Ông bà ngoại của tôi sinh được 6 người con. Mẹ tôi đầu, gì thứ 5 đặt tên là Ngụ.
Bố tôi qua đời năm 1957 vì đói nghèo, ốm đau mà không có thuốc. Lúc tôi mới 9 tuổi, mẹ được các cậu, dì động viên đưa tôi và em gái về quê ngoại để được sự giúp đỡ nhằm qua cơn hoạn nạn.
Trên bản đồ Việt Nam người Pháp xâm lược năm xưa vẽ xã Đồng Công của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh có xóm Tân Giang. Xóm này gồm những gia đình có thuyền bè tụ họp trên mặt nước ở khúc sông Ngàn Sâu bằng nghề chài lưới, đò dọc, đò ngang phía thượng nguồn. Cách bến Tam Soa Linh Cảm chừng 10km, cả gia đình ngoại tôi sống ở đó. Vì vậy mẹ tôi và các cậu, dì bơi lội rất giỏi. Đặc biệt dì Ngụ khỏe mạnh, cân đối, da bánh mật, cao ráo. Cả xóm gọi gì là con kềnh ngư. Đến tuổi trăng rằm gì được nhiều người muốn hỏi gì làm vợ nhưng gì chưa ưng ai.
Năm 1961 dì lấy chồng, chồng gì tên là Trần Quốc Trị làm cán bộ vận tải thương nghiệp trên sông. Chúng tôi rất yêu quý dượng, dượng kể cho tôi nghe quê dượng Trị ở Miền Hạ Đức. Lúc còn nhỏ dượng đã phải cùng cha mẹ sinh sống trên đất nước Thái Lan. Bởi cha từng hoạt động cách mạng có liên quan với bí thư Trần Phú nên bị địch truy lùng. Đến 1960 bố mẹ qua đời bên Thái, dương Trị cùng một em gái hồi hương. Về nước dượng được ngành thương nghiệp tuyển chọn làm công nhân vận tải, còn em gái cùng số bà con từ Thái về phải định cư tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình theo quy định.
Dì Ngụ đang làm tròn chức năng người phụ nữ Việt Nam phúc hậu, đảm đang. Đến cuối năm 1964 gì dượng sinh được 3 người con: 2 gái đầu đặt tên là Liên và An, còn em trai đặt tên là Toàn.
Gia đình gì và cả quê hương đang có cuộc sống bình an, vui vầy. Bỗng người Mỹ dựng cớ (sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày mùng 5 tháng 8 năm 1964) đưa máy bay, tàu chiến đánh phá miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác, giết chết bao nhiêu người dân thường vô tội. Nhân dân ta sục sôi, căm thù. Thanh niên nam nữ một lòng xung phongcầm súng đi chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc. Trẻ, già, trai, gái đều có khát vọng (tất cả vì miền Nam ruột thịt). Dượng Trị có nhiệm vụ vận tải hàng dân sinh, nay chuyển dần sang vận tải hàng quốc phòng. Không chỉ có dầu, đèn, lương thực cho đời sống của người dân mà đã chuyển vận tải hàng quân nhu, vũ khí cho chiến trường. Dì Ngụ ở hậu phương cũng không một ngày nghỉ. Dì cho ba em lên bờ sống trong những chiếc hầm có mái che lúp xúp bên bờ sông. Tài sản lớn nhất của dì là con thuyền để ở, nay giành chở bộ đội qua sông vào Nam đánh Mỹ. Từng từng, lớp lớp, ngày đêm. Dì tự giác làm việc tích cực như được vinh dự cống hiến càng nhiều càng tốt cho Tổ quốc. Không một mảy may tính toán hoặc để kể công trạng cho mai sau. Nhân dân xóm Tân Giang sơ tán. Tất cả lên bờ mỗi người mỗi nơi.
Năm 1966, tôi đã là một thanh niên, tôi làm đơn xung phong nhập ngũ và được cấp trên chấp thuận. Khi lên đường tôi đến chào dì. Dì nhìn tôi đầy trìu mến rồi đột ngột ôm tôi vào lòng. Dì khóc, tôi càng xúc động bởi Dì từng ru tôi ngủ, cho tôi ăn và từng tập cho tôi biết bơi lội trên sông nước như mọi người.
