Giải pháp duy nhất để Hà Nội thoát khỏi ngập lụt khi mùa mưa bão đến (Bài cuối)

Thủ đô Bangkok Thái Lan đã và đang xây dựng năm giếng ngầm lớn có sức chứa lên tới 27.000 m3 nhằm chống ngập cho những khu vực trũng như Asok-Din Daeng, nó đã được hoàn thành từ năm 2019. Những giếng ngầm này được ví như ngân hàng nước. Biện pháp chống lụt này ở Thủ đôBangkok được thực hiện theo mô hình ngân hàng nước ở Nhật Bảnvới 28 Dự án lớn.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua21-1659961688.jpg
Thủ tướng Thái-lan Prayut Chan-o-cha thị sát công trình xây dựng giếng ngầm chứa nước chống ngập. (Ảnh: Bangkok Post)

 

Các giếng nước được xây dựng bằng bê tông ngầm dưới lòng đất để trữ nước khi mưa to.Nhưng các giếng này cũng được kết nối với hệ thống ống dẫn nước và cống để chứa nước lụt.Lượng nước trong giếng ngầm được sử dụng để tưới tiêu vào mùa khô, và các giếng ngầm sẽ được bảo đảm hết nước trước khi mùa mưa bắt đầu.Giếng ngầm chứa nước ở khu vực Asok-Din Daengđược dùng một máy bơm cỡ lớn với tốc độ 1,25 m³/giây, nó được lắp đặt để bơm nước qua một đường ống dài 400m vào giếng.Khi Dự án hoàn thành đã giúp cho tình trạng ngập lụt dọc tuyến đường Asok-Din Daeng sẽ được cải thiện đáng kể.Tiếp theo dự án này,bốngiếng ngầm nữa sẽ được xây dựng tại những nơi thường xuyên bị ngập lụt khác.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua22-1659961689.jpg
 

* Giải pháp thứ hai:Trong lòng Thủ đôBangkok và ngoại ô,chính quyền cho đào hàng trăm, nghìn “hố má khỉ” để lưu trữ nước mưa.Mặt khác tạo cảnh quan cho Thành phố và điều hòa vi khí hậu rất có giá trị.
*Giải pháp thứ ba:Công viên chống lũ lụt.Dùng hệ thống công viên cây xanh để lưu giữ nguồn nước mưa.
Dù không thể kiểm soát hoàn toàn an toàn thiên tai ở Thủ đô Bangkok (Thái Lan), Công viên Thế kỷ (Chulalongkorn University Centenary Park) được coi như sự khởi đầu, nhằm đối mặt với những bất ổn do biến đổi khí hậu gây ra trong tương lai.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua23-1659961688.jpg
 

Bangkok là một trong những đô thị lớn trên Thế giới đối mặt nguy cơ bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao. Với hệ thống nước sinh hoạt và tưới tiêu chủ yếu được khai thác từ các giếng trong Thành phố, lượng nước ngầm giảm dần, đất phía trên lún xuống khiến độ cao Bangkok sụt trung bình một cen-ti-mét mỗi năm. Sau một thập niên nữa, Thủ đô được dự báo sẽ thấp hơn so với mực nước biển.
Không những vậy, khi mùa mưa bão tới, Bangkok thường phải hứng chịu những trận mưa dữ dội, gây ngập lụt trên diện rộng, làm tê liệt hệ thống tiêu thoát nước và thậm chí cuốn trôi cả nhà cửa của người dân. Ðô thị phát triển nóng khiến nhiều kênh rạch trong quá khứ bị cải tạo thành các tuyến đường. Mỗi cơn mưa lớn ngay lập tức biến chúng thành những dòng sông nhỏ.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua24-1659961688.jpg
 

Với diện tích 4,5 héc-ta, Công viên Thế kỷ được thiết kế như một ốc đảo xanh trong lòng Thủ đô Bangkok. Hơn thế nữa, nơi đây còn đóng vai trò quan trọng nhằm hạn chế nguy cơ ngập lụt với khả năng lưu giữ và điều hướng nguồn nước mưa, cũng như làm giảm đảo nhiệt đô thị.Công trình tiêu biểu này bao gồm hệ thống mái nhà xanh được xây nghiêng so với mặt đất một góc 3 độ, giúp nước mưa lưu chuyển qua các khu vườn dốc. Tiếp đó, những đầm lầy nhân tạo sẽ tiếp nhận xử lý các chất độc hại, rồi mới đổ vào ba bể chứa, trước khi kết thúc dòng chảy tại các ao duy trì.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua25-1659961688.jpg
 

