Con bé chạy ra ngõ la lớn:
- Cứu, cứu mẹ cháu với làng nước ơi!
- Cứu…
Mấy người xung quanh chạy sang:
- Sao cháu, bố lại đánh mẹ à?
Con bé nấc không thành lời, ngồi thụp xuống đất, mặt không bấm ra máu, run rẩy. Cuộc sống thanh bình nơi làng quê của những năm trước đây. Khi chỉ có vài nhà ngói, xung quanh chỉ nhà kè, nhà tranh vẫn còn rất nhiều. Khói bếp vẫn cuồn cuộn bay lên bầu trời. Thì có nhiều nét quê vẫn còn lưu giữ lại một chút gợn buồn trong sâu thẳm của rất nhiều người. Cái tục sính con trai đã làm biết bao gia đình tan vỡ, biết bao nỗi đau trên thân thể người vợ, dù năm tháng có qua đi. Xã hội đã phát triển thì mỗi khi nhìn lại, vết sẹo sâu thẳm đó luôn nhói buốt tới tận đáy con tim.
Ông Nam là người đàn ông hiền lành, chăm chỉ làm ăn, chịu thương chịu khó. Thương vợ thương con hết mực. Cuộc đời ông sống với mẹ già, tần tảo nuôi con hôm rau, bữa cháo. Nhưng trong lòng ông có một nỗi đau thấu tận xương tuỷ, đó là người bố sinh ra ông, khi ông mới được một hai tuổi. Bố ông mắc bệnh phong, mà hồi đó căn bệnh này gây nỗi khiếp sợ khắp nơi, những gì kể lại sau này ai nghe cũng thương tâm và rùng rợn, lạnh cả sống lưng. Bố của ông không như những nơi khác là đem tôi vôi. Được anh em lừa mang ra sông buộc lên cái bè chuối, rồi có lẽ chẳng bao giờ nơi làng quê này còn thấy bóng ông trở về. Nhà duy nhất có mỗi mình, nên ông Nam có cuộc sống cũng bình thường như bao người khác.
Ông Nam đi Miền Nam về sinh thêm đứa con gái thứ hai, cuộc sống có phần vui vẻ hơn, kinh tế cũng tạm ổn. So với những người trong làng thì nhà ông cũng không thua kém gì ai. Nhưng rồi, chẳng hiểu vì đâu ông sinh ra uống rượu, chưa nghiện nhưng hay đánh vợ chửi con. Chỉ có nghe tiếng khóc thút thít, rồi hôm sau thấy vợ mặt mày thâm sì. Có người gần biết chuyện người xa thì nhìn cũng hiểu ra nhưng ai cũng xúm lại hỏi nhau:
- Ông Nam, từ dạo đi vào Miền Nam làm ăn về hay đánh vợ chửi con thế nhỉ?
- Hình như ông ấy bị bùa ngải gì trong đó, hay có vợ trong đó cũng nên về tính khí thay đổi hẳn.
Ai ai cũng không hiểu nổi và lắc đầu, thương cảm cho mẹ con nhà bà Quyên. Rồi lại đứa con gái thứ ba ra đời, trận đánh nhiều hơn. Ông Nam say lướt khướt hơn, đi xe ngã trầy trớt hết mặt mũi, ngày vẫn có thể đi làm ruộng đồng. Nhưng sức khỏe yếu đi rõ rệt, đánh vợ thậm tệ hơn, lúc thì phi cả cái đùi đục, lúc thì ném cả viên gạch, nhưng trời cũng thương hay do ông rượu nên không ném chuẩn chứ không thì bà Quyên cũng tật nguyền. Một lần bị đánh nặng nhất là gãy xương sườn. Bà nằm liệt mất một tháng, nhưng vẫn phải nghe tiếng đập xoong nồi bát đũa loảng xoảng. Ba đứa con gái thì ôm nhau túm tụm, chui góc nhà. Đứa lớn bố đánh cho thâm người vì những trận roi thừa sống thiếu chết. Ai cũng can ngăn, thương xót nhưng cũng không thể nào có thể làm bớt đi cái tính khí đã quá ăn sâu vào tâm thức của ông Nam. Bà mẹ ông Nam sống nhà dưới thương con cháu nhưng cũng không thể ngăn được con trai mình.
Nước mắt chảy dài trên đôi mắt trẻ thơ, làm người người nhìn thấy thương hại đau lòng, dù rằng vùng quê nghèo có rất nhiều gia đình như thế. Nhưng để đánh đau và gây thương tổn thì không ai đáng sợ như ông Nam. Có những ông chồng không đánh vợ, nhưng ác nghiệt hơn, cho vợ đội thúng phân lên đầu ra đứng giữa ao lúc nào cho lên mới được lên… và còn nhiều vô kể những cách vũ phu của người chồng. Có lẽ đời sống khó khăn, lại thêm rượu chè mà làm người ta mất hết tính người, mất hết tình yêu thương.
Ông Nam càng ngày càng đánh vợ ghê hơn khi đứa con gái thứ tư ra đời, ông nhét dẻ vào mồm khoá trái cửa, buộc tóc vào cây cột tha hồ ông đánh đấm, con cái khóc la thảm thiết. Dân làng thương quá mà không sao khuyên bảo được, sợ quá phải nhờ chú trưởng thôn đến. Ông mới tha, không thì chắc cũng không ra hồn người. Chết lặng trước một người đàn ông bản tính hiền lành. Ai ngờ, không hiểu do đâu. Ai cũng bảo ông bị yểm bùa, người ông gầy xơ xác, đứa con đầu học giỏi nhưng vì hoàn cảnh gia đình, ông cũng không cho con đi học, ở nhà làm giúp đỡ gia đình. Ông say nhiều hơn, con cái ngày một lớn lên.