Tôi cứ im cho dì nức nở, nước mắt đã thấm vào vai áo. Rồi dì mở ruột tượng buộc ngang không rút đưa cho tôi 50 đồng, nói trong nghẹn ngào “Cháu đi cho chân cứng đá mềm, cố gắng cùng đồng đội lập công, chiến đấu làm sao cho sớm được thống nhất Tổ quốc”.
Tôi không muốn lấy tiền của dì vì khoản tiền lớn quá, bằng 10 tháng phụ cấp sau này, nhưng gì đã nhét vào túi áo.
Tôi biết dì rất ghét chiến tranh, chỉ muốn có hòa bình để xây dựng tổ ấm gia đình. Bởi vậy, tôi luôn nhớ lời dặn của dì, mọi công việc luôn nghĩ đến mẹ và dì mà cố gắng hoàn thành, lập công.
Sau 3 tháng huấn luyện khắc khổ, tôi đã có đủ năng lực chiến đấu cá nhân như bắn súng, ném lựu đạn… Chuẩn bị tư tưởng hành quân vào chiến trường. Vào một buổi trưa, tôi nhận được thư em gái kể rằng: “Dì Ngụ vừa mới ngụy trang xong một đoàn xà lan ba chiếc chở đầy hàng quốc phòng, bỗng máy bay giặc Mỹ đến, dì chạy về ôm các em vào lòng thì bom nổ, giặc Mỹ đã giết Dì và hai em rồi, còn em An đang sống với mẹ và em”.Đọc đến đó nước mắt tôi trào ra. Thương Dì tôi gọi nhỏ vào thinh không như đứa trẻ: “Dì Ngụ ơi, các em của tôi ơi”. Đau đớn… Cả tiểu đội huấn luyện sống trong ngôi nhà dân thấy tôi buồn vậy, ai cũng xúc động chia sẻ, an ủi, động viên và báo cáo lên chỉ huy.
Tối hôm sau thứ 7, theo chương trình huấn luyện cả tiểu đoàn tập trung nghe kể chuyện tội ác của giặc Mỹ. Đồng chí chính trị viên bảo tôi đứng lên kể chuyện và đọc thư em gái vừa gửi. Tôi xúc động không thực hiện được. Tiểu đoàn cử đồng chí liên lạc Hoài cầm thư em gái tôi đọc cho cả tiểu đoàn nghe, có chiến sĩ đã khóc. Bỗng đồng chí đại đội trưởng cất tiếng hô to dõng dạc: “Đã đảo đế quốc Mỹ giết người dã man” Đã đảo! Đã đảo! Đã đảo! Cả tiểu đoàn cất tiếng đồng thanh, vung lên những cánh tay mạnh mẽ.
Đồng chí chính trị viên Nhung hô tiếp: “Tiểu đoàn 4 quyết tâm trả thù cho Dì Ngụ và các em” Quyết tâm! Quyết tâm! Quyết tâm!
Tiếng hô vang trong đêm tối dội vào không gian trời đất và tâm hồn mọi người. Nỗi buồn của tôi được chia sẻ. Một tuần sau, đơn vị có lệnh báo động. Cả tiểu đoàn tập trung đọc lại biên chế rồi hành quân (xẻ dọc Trường Sơn) vào chiến trường.
Sau những trận chiến đấu quyết liệt ở chiến trường B5 tôi bị thương. Đầu năm 1969, tôi ra Bắc. Khi vết thương liền sẹo, tôi được phép về thăm nhà. Lần đầu trong đời bộ đội được gặp lại gia đình trong đó có em An. Một tổ ấm đầy tình yêu thương máu thịt. Tôi đã đến thắp hương nơi phần mộ dì Ngụ và hai em Liên – Toàn. Cầu khẩn cho dì và hai em ở suối vàng được bình an, hỗ trợ tôi cùng gia đình mạnh khỏe. Tôi nói thầm trong khói hương: “Dì ơi, dì cũng trung hậu, đảm đang, anh hùng, bất khuất như những người phụ nữ anh hùng con cháu Bác Hồ đi cứu nước”.