Khi lũ lụt xảy ra, các bể chứa sẽ giữ lượng lớn nước mưa, làm giảm áp lực cho hệ thống thoát nước. Ðặc biệt, công viên có thể tăng gấp đôi khả năng giữ nước lên tới một triệu gallon (gần 3.800 m3) bằng cách tận dụng hết những bãi cỏ chung quanh nhằm bảo vệ các con phố lân cận khỏi ngập lụt.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua26-1659961689.jpg
Trẻ em vui chơi ở vùng nước ngập

Dù chưa thể kiểm soát lũ lụt trên toàn Thành phố, người dân Thủ đô Bangkok đang vô cùng phấn khởi với những tiện ích vượt trội mà không gian xanh đa chức năng này đem lại. Công viên Thế kỷ được coi như bước đầu nhằm ứng phó sự bất ổn ngày càng tăng do biến đối khí hậu gây ra.Công viên Đại học Chulalongkorn đã khéo léo khai thác sức mạnh của lực hấp dẫn. 
Voraakhom để công viên tọa lạc tại một góc tiến dần tới khoảng 3 độ để lực hấp dẫn kéo mưa và nước lũ từ điểm cao nhất của công viên – mái nhà xanh – đến điểm thấp nhất ở một phía khía của kiến trúc này, dùng nước để lấp đầy một ao nuôi.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua27-1659961688.jpg
Bản vẽ của Voraakhom cho công viên tại Trường Đại học Thammasat


HÀ LAN

ha-noi-ngap-lut-mua-mua28-1659961688.jpg
Hà Lan: với kinh nghiệm trị thủy độc nhất vô vị trên Thế giới

Hà Lan được biết đến là đất nước nằm thấp nhất so với mực nước biển. Vùng trũng nhất ở dưới mực nước biển tới 6,74m. Theo thống kê, 2/3 diện tích của Quốc gia này nằm ở khu vực dễ ngập lụt. 
Đặc điểm này đã nhiều lần khiến Hà Lan trải qua những thảm họa kinh hoàng. Đỉnh điểm nhất là tháng 2 năm 1953, triều cường dâng cao do ảnh hưởng của một cơn bão đã tàn phá gần như hoàn toàn vùng duyên hải phía Nam. Hơn 200.000ha đất trồng trọt bị ngập lụt, 1.835 người bị chết đuối. Cũng từ thảm họa này đã lộ ra điểm yếu lớn nhất trong hệ thống các công trình phòng vệ chống nước biển của Hà Lan. 
Chính vì vậy, Chính phủ Hà Lan đã ngay lập tức thành lập Ủy ban Châu thổ nhằm sửa chữa, thi công các công trình phòng vệ chống xâm thực của biển. 
Sau một thời gian nghiên cứu thực địa, Ủy ban Châu thổ nước này đã cho ra đời một kế hoạch xây dựng các công trình với tầm vóc và quy mô vĩ đại. Đó là hệ thống các công trình đê biển, kè biển, cửa cống và cửa chắn lụt ở khu vực Tây Nam. Tổng cộng có 65 đê chắn sóng đúc bê tông khổng lồ cùng 62 cửa van bằng thép di động treo giữa các đê chắn với tổng chiều dài 6,8km.
Được biết các cửa van dày 5m và rộng 40m, thay đổi theo độ cao từ 6m đến 12m tùy theo vị trí của chúng trong đập chắn. Cửa van lớn nhất nằm ở phần sâu nhất của châu thổ, nặng tới 480 tấn, phải mất cả tiếng đồng hồ mới mở hay đóng cửa van. Các công trình này được xây dựng trong suốt hơn nửa Thế kỷ nhằm bảo vệ các khu vực đất đai rộng lớn trong vùng châu thổ trước sự tấn công của nước biển. 

ha-noi-ngap-lut-mua-mua29-1659961688.jpg
Hệ thống đê biển kiên cố là niềm tự hào của người dân Hà Lan.

