên tiếng Anh để sửa lỗi sai cho các con, có các buổi Zoom trực tiếp với học viên để thực hành giao tiếp. BMyC còn có cộng đồng hàng trăm nghìn phụ huynh cũng như học viên ở khắp mọi miền đất nước-để các con có cơ hội giao lưu, bố mẹ kết nối và học hỏi lẫn nhau.

 

Bùi Văn Mạnh

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/dien-dan-bo-me-yeu-con-bmyc-chia-se-cau-chuyen-co-giao-khiem-thi-o-ha-tinh-tren-hanh-trinh-giup-con-tu-hoc-tieng-anh-tai-nha-a12847.html