Về nhà, tôi đã thấy một người phụ nữ đang nói chuyện với mẹ. Tôi biết rằng đây là em gái của dượng Trị. Cô ấy đang xin mẹ tôi cho An đi chơi với cô ấy mấy ngày. Tôi nói với mẹ và cô: “… tình cảm của em với nội cũng như ngoại, mẹ cho em đi chơi với cô mấy ngày. Sau đó cô nhớ đưa An về cho mẹ tôi…”
Vì đang còn chiến tranh, linh cảm mẹ không đồng ý nhưng lại nghe tôi để An đi với cô.
Khi tôi trở lại chiến trường. Đang đánh nhau với quân thù đầy căng thẳng. Tôi nhận được thư em gái bảo rằng “…mãi không thấy cô ấy đưa em An về, mẹ cứ nhớ An mà khóc, mọi người không biết An ở đâu mà tìm cả…”
Ngày tháng cứ trôi, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vẫn chưa chấm dứt vì giặc Mỹ và bè lũ tay sai còn ngoan cố. Trong chuyến bay cuối cùng của một tên giặc lái F4H, trước lúc ký hiệp định Pari, nó đã xả đạn 20 ly xuống chiếc thuyền của dượng Trị khi đang làm nhiệm vụ vận tải tháng 1 năm 1973.Dượng Trị bị trúng đạn hy sinh. Nhân dân vùng đó đã chôn cất dượng tử tế bên bờ sông. Sau này thống nhất non sông 30 tháng 4 năm 1975. Từ chiến thắng trở về, tôi đả là thương binh. Nghĩ đến gia đình Dì Ngụ thật bùi ngùi, thương nhớ. Chỉ còn em An, không biết giờ nó sống chết ở đâu.Đầu 1980, mẹ tôi qua đời vì tuổi già sức yếu. Trước lúc trút hơi thở cuối cùng, mẹ tỉnh táo nói với tôi rằng: “Con hãy cố gắng tìm cho được em An con dì, tôi băn khoăn lo nghĩ mãi. Đến 10 năm sau, khi đã có điều kiện. Tôi viết một bản tin, nhờ đài Tiếng nói Việt Nam đọc (nhắn tìm em An). Nửa tháng sau, cậu tôi đang tổ chức bốc mộ dì Ngụ và hai em về khu mộ họ ngoại. Đúng lúc đưa hài cốt của ba người và nghĩa địa bỗng xuất hiện bốn người mới (gồm em gái Dượng Trị, em An và một đứa con của An) từ Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình kịp về. Đặc biệt có thêm một thanh niên cao ráo tên Tịnh giống dượng Trị như đúc. (Thì ra khi biết vợ con bị bom Mỹ sát hại, dượng đã đi bước nữa đẻ ra em Tịnh rồi mới hi sinh) cả bốn người đều nghe được mẫu tin nhắn trên đài của tôi, đã tổ chức trở về sum họp.
Chiến tranh có thể làm con người ta quên đi nhiều thứ và cũng vì hoàn cảnh chiến tranh người ta không có điều kiện để biết nhiều thông tin dù đó là những cái chết. Một sự hi sinh của người thân. Cái chết của cả gia đình dì Ngụ tưởng như không ai còn nhớ để thắp hương tưởng niệm. Nhưng sau khi tôi được gặp An và Tịnh. Tôi tìm hiểu thăm dò, cùng các thân nhân, làm hồ sơ thủ tục khai báo tới Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh .Họ đã chú ý thông qua gửi tới Bộ Lao động thương binh - Xã hội và đã được Chính phủ cấp bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sỹ Trần Quốc Trị. Tới lúc ày em An và em Tịnh mới biết mình là con của liệt sỹ.
Đến nay, mỗi lần về quê tôi vẫn đến thắp hương nơi nghĩa trang. Tôi không quên gọi: Dì ơi!
Traí tim người lính
Đặng Sỹ Ngọc
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/toi-van-goi-di-oi-a14591.html