Đây là một trong những hệ thống công trình chống ngập lụt lớn nhất Thế giới khi được triển khai từ năm 1954 cho tới những năm 1991. 
Tại Hà Lan, có tất cả khoảng bảy loại đê, kè chuyên dụng cho biển, sông, hồ, kênh đào, hay loại đê khẩn cấp, đê chống bão… được xây dựng phù hợp tùy vào tính năng sử dụng.
Những công trình đê biển trong dự án Delta Works đã bảo vệ vùng đất phía Tây Nam Hà Lan một cách hiệu quả và kiểm soát được lượng nước trong khu vực. Nhiều khu vực cửa sông có thể được đóng mở để phòng trường hợp nước biển dâng cao quá mức trong những ngày bão. Dưới đây là những công trình vĩ đại ấy:
a)    Đập chắn sóng 3 tỷ USD lần đầu hoạt động sau 10 năm xây dựng
Đập Maeslantkering có thể đóng, mở tự động, ngăn nước từ biển Bắc (Hà Lan), chịu được lực 70.000 tấn, đủ để chống lại cơn bão lớn nhất. Đập đầu tư 3 tỷ USD.
Đập Maeslantkering (xây dựng ở hai bên bờ New Waterway) - được biết đến như hàng rào chắn sóng di động duy nhất trên Thế giới - gây ấn tượng đặc biệt với hai cánh cửa quay bằng thép nặng 6.800 tấn, mỗi bên dài 210 m, cao 22 m.
b)    Công trình trị thủy vĩ đại
Bí quyết để dẫn đến thành công chính trên là hai công trình quan trọng Zuiderzeewerken (Zuiderzee Works) - hệ thống đập và các công trình thoát nước ở khu vực Tây Bắc, và Deltawerken (Delta Works) - hệ thống đê biển khổng lồ ở khu vực Tây Nam Hà Lan.
Công trình Zuiderzeewerken với rất nhiều hạng mục quan trọng được xây dựng từ năm 1920 - 1975, trong đó quan trọng nhất là con đập có tên Afsluitdijk ở Zuiderzee (vốn là vùng của Biển Bắc ăn sâu vào đất liền thông qua một cửa hẹp), được xây dựng vào năm 1932 - 1933 - công trình minh chứng cho khát vọng và khả năng chinh phục thiên nhiên của con người.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua30-1659961689.jpg
Đê Afsluitdijk ở Tây Bắc Hà  Lan

Đê Afsluitdijk được xây thẳng như một chiếc thước kẻ trên mặt biển, mặt đê có 4 làn xe chạy, “tách” Zuiderzee ra khỏi Biển Bắc, biển Zuider đã bị xóa sổ và thay bằng hồ nước ngọt Ijsselmeer rộng 1.100 km2. Công trình Zuiderzeewerken giúp Hà Lan có thêm 1.650 km2. Các làng mạc và đô thị lớn nhỏ bắt đầu được mọc lên ven hồ tạo nên tỉnh mới Flevoland. Thành phố thủ phủ của Flevoland được đặt tên là Lelystad - tên của Kỹ sư trưởng dự án Zuider Works (Cornelis Lely), để ghi nhận công lao và sự đóng góp của ông.
Còn phía Tây Nam Hà Lan - nơi dự án Delta Works được triển khai, là đồng bằng châu thổ bị chia cắt bởi nhiều cửa sông. Giữa năm 1956, dự án Delta Works hoàn chỉnh (chặn tất cả cửa sông nhằm hạn chế tối đa khả năng xâm lấn của nước biển vào đất liền) đã chính thức được Chính phủ phê duyệt với kinh phí 9 tỷ USD. Theo đó, sẽ xây 65 đê chắn sóng khổng lồ bằng bê tông, cùng 62 cửa van bằng thép di động treo giữa các đê chắn với tổng chiều dài 6,8 km; hai cửa sông là Tây Scheldt và New Waterway sẽ không bị đóng hoàn toàn. Các cửa van dày 5 m và rộng 40 m, thay đổi theo độ cao từ 6 m đến 12 m tuỳ theo vị trí của chúng trong đập chắn.
Từ năm 1958 - 2002, Hà Lan thực hiện dự án Delta, tạo nên một hệ thống đê chắn sóng biển và ngăn lũ được đánh giá là hoàn hảo nhất Thế giới. Các công trình bao gồm: Đập, cống, khóa, đê và các rào cản sóng bão với mục đích rút ngắn đường bờ biển, từ đó giảm số lượng đê điều phải xây dựng.
Ngoài tính hiệu quả, hệ thống Delta đã được Hội kỹ sư dân sự Mỹ bình chọn là một trong “bảy kỳ quan của Thế giới hiện đại” vì quy mô vô cùng hoành tráng của nó. Hệ thống này được thiết kế với độ vững chắc đủ để chịu được trận bão lớn với mức độ chỉ xảy ra một lần trong 1000 năm. Khoảng 3000 km đê bao biển và 10000 km đê bao sông và kênh rạch được nâng cao, khép kín các cửa sông trong khu vực.
Đập được thiết kế với các cảm biến và hệ thống siêu máy tính, cập nhật mực nước biển, thời tiết, lập trình và chạy tự động hoàn toàn. Khi bão làm nước biển dâng cao hơn bình thường 3m, hai cánh sẽ tự động đóng lại nhờ các khớp bi có đường kính 10 m và trọng lượng 680 tấn. Trước đó, đáy biển đã được đào thành các khe lớn để cố định hai cánh cửa khi chìm xuống.
Để công trình vận hành, hai cửa đập phải được hạ xuống bề mặt phẳng và cần có móng dưới đáy biển. Đây là một thách thức khi cửa đập đóng dần, nước chảy xiết hơn, nguy cơ phá vỡ móng, nên móng đã được gia cố xây dựng kiên cố. Họ đã đào sâu xuống đáy biển và xây lại bằng cát, sỏi và đá cho đến khi hoàn thiện móng.
Các kỹ sư cũng nghiên cứu và chọn lớp vật liệu thấm cho phép nước chảy qua để làm giảm áp lực nước dưới đáy đập và lớp móng không bị rửa trôi. Gần 65.000 tấn bê tông được đặt trên lớp móng để tạo chân đế cứng. Khi cửa đập không hoạt động, chân đế này chìm dưới lớp bùn. Khi cửa đập gần chìm xuống đáy, nước chảy xiết khiến trôi bùn dưới đáy, để lộ chân đế và cửa đập có thể dựa lên.
Phần khớp nối của con đập được thiết kế có thể chịu được lực 70.000 tấn đủ để chống lại cơn bão lớn nhất. Mỗi khớp nối của đập được chế tạo to bằng căn nhà, sử dụng thép với độ chính xác của một chiếc đồng hồ.
Hàng rào này được kết nối với một hệ thống máy tính theo dõi mực nước biển và thời tiết. Bình thường, hai cánh cửa của Maeslantkering hoàn toàn để mở sang hai bên cho tàu đi qua. Nếu bão xuất hiện làm mực nước biển dâng lên 3 m so với mức bình thường, hai cánh cửa sẽ tự động nổi lên rồi đóng sập lại để ngăn dòng nước. Trong trường hợp thủy triều lên, một đội ngũ vận hành luôn có mặt để theo dõi quá trình tự động và can thiệp bằng tay khi cần.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua31-1659961688.jpg
Đập Maeslantkering. Ảnh: Kering huis