Đưa thứ năm ra đời, cuộc sống càng khó khăn hơn. Ông tay dắt xe đạp, chân không đi dép, đeo gù rượu, mắt lờ đờ đi xiên xẹo. Có lúc ngã dúi dụi vào bờ dứa, gai kéo xước hết người. Hôm thì ngã xuống đường đá trớt hết mặt mũi. Nhìn cảnh nhà không biết rồi đây sẽ ra sao. Bà Quyên sinh nhiều, làm vất vả, lại bị đánh cũng gầy như con cá mắm. Bao giờ mới thay đổi được cuộc sống, khi xã hội đường xá đã bê tông hoá. Cuộc sống đã có của ăn của để. Nhà nhà xe máy tivi, con cái đi học đại học làm công nhân nhà máy xí nghiệp nước ngoài, thì nhà ông vẫn đang bốn đưa con ăn học. Còn chị đầu cũng mười tám tuổi lấy chồng thoát khỏi cảnh bố đánh. Ông yếu chỉ còn rượu và chửi ngày đêm, đập phá đồ đạc.
Thế rồi mọi người sau này dần mới hiểu ra, ông trở nên như vậy cũng bởi vì ông không có con trai. Ông đẻ nhiều vì muốn có được thằng con trai nối dõi tông đường. Đời ông bố mẹ ông cũng chỉ có mình ông nên ông thấy cô đơn. Sống giữa thời trước đây, có con trai ngồi mâm trên, có con gái ngồi mâm dưới, đã làm nhiều người đàn ông vì lòng tự trọng mà sinh ra chán nản uống rượu đánh đập vợ con.
Cuộc đời luôn luôn là sự thay đổi bất ngờ, và ông cũng vậy. Đứa thứ hai, thứ ba vào đại học hai đứa em đang đi học. Bà Quyên đi chợ buôn bán. Ông vui vẻ và cũng rạng rỡ vì con học đại học, ai cũng khen con ông chăm ngoan học giỏi dù gia đình như thế. Rồi cũng như thuốc cải tử hoàn sinh. Ông bỏ rượu ra thành phố làm Than tổ ong cho xí nghiệp tư nhân. Đi thành phố cả tháng mới về thăm vợ, làm thêm đủ kiểu. Cuộc sống vui lên. Mẹ ông mất, nhưng đã nở nụ cười mãn nguyện sau cả cuộc đời khổ vì chồng con. Ông lúc này như trở lại thời trai trẻ hăng say làm ăn, vui cười niềm nở. Con cái ăn học thành tài.
Sau nhiều năm con cái ông đều thành đạt. Lấy chồng ngoài Hà Nội, chị em đều kéo nhau về một khu Đông Anh làm việc rồi lấy chồng luôn ngoài đó. Ông béo tốt, bà cũng khỏe và trẻ ra. Tết nhất con cháu vui vẻ sum vầy. Hạnh phúc ngập tràn, nhà cửa khang trang. Ông vẫn đi làm xa. Mình bà ở nhà đan rổ rá cho vui. Thi thoảng bà ra thăm con vài ba tháng. Chị gái đầu cuộc sống không may mắn là lấy phải anh chồng không rượu chè, nhưng tính hay ghen, cũng đánh đấm chửi bới. Thi thoảng bỏ lên bố mẹ ở, ông giờ mới thấy thương con rơm rớm nước mắt:
- Khổ phải cố gắng nuôi con, chứ giờ sao được con.
- Làm mà lo cho nó ăn học.
Ông quay đi có những giọt nước mắt lăn dài, âm thầm rơi. Năm tháng cứ tưởng như đã làm sáng cả một góc làng với ngôi nhà mới khang trang, vườn cây xanh mát, hoa trái sai quả ngọt ngào. Qua nhà ông ai cũng khen vợ chồng ông thật may mắn, thật giỏi dang. Dù không có con trai nhưng cháu chắt đông vui, cũng chẳng có gì phải buồn. Vợ chồng con gái đầu làm ăn cũng tạm ổn lên ở cùng bố mẹ. Ông vẫn đi làm ngoài thành phố. Nhưng rồi, căn bệnh ung thư đã không thể giúp ông một lần nữa thắng được cuộc sống này. Nhưng ông đã vui lòng và mãn nguyện, có lẽ trong tâm khảm vẫn còn có rất nhiều điều ân hận trong quá khứ, dù vẫn không thể nói ra hết. Nhưng ai trong gia đình cũng bỏ qua cho ông, bà thương ông. Hạnh phúc không quá dài nhưng đã đủ, để con cái của ông có một cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay.
Xã hội với bao biến động, thuở cái ăn cái mặc còn thiếu thốn, cuộc sống vẫn còn những nét rêu phong cổ kính xưa, trong suy nghĩ cách sống của một thế hệ. Đã có biết bao nhiêu câu chuyện ở mỗi gia đình, đã khắc họa nhiều nét khuất sâu sau lũy tre làng. Dẫu có là gì đi chăng nữa, cánh cò đàn trâu, dòng sông mát xanh con đò đứng đợi. Vẫn luôn trong tiềm thức với những nhớ thương khôn nguôi mỗi khi nghĩ về. Câu chuyện buồn dẫu có đầy nước mắt, giá trị sau những niềm đau đó cho ta nhận ra bản thân mình. Để ta sống tốt hơn, đẹp hơn, trách nhiệm và không làm tổn thương nhau.
Làng quê vẫn luôn thanh bình. Những người con đồng quê lam lũ một thời đã mang cả một vùng trời kỉ niệm lay động biết bao tâm hồn.
10/6/2022 - TT
Chuyện Làng quê
Thế Thanh
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/tinh-nghia-vo-chong-a13186.html