Theo thống kế của Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội Hà Nội, đến nay, trên địa bàn hiện có 806 làng đang hoạt động, với có 318 làng nghề truyền thống đã được công nhận tại 23 quận, huyện và thị xã. Trong đó, có 270 làng được công nhận danh hiệu làng nghề, 48 làng được công nhân danh hiệu làng nghề truyền thống. Bao gồm: 67 làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; 22 làng nghề Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; 16 làng nghề xử lý, chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; 196 làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; 12 làng nghề sản xuất kinh doanh sinh vật cảnh; 5 làng nghề làm các dịch vụ phục vụ sản xuất đời sống dân cư nông thôn…
Đáng chú ý, làng nghề Hà Nội đã đóng góp nhiều cho phong trào nông thôn mới cả nước với 15/18 huyện đạt chuẩn (chiếm tỷ lệ 83%), 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới…Công tác phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội cũng là bức tranh sáng của cả nước. Sản phẩm làng nghề là tiền đề để phát triển sản phẩm OCOP, coi phát triển làng nghề là bước đi trước cho sản phẩm OCOP. Hà Nội với lợi thế của mình cần rà soạt lại cơ chế chính sách để phát triển làng nghề, mỗi làng nghề, nhóm làng nghề cần có kế hoạch phát triển riêng. Phát huy tinh hoa sáng tạo của mỗi người thợ, mỗi nghệ nhân trong phát triển sản phẩm. Xây dựng cảnh quan môi trường làng nghề, góp phần vào hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hà Nội cũng cần nghiên cứu xây dựng môi trường làng nghề xanh sạch đẹp gắn với du lịch…
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục phát triển Nông thôn Hà Nội thì bên cạnh những mặt mạnh nêu trên thì công tác phát triển làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội còn tồn tại không ít hạn chế như: Hầu hết các doanh nghiệp ở các làng nghề trên địa bàn đều hoạt động với quy mô nhỏ, tự phát; các làng nghề hiện nay vẫn chưa có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; thị trường sản phẩm chưa được mở rộng; việc bảo tồn văn hóa truyền thống của sản phẩm làng nghề chưa được chú trọng; lao động ở các làng nghề có phần bị hạn chế về trình độ học vấn…
Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội cũng chỉ ra những cơ sở pháp lý để bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Nghị định số 52/2018/NĐ - CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn; Quyết định số 67/QĐ - UBND ngày 03/3/2022 của UBND thành phố Hà Nội về phê duyệt kế hoạch Bảo tồn, phát triển làng nghề , ngành nghề Nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025; Quyết điịnh số 85/QĐ - SNN ngày 28/01/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội về phát triển Nông thôn; Hợp tác xã, trang trại, làng nghề, quy hoạch dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Chí, với mong muốn khôi phục và chấn hưng làng nghề, không để các làng nghề truyền thống bị mai một, nghề quý bị “thất truyền”, tạo sự bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và phát triển du lịch làng nghề, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng, làm cho mô hình phát triển sản xuất hộ gia đình, doanh nghiệp làng nghề mà hạt nhân là các nghệ nhân ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao và thực hiện có hiệu quả Chương trình 04 của Thành ủy về Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025…
Về một số mục tiêu phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Văn Chí cho biết, việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ. Xét công nhận danh hiệu "Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống" Hà Nội năm 2022 là 10 làng nghề; hỗ trợ 10 làng nghề xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể; hỗ trợ đánh giá tác động môi trường cho làng nghề đã được công nhận và làm thủ tục đề nghị công nhận 10 làng nghề; hỗ trợ 5 dự án phát triển ngành nghề nông thôn; tổ chức 50 lớp tập huấn chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho làng nghề.
Theo nội dung trong kế hoạch, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tại địa phương, phối hợp với Sở NN&PTNT, các sở, ngành khác để tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Thành phố năm 2022. Phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện các chương trình, đề án, dự án hoặc các hoạt động có liên quan đến phát triển ngành nghề nông thôn tiếp cận các nguồn lực, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.
Trong đó các ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công tại kế hoạch này; rà soát và lồng ghép các chương trình, kế hoạch do đơn vị mình chủ trì tổ chức thực hiện với kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Thành phố Hà Nội năm 2022, bảo đảm hiệu quả, đúng quy định, không bị trùng lặp với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn Thành phố...
---
BÀI VIẾT CÓ SỰ PHỐI HỢP CỦA CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI
Quyết Tuấn
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/ha-noi-trien-khai-cac-giai-phap-de-thuc-day-phat-trien-lang-nghe-nong-thon-a14239.html