Hai tổ tam tam

Ba anh con trai học trên chúng tôi 2 lớp vào năm cuối cấp học lớp 7 đó là năm 1967-1968 (anh Minh, anh Lân, anh Luật ) học ngay trong xóm nhà gianh vách đất mà bà con trong HTX dựng cho học tạm chỗ nhà em Toán Nhuần ở bây giờ. Ba đứa con gái chúng tôi (Liên, Hoà, Yên) mới đang học lớp 5 sơ tán xuống tận Chùa Gò đi học.

 

quang-tri-1669782786.jpg

Một trận chiến bên trong thành cổ Quảng Trị, năm 1972. Ảnh: Đoàn Công Tính

Năm đó giặc Mỹ ráo riết đánh bom phá hoại trên toàn Miền Bắc, mọi thứ đều thiếu thốn trăm bề, cơm bữa đói bữa no, ăn ngô, ăn khoai trừ bữa với nước lá vối hái trên cây góc bờ ao nhà, tối đến chúng tôi í ới rủ nhau đi học nhóm theo tổ tam tam do nội quy nhà trường đề ra “nhóm bạn cùng tiến” như một lẽ đương nhiên và có nhiều cái lợi ích nữa đó là ba đứa chụm đầu học chung một ngọn đèn dầu cho tiết kiệm thứ dầu hỏa hôi mù mà mỗi gia đình chỉ được HTX mua bán phân cho 0.5 lít dầu ít ỏi cho con em học tối chứ làm gì có điện sáng choang như bây giờ.

   Tối tối các thày cô giáo, tay xách đèn bão tỏa ra các ngõ xóm kiểm tra nhóm học tập của chúng tôi, không quản đêm hôm mưa rét, đường trơn trượt, đi từ nhóm này sang nhóm khác, phụ đạo hướng dẫn chúng tôi làm toán theo nhiều cách khác nhau và cách hành văn thế nào cho hay, bằng cả sự tâm huyết của mình, nên chúng tôi luôn tuân thủ “Tiên học lễ,hậu học văn “, thày ra thày, trò ra trò, tôn sư trọng đạo, coi thầy cô như những người thân trong gia đình.

  Học và làm bài cũng đã tàm tạm chợt nghe anh Minh gọi vọng sang nhà tôi, các em ơi sang nhà anh giải lao chống đói tý đi, chỉ chờ có thế, được lời như cởi tấm lòng, ba đứa con gái chúng tôi nhiệt liệt hưởng ứng.,,

 - Anh Lân hỷ hả giơ ra mấy chùm rồi rao sung chín đây...sung chín đây...chấm muối...chấm muối, hôm qua nhà anh hết gạo vét mãi mới được lưng bơ, đem nấu cháo loãng ăn với sung chín ngon ra phết, rồi anh cất giọng vỡ tiếng:

Đòi đói đoi...đói thì cho sạch...rách thì cho thơm...í...a...ì...a... rồi vỗ bồm bộp vào bụng xoa xoa đến chết cười đi được cho nhà anh này,đã đói còn hay làm trò.

  - Anh Luật lôi ra trong túi vải có đến lưng rổ khế ngọt, anh em ta chén nào,ăn đi... ăn đi vài quả,...anh trả cục vàng,...dẻo mồm thế không biết,anh này tán gái chắc giỏi đây !   anh Minh, một phát chạy ra góc vườn, vặt ngay mấy quả ớt, ngòn ngón ngon...ớt chỉ thiên đây..,chỉ thiên đây...dầm muối ớt...muối ớt...,

   Đang tuổi ăn tuổi lớn,chúng tôi ăn một cách hào hứng,vừa ăn vừa nghe 3 anh thi nhau kể chuyện cho bọn con gái chúng tôi nghe.

    - Anh Minh kể: hôm nọ mới gà gáy canh hai, anh nghe tiếng con trâu nó đói, gõ sừng cồng cộc, anh trở dậy dắt nó đi ăn cỏ sương ngoài Miếu Âm Hồn, cỏ tốt lắm chỉ phải mỗi tội nhiều ma trơi lắm cứ từng đôi một, chúng lượn chạy rượt đuổi nhau, ánh sáng xanh mắt mèo đẹp lắm, anh chạy theo định tóm lấy một đôi nhốt vào chai thay đèn dầu ma rút vừa khét vừa khói mù để học nhóm mà không được, tiếc quá,

   - Anh Lân hào hứng,trời nóng bức ngủ chẳng được anh mày ra tượng đài liệt sỹ hóng mát thế rồi, ma trêu thần ru ngủ thế quái nào, sáng bảnh mắt ra mới dậy,mà ngủ cả đêm ngoài nghĩa trang, chẳng có ông bà liệt sỹ nào đánh thức dậy, vừa về đến nhà bị thày anh cho mấy phát quắn đít,

     - Anh Luật, ma thì có gì mà sợ, hôm rằm mới tang tảng sáng, anh mày ra bờ sông Hồng kiểm tra cốn củi rều thế nào mà trên cốn củi nhà anh, có hai con thuồng luồng, mắt trắng dã, nó bảo mày có xuống thủy cung chơi với bọn tao không,anh bảo tao không đi, tao còn phải xay thóc giã gạo cho U tao làm hàng sáo,

      Eo ôi! sợ thế không biết, ba anh thật dũng cảm, chết khiếp lên được, chả biết sợ ma là gì, Chúng tôi mắt tròn mắt dẹt nể phục 3 anh lắm,sợ thì sợ nhưng vẫn hào hứng nghe chuyện ma vừa nghe vừa nổi da gà !

    Đang vui chuyện ma, bỗng có tiếng kẻng báo động, làng xóm vụt tắt hết ánh đèn, tiếng động cơ máy bay phản lực gầm đinh tai xoẹt qua nóc nhà sát sàn sạt của thần sấm con ma Mỹ, quen thói cắn trộm đêm, bác tôi hối thúc tất cả vào hầm chữ A, nhanh lên, nhanh chân lên, vào hầm trú ẩn ngay, nhỡ máy bay nó vòng lại bỏ bom thì chết cả lũ bây giờ... nhanh... nhanh lên,

     Chiếc hầm mà bác tôi kỹ lưỡng chọn toàn cây tre đực,trong bụi tre nhà trồng được, để làm cốt hầm vững chắc, bên ngoài trát một lớp đến 50 phân bùn rơm để tránh mảnh