Jeroen Kramer cho biết, toàn bộ công trình trước khi xây dựng đã được các Kỹ sư thử nghiệm trên mô hình để đảm bảo không thể sai sót trong thực tế, dù là một chi tiết. "Tất cả đều tự động nên chỉ sai lệch một ly là hỏng cả công trình này", Jeroen Kramer nói và cho biết cuối cùng công trình đã mang lại kết quả hơn mọi người nghĩ sau sáu năm xây dựng.
Đập đảm bảo cả hai mục tiêu duy trì hoạt động của cảng biển và ngăn nước biển khi cần. Ý tưởng táo bạo này chưa từng có trên Thế giới, nhưng Jeroen Kramer cho rằng, người Hà Lan không có lựa chọn nào khác vì không thể xây đê chắn cố định, như thế sẽ ngăn tàu thuyền vào cảng. 

AUSTRALIA
Một quốc gia khác có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tiên tiến là Australia. Hệ thống thoát nước xử lý hơn 320.000 triệu lít nước thải mỗi năm, đủ chứa đầy 128.000 hồ bơi tiêu chuẩn Olympic.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua32-1659961689.png
Một nhà máy xử lý nước thải tại Australia

Nước thải từ phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp và phòng giặt chảy vào hệ thống thoát nước thông qua một mạng lưới các đường ống ngầm. Tại Melbourne, nước thải từ các doanh nghiệp sản xuất được gọi là chất thải thương mại. Các doanh nghiệp cần sự cho phép của những nhà bán lẻ nước để xả chất thải thương mại và hệ thống thoát nước chứa nhiều chất ô nhiễm hơn so với nước thải sinh hoạt. Nước thải thương mại có thể chứa hóa chất, kim loại, chất tẩy rửa có thể làm tăng nguy cơ tổn lại đến môi trường và tăng chi phí xử lý.
Đây cũng là những hệ thống để Việt Nam đáng học hỏi và có biện pháp cho việc chống ngập lụt tại cácThành phố lớn như Hà Nội hoặc Tp. Hồ Chí Minh và xây dựng những dự án Thành phố mới.

