Sông chạy dọc xuyên suốt từ đầu huyện đến cuối huyện Hương Sơn (đến bến Tam Sa). Nước sông mùa hè trong vắt, đáy sông toàn cát, không có bùn. Dòng sông đã đem nguồn nước tươi mát tưới tiêu cho ruộng đồng, cây cối xanh tươi.
Thời xưa phương tiện đi lại còn khó khăn, con sông là phương tiện vận tải chủ yếu. Các xã ven sông cũng tấp nập cảnh trên bến dưới thuyền nhất là xã Sơn Thịnh nay là xã An Hoà Thịnh. Xã Sơn Thịnh có 2/3 làm nghề đan lát và buôn bán. Có lẽ vì vậy nên xưa có câu" lắm tiền Thịnh Xá (tên xã Sơn Thịnh cũ). Nhờ có sông những bè nứa, bè gỗ kèm theo giang, mây........ tết có thêm lá dong để gói bánh chưng, bánh tét nối đuôi nhau về xuôi. Sơn Thịnh có một bến đỗ, tạo thành chợ nổi bên sông cho các mặt hàng trên gọi là" bãi bè".
Mít, cam, bưởi......chiều chiều được đưa xuống thuyền dong buồn xuôi Vinh để sáng mai kịp bán chợ Vinh.
Nói về quả trám, Hương Sơn là một trong ít những địa phương được thiên nhiên ban tặng loại giống trám này. Trám vốn dĩ mọc hoang giã giữa bạt ngàn núi rừng trùng điệp. Hàng năm lũ lụt đã đem những hạt giống quý giá này về xuôi mọc hoang giã trong vườn người dân.
Có lẽ quả trám nặng nên nó chỉ mọc trong vườn thuộc các xã thượng Hương Sơn là chủ yếu. Những xã hạ Hương Sơn là hy hữu. Quả trám thời xưa là cứu đói, nay là đặc sản. Quả trám có 2 loại: trám nếp và trám thường.
Trám nếp hình dáng hơi bầu, khi bóc phía trong màu mỡ gà nhạt. Trám thường quả hơi dài so với trám nếp, phía trong màu trắng nhạt- hơi sẫm chút. Phần ăn được( tạm gọi phần thịt) mỏng như vỏ cam thường, không dày như cảm bù. Phần thịt khi bóc ra khứu giác đã nghe mùi thơm nhẹ. Ăn vào vị giác cảm thấy thơm nhẹ, vừa chát chút xúi vưà bùi. 3 mùi vị đặc trưng này làm cho người ăn thấy ngon từ lúc lưỡi chạm vào cho đến tận huyết quản vẫn còn lưu 3 mùi vị trên. Chính các mùi vị đó đã biến món ăn cứu đói năm xưa nay thành đặc sản, thành thương hiệu trám Hương Sơn
Còn hạt quả trám khi chẻ ngang sẽ có một sản phẩm khác màu trắng mờ đục ăn rất bùi và thơm. Hồi xưa khi chúng tôi còn nhỏ, sau chẻ đôi ăn phần ruột. Còn lại đóng xuống nền nhà tạo thành những hình rất đẹp, hay đóng thành hình bàn cờ tướng.
Hiện nay xã trồng nhiều cây trám nhất là xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn. Có gia đình trồng hàng chục cây trám, cây càng già, quả càng nhiều, có cây một mùa từ 1,5- 2 tạ quả với giá 100 000kg/ kg. Nhiều gia đình thu nhập từ quả trám là chủ yêú. Các chủ thu mua trám, họ mua cả cây khi quả còn non, quê tôi gọi là mua quạ. Lời ăn lỗ chịu, nói vậy chứ với kinh nghiệm đầy mình ít khi chủ thu mua bị lỗ. Họ thu mua rồi đem về Vinh bán, dân sở tại muốn ăn trám phải đi chợ sớm mới mua được quả trám.
Kỹ thuật um trám: mua trám về rửa sạch để thật ráo nước. Đun nước cho thêm ít muối, khi nào nhúng ngón tay vào thấy hơi nóng rát chút là đổ trám vào. Khoảng 20 phút sau hoặc lâu hơn miễn tay cầm quả trám bóp nhẹ thấy mềm là vớt ra( ăn được.
Vì trong nước nóng đã có muối nên khi ăn là vừa mặn. Hoặc chấm trám vào ruốc tùy theo khẩu vị của từng người.
Chuyện Quê
Văn Hòa Phạm
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/qua-tram-a15752.html