Tôi cũng giống như mọi người, cũng không nằm ngoại lệ ấy.
Vào cuối năn 1988 tôi vào thành phố Hồ Chí Minh ở nhà anh trai. Thời gian đầu mới vào lạ nước lạ cái chưa có nhiều bạn bè, ban ngày lo phụ giúp công việc với anh chị, buổi tối chẳng biết làm gì. Cũng thật may mắn cho tôi có anh hàng xóm trạc cùng tuổi với anh trai tôi, gia đình anh ấy có rất nhiều sách đủ loại, thế là tôi tha hồ mượn về đọc.
Thành thật mà nói thời học phổ thông lực học của tôi so với các bạn cùng trang lứa thì tôi cũng chỉ xếp loại trung bình, nhưng cũng chưa bao giờ phải thi lại.
Từ ngày có cái " thư viện " của anh hàng xóm tôi bắt đầu đam mê đọc sách:
Nào là: kinh tế, chính trị, văn học, tâm lý, sách học làm người... càng đọc càng thấy thấm lại càng đam mê, trong các cuốn sách tôi đọc thấy tâm đắc nhất là cuốn " Cổ Học Tinh Hoa ".
Tôi xin giới thiệu sơ bộ về cuốn sách.
" Cổ Học Tinh Hoa " của ôn như Nguyễn Văn Ngọc và tử an Trần Lê Nhân biên soạn gồm hai tập với 250 mẩu chuyện cổ Trung Hoa, chứa đựng một phần không nhỏ kiến thức và tư duy của người xưa, giúp người đọc hôm nay những tài liệu quý báu để tìm lại cội nguồn nền văn hóa phương đông.
Để bạn đọc cùng trải nghiệm nội dung của cuốn sách tôi xin ghi lại một mẩu chuyện nhỏ trong số 250 mẩu chuyện
Tu tại gia
Dương phủ lúc nhỏ nhà nghèo, nhưng hết sức cày cấy để phụ dưỡng song song thân.
Một hôm, tôi nghe bên đất Thục có ông Vô tế Đại sĩ, ông bèn nói với song thân xin từ biệt ít lâu để đến hầu bậc vô tế.
Đi được nửa đường, ông gặp một vị lão tăng bảo rằng:
Được gặp bậc vô tế chẳng bằng được gặp Phật. Ông hỏi " Phật ở đâu ? ".
Lão tăng nói " nhà ngươi cứ giở về , gặp người nào mặc cái áo sắc như thế này, đi đôi dép kiểu như thế này , thì chính là phật đấy ".
Dương phủ nghe lời quay về, đi đường chẳng gặp ai như thế cả . Khi ông tới nhà, đêm khuya, giời tối, ông gọi cửa, mẹ ông nghe tiếng mừng quá, tức thì vội khoác áo, chân đi dép ngược, ra mở cửa cho ông. Bây giờ ông trông ra, thì như hình dáng Phật, mà lão tăng mới giới thiệu cho nghe.
Từ đây, ông biết cha mẹ trong nhà tức là Phật, chẳng phải cầu kỳ đi mộ Phật đâu xa nữa .
Lý Nguyên Dương
Lời bàn:
Bài này cốt dạy ta về chữ" Hiếu " vì cha mẹ như phật, con phải phụng thờ cha mẹ như phụng thờ Phật vậy.
Phật là một vị tự giác, tự tha, giác hạnh viên mãn, thiên hạ thành kính thờ phụng rất phải. Nhưng cha mẹ là người sinh thành ra thân mình , thì há mình lại không nên thờ phụng thành kính hay sao! Phật xa, cha mẹ gần con cái hãy nên một niềm thành kính mà thờ phụng lấy cha mẹ trước.
Thứ nhất là tu tại gia
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa
Tu đâu bằng tu tại gia
Thờ cha kính mẹ mới là chán tu.
Nghĩa những câu cổ ấy thật là đúng với nghĩa trong bài này, vả lại, hiếu là đầu của trăm nết tốt, chỉ có người có hiếu mới trung với tổ quốc và nhân từ với nhân loại vậy.
Ngoài 250 mẩu chuyện còn có một số câu danh ngôn, tôi xin ghi lại một câu như sau :
_ Ở đời có ba điều đáng tiếc:
Một là hôm nay bỏ qua
Hai là đời này chẳng học,
Ba là thân này lỡ hư.
Vậy là cứ vận dụng những gì sách vở hướng dẫn ta áp dụng cả đời cũng không hết .
Cuốn sách gối đầu của tôi là như vậy đó , xin mời bạn đọc bình luận và góp ý giúp tôi nhé, xin chân thành cảm ơn mọi người...!
Chuyện làng quê
Văn Núi Cao
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/cuon-sach-goi-dau-a12957.html