VƯƠNG QUỐC ANH

London, Anh là một khu vực dễ bị ngập lụt. Một trận lụt nghiêm trọng đã xảy ra tại London năm 1953, khi nước biển Bắc tràn vào Sông Thames khiến hơn 300 người chết và thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua33-1659961689.png
Hệ thống chắn nước Thames Barrier

Sau trận lụt kinh hoàng đó, Chính phủ Anh quyết định xây dựng hệ thống chắn nước Thames Barrier ở Woolwich để bảo vệ khu vực trung tâm London rộng 125km2 khỏi tình trạng ngập lụt. Công trình đã hoàn thành năm 1984 và tiêu tốn 535 triệu Bảng Anh.
Được xây dựng với mục đích ban đầu để chống lại nước biển dâng, hệ thống chắn nước Thames Barrier ngày nay lại có thêm chức năng điều tiết lưu lượng nước dòng sông Thames mỗi khi mưa lớn để London không bị ngập.
Thames Barrier dài 520m ngang qua dòng sông. Bờ Bắc là Silvertown ở Newham và bờ Nam là New Charlton ở Greenwich. Các barrier gồm 6 cổng điều hướng, trong đó 4 cổng rộng 61m và 2 cổng rộng 30m. Ngoài ra, còn có 4 cổng nhỏ hơn không điều hướng, nằm giữa 9 trụ cầu bê tông và 2 mố cầu.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua34-1659961689.png
Thames Barrier kiểm soát lưu lượng nước dòng Sông Thames

Các cổng này có thể xoay ngang hoặc xoay dọc 180 độ. Tất cả các cổng đều rỗng và làm bằng thép dày 40mm, chúng được chứa đầy nước lúc chìm xuống dòng sông và khi nổi lên sẽ xả hết nước ra. 4 cổng trung tâm cao 20,1m và nặng 3.700 tấn. 4 cửa quay gần bờ sông rộng khoảng 30m và có thể hạ thấp.
Bình thường, các cổng thép này sẽ được mở để nước sông tự do lưu thông cũng như cho phép tàu thuyền qua lại. Trong trường hợp cần thiết, các cổng này sẽ được đóng lại, tránh nước sông dâng cao tràn bờ gây ra lũ lụt.
Từ khi khánh thành đến tháng 7-2014, Thames Barrier đã đóng lại tổng cộng 174 lần để ngăn lũ. Đặc biệt, chỉ trong ngày 9-11-2007, Thames Barrier được đóng tới 2 lần vì xuất hiện một cơn bão lớn ở biển Bắc, tương đương với cơn bão năm 1953. Ngoài ra, nó cũng được nâng lên hàng tháng để thử nghiệm khả năng vận hành.
Mặc dù hiện tượng nóng lên toàn cầu và người ta dự báo rằng nước biển sẽ dâng nhanh hơn, những phân tích gần đây cho rằng Thames Barrier có thể hoạt động tốt đến năm 2060 – 2070.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua35-1659961689.jpg
Đập Marina Barrage nhìn từ trên cao
ha-noi-ngap-lut-mua-mua36-1659961689.gif
Cách hoạt động của Thames Barrier. Đồ họa: BBC

Thames Barrier gồm những chiếc cổng thép nặng 3 nghìn tấn, cao 20 m có thể xoay được. Khi thủy triều lên, cổng thép sẽ bị đóng để ngăn dòng nước chảy về London. Còn khi thủy triều xuống, cổng được mở để khôi phục dòng chảy của sông về phía biển. Mất 90 phút để hệ thống cổng này đóng hoàn toàn.

TRUNG QUỐC XÂY ĐƯỜNG HẦM CAO TỐC 6 LÀN  SÂU 70M DƯỚI ĐÁY SÔNG TRƯỜNG GIANG
Một đường hầm nằm ở độ sâu 70m dưới đáy Sông Trường Giang đang được xây dựng ở Thành phố Vu Hồ thuộc Tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Công trình có tổng chiều dài gần 6km, được thiết kế thành đường cao tốc hai chiều với 6 làn xe, vận tốc tối đa 80km/h. Được biết, đây là đường hầm đầu tiên thuộc loại này xuyên qua sông ở Tỉnh An Huy.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua37-1659961689.jpg
Đường hầm nằm ở độ sâu 70m dưới đáy Sông Trường Giang,  có chiều dài dự kiến khoảng 6km (Ảnh: Xinhua)

