Ngày đó 95% là nhà lợp bằng rạ hoặc bổi, còn nhà lợp ngói rất ít, đổ mái bằng như hiện nay thì tuyệt đối là không có
Rạ là thân cây lúa sau khi gặt phơi khô rồi mang về làm nguyên liệu chất đốt nấu ăn, không thì dùng để lợp nhà, quê ven biển hằng năm mưa to bão lớn vì thế cần phải có mái nhà chắc chắn.
Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao lợp bằng rạ mà rạ khộng bị trôi xuống, bởi vì trải một lớp rạ xong, người thợ dùng lạt buộc cố định lớp rạ đó vào rui mè của mái, một mái nhà phải có lớp rạ dày mấy chục phân, mỗi một năm phải thuê thợ lên mái nhà dùng bàn chải chuyên dụng của họ để trải những lợp rạ mục nát bên trên xuống đất, dùng rạ mới dặm lại chỗ rạ mục nát và những tổ chuột trong mái nhà.
Ngoài dùng rạ ra, ai có tiền thì mua bổi về lợp nó bền và đẹp mái hơn, bổi là những cây cói không đủ tiêu chuẩn dệt chiếu bị thải ra, lúc đó người ta gom lại đem lợp mái nhà, bổi này chỉ vùng ven biển có nước lợ mới có, mùa hè ở trong căn nhà có mái thế này rất mát, mùa đông lại ấm áp, bây giờ kinh tế khá giả quê tôi không còn nhà lợp rạ nữa, muốn thấy chỉ còn trong ảnh.
Ôi quê tôi một thời để thương để nhớ.
Chuyện Làng Quê
Trần Tiệp
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/oi-que-toi-mot-thoi-de-thuong-de-nho-a15326.html