Đường hầm nằm ở khúc quanh lớn của sông, cách khu vực thượng và hạ lưu của cầu Sông Trường Giang khoảng 5,5km và 9km. Cỗ máy đào do Tập đoàn Cục 14 Đường sắt Trung Quốc phát triển và chế tạo, có tổng chiều dài 136m, tương đương chiều dài của một dãy 13 xe bus, trọng lượng 4.400 tấn. Đường kính đào tối đa 15,07m. 

ha-noi-ngap-lut-mua-mua38-1659961690.png
Xem Trung Quốc xây hầm cao tốc 6 làn sâu 70m dưới đáy Sông Trường Giang
ha-noi-ngap-lut-mua-mua39-1659961690.png
Công trình được thiết kế thành đường hầm cao tốc 2 chiều gồm 6 làn, vận tốc tối đa 80km/h (Ảnh cắt từ clip).

ÐÀI LOAN GIẢI QUYẾT CHỐNG NGẬP LỤT

ha-noi-ngap-lut-mua-mua40-1659961690.jpg
Đập Thạch Môn

Hồ chứa nước Thạch Môn ở Đài Loan đã đạt 38,2 mm, ước tính lượng nước chảy vào sẽ đạt 5,83 triệu m3, tăng thời gian cấp nước được thêm 7 ngày. Còn đối với Hồ chứa nước Bảo Sơn và Bảo Nhị là các hồ chứa nước quan trọng của khu vực Tân Trúc, có lượng mưa bình quân ở khu vực trữ nước ở thượng nguồn là 33,5mm, ước tính lượng nước chảy vào là khoảng 1,56 triệu m3, có thể tăng thời gian cấp nước được thêm 6 ngày, hồ chứa nước Vĩnh Hòa Sơn thuộc Miêu Lật, có thể tăng thời gian cấp nước được thêm 4 đến 5 ngày.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua41-1659961690.png
Hồ chứa nước tại đường giao Sa Lộc, Đài Loan

MỸ
Hầu hết hệ thống cống thoát nước đầu tiên tại Mỹ tới trước năm 1948 được xây dựng như hệ thống cống kết hợp (chứa nước mưa và nước thải). Nước thoát ra sông, hồ và biển không qua xử lý. Lý do sử dụng hệ thống kết hợp này là nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng. Các hệ thống cống thoát nước quy mô lớn đầu tiên ở Mỹ được xây dựng ở Chicago, Brooklyn vào cuối những năm 1850.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua42-1659961689.jpg
Hệ thống thoát nước tại Michigan, Mỹ

Vào cuối Thế kỷ XIX, rất ít cơ sở xử lý nước thải được xây dựng. Trong những năm đầu tiên của Thế kỷ XX, vì lợi ích y tế công cộng, nhiều Thành phố đã lựa chọn xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải riêng biệt. Hệ thống thoát nước kết hợp tràn và hệ thống vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ở nhiều nơi ở Mỹ. Khoảng 772 cộng đồng có hệ thống cống thoát nước kết hợp, phục vụ khoảng 40 triệu người, chủ yếu ở vùng Đông Bắc, khu vực Ngũ Đại Hồ và vùng Tây Bắc. Hệ thống thoát nước kết hợp tràn sau những trận bão lớn có thể gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Cơ sở hạ tầng thoát nước của Mỹ bao gồm 1,2 triệu dặm đường cống (cả hệ thống thoát nước và cống rãnh kết hợp). Trạm bơm nước thải và 16.024 nhà máy xử lý nước thải thuộc sở hữu công. Ngoài ra, ít nhất 17% người Mỹ có hệ thống vệ sinh tại chỗ như bể tự hoại.
Nhà máy xử lý nước thải phục vụ 189,7 triệu người và xử lý 32,1 tỷ gallon mỗi ngày. Có 9.388 cơ sở xử lý thứ cấp và 4.428 cơ sở xử lý nước tiên tiến.

NEW YORK, MỸ - ÐỀ ÁN CỬA SÔNG HUDSON

Sông Đông và Sông Hudson của Thành phố New York từng bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ lâu đã bị coi là nơi để vứt rác. Sau khi cải tạo bờ ở tất cả các phía trong hai Thập kỷ qua, xây dựng nên các công viên và lối đi ven sông, New York đang tiếp tục quy hoạch lại cửa sông thông qua một số sáng kiến mới. Sáng kiến này bao gồm một hệ thống bảo vệ cảnh quan và hàng rào dài hơn 15km xung quanh Manhattan, tăng gấp đôi không gian công cộng.
Việc Thành phố New York cấu trúc lại khu vực xung quanh Sông Hudson không chỉ để người dân có thêm không gian công cộng và có thể tiếp cận gần dòng sông mà còn do những tác động nặng nề của biến đổi khí hậu sau cơn bão Sandy. Đội ngũ thiết kế giành chiến thắng trong cuộc thi Quốc tế năm 2014 khi tìm ra giải pháp linh hoạt để bảo vệ New York khỏi những rủi ro ngập lụt gây ra bởi biến đổi khí hậu. Giải pháp của các nhà thiết kế là hợp nhất con sông “linh hồn” của Thành phố, tạo ra không gian sinh hoạt công cộng đồng thời cũng là bức tường chống lũ trong tương lai.
SEOUL, HÀN QUỐC
ÐỀ ÁN PHỤC HỒI SÔNG CHEONGGYECHEON

SuốiCheonggyecheon (còn có tên gọi là Suối Thanh Khê), dài 5,8 km chảy qua trung tâm Thành phố Seoul, Hàn Quốc. Trước khi trở thành địa điểm tụ tập công cộng lớn của người dân Seoul vào năm 2005, Cheonggyecheon từng là một kênh nước thải bị ô nhiễm nặng nên đã bị san lấp để làm đường và một xa lộ trên cao được xây dựng bên trên nó.
Đây là một Dự án đầy tham vọng vì không chỉ phải dỡ bỏ con đường cao tốc trên cao mà còn phải tái sinh một thủy lộ vốn đã bị san lấp từ lâu, nay gần như đã cạn khô, cần phải bơm vào 120.000 tấn nước mỗi ngày. Mặc dù tốn kém và gặp phải nhiều ý kiến trái chiều, cuối cùng Dự án phục hồi Cheonggyecheon cũng hoàn thành vào tháng 9-2005. Sự phục hồi của Suối Cheonggyecheon đã dẫn đến sự hồi sinh của trung tâm Seoul, mở ra tiềm năng cho không gian công cộng xanh, trở thành một thành tựu lớn trong nỗ lực kiến tạo một đô thị xanh, sạch, đẹp.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua43-1659961690.jpg
Dự án cải tạo Suối Cheonggyecheo rất thành công của Seoul, Hàn Quốc

Việc cải tạo lại và phát triển mới hơn 11km kênh sông cũng như xây dựng lại hoàn toàn cơ sở hạ tầng xung quanh không chỉ cho phép Seoul tái khám phá những giá trị vốn bị chôn lấp của dòng suối mà còn tái sinh mối liên hệ giữa con người với dòng chảy tưởng như đã chết này. Sự can thiệp đã biến toàn bộ trải nghiệm đô thị thành một trải nghiệm bên sông, thân thiện với người đi bộ với đầy đủ các hoạt động vui chơi, thư giãn, giải trí.
Dự án cũng tạo ra không gian xanh công cộng mới với tổng diện tích 16,3ha. Không gian mới này tổ chức các hoạt động văn hóa và đi bộ, cung cấp môi trường sống cho động vật và thực vật, đồng thời mang lại lợi ích cho môi trường bằng cách hạ nhiệt độ. Một số nguồn thống kê cho biết, con suối đã giúp giảm nhiệt độ Seoul khoảng 2 độ C vào mùa nóng.

PARIS, PHÁP ÐƯA THÀNH PHỐ ĐẾN SÁT HAI BỜ SÔNG SEINE

Paris là một trong những Thành phố đông dân nhất Châu Âu và Thế giới, bờ Sông Seine là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận và bảo vệ. Bên bờ Sông Seine trong những năm 60 của Thế kỷ XX là hành lang độc quyền dành riêng cho ôtô. Phải đến tận năm 2001, chính quyền Thành phố mới quyết định cho phép người dân Paris tiếp cận tạm thời dòng Sông Seine thông qua những hoạt động phát triển bên bờ sông và những người dân sống xung quanh đó.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua44-1659961690.jpg
Người dân thư giãn bên bờ Sông Seine, Thủ đô Paris, Pháp

Sáng kiến này được gọi là “bãi biển Paris”, bao gồm đóng cửa các làn xe chạy dọc con sông và biến chúng thành những không gian công cộng thiết yếu trong vòng một tháng. Sự thành công của dự án hằng năm đã thúc đẩy phe đối lập và từ năm 2012, Thành phố đã đóng cửa phần lớn những tuyến đường cho ôtô trên hai bên bờ sông và xây dựng chúng thành những không gian công cộng vĩnh viễn. Dự án đã giúp thay đổi mối liên kết của người dân Paris khi tới dòng sông và tăng cường giá trị di sản Thế giới của Thành phố này.

MADRID, TÂY BAN NHA QUY HOẠCH SÔNG MANZANARES

Trước khi hoàn thành dự án vào năm 2011, dòng Sông Manzanares của Thủ đô Madrid được bao phủ phía hai bên bờ bằng đường cao tốc. Việc tiếp cận dòng sông này là không thể và những giá trị giải trí của con sông bị chôn vùi, nhường chỗ cho lợi ích đi lại của những chiếc ôtô. Năm 2011, dự án cải tạo trị giá 280 triệu euro đã đưa ra những biện pháp kiên quyết nhằm đưa dòng sông trở lại hòa nhập Thành phố.
Dự án quyết tâm gạt bỏ các đường cao tốc, thay vào đó, tạo ra một chuỗi không gian công cộng, công viên và cầu đi bộ nhằm tạo ra một diện mạo mới cho dòng sông và liên kết nó với Thành phố. Dự án đã cho thấy sự thành công trong việc tăng chất lượng cuộc sống ở các khu vực xung quanh và trở thành không gian công cộng quy tụ đông đảo người dân Thành phố.

NGA - TÁI SINH BỜ SÔNG MOSKVA

Nhằm cung cấp cho người dân chất lượng sống tốt hơn, Thủ đôMaskva của Nga quyết định biến dòng sông thành một không gian công cộng của Thành phố. Bước đầu trong việc chuyển đổi được thực hiện với đoạn đường dài 1km. Các bãi đậu xe và tuyến đường giao thông trước đây nay được thay bằng phố đi bộ kết hợp với bàn ghế đô thị, con hẻm là không gian sáng tạo dành cho các họa sĩ, đài phun nước, sân khấu biểu diễn ngoài trời và các khu vực giải trí thay đổi theo từng mùa.

ha-noi-ngap-lut-mua-mua45-1659961690.jpg
SôngMoskva, Nga. Ảnh: AFP

Các bước tiếp theo trong quy trình quy hoạch đưa dòng sông gắn kết với cuộc sống của Moskva được thực hiện khi dự án cải thiện đô thị của Meganom consortium giành chiến thắng trong cuộc thi quốc tế. Dự án này đề xuất phương án biến toàn bộ con sông ở Moskva thành xương sống xanh vì một tương lai bền vững của Thủ đô. Ngoài ra, dự án còn bao gồm việc phát triển các không gian công cộng dọc theo dòng sông, phát triển du lịch và kết nối các cảng trong khu vực lân cận.
Qua việc trình bày khái quát về việc chống ngập lụt và hồi sinh các dòng sông trên đây của một số nước trong khu vực Đông Nam Á và Thế giới để rút ra kinh nghiệm cho Thủ đô Hà Nội:
1. Điều khẳng định là Thủ đô Hà Nội nhất thiết phải thực hiện đúng như giải pháp Dựán đã đề cập. Tuy thực hiện như Dựán, ta phải đầu tư một khoản ngân sách rất lớn. Song không thể không làm vì nó rất cơ bản, bền vững lâu dài.
2.  Trước mắt để chống ngập úng, Hà Nội cần khai thông nạo vét các dòng sông: Sông Tô Lịch, Sông Lừ, Sông Sét, Sông Kim Ngưu. Đặc biệt là Sông Nhuệ, cần khẩn cấp khai thông các khúc bị ách tắc và đặt tại đây nhiều cụm máy bơm có công suất cao khi mùa mưa bão để hút nước từ các chi lưu, nhánh sông đổ ra. Riêng 8 quận nội đô: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuâncần được đầu tư, sửa sang hệ thống cống tiêu nước liên hoàn đồng bộ và xử lý gấp 11 điểm thường xảy ra lụt, úng như đã đề cập ở trên.
3. Hà Nội cần gấp rút khẩn trương xây dựng được Trung tâm điều hành chống lụt (EOC) và hệ thống quan trắc, cảnh báo. Đặc biệt cần hoàn thiện, kiểm tra hệ thống cống thoát nước, rà soát và lên kế hoạch “hỏa tốc” nâng cấp, mở rộng các hồ điều hòa cùng các trạm bơm tiêu úng hiện có.

(Hết)

Thạc sĩ, kỹ sư Hoàng Ngọc Quỳ

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/giai-phap-duy-nhat-de-ha-noi-thoat-khoi-ngap-lut-khi-mua-mua-bao-den-bai-cuoi-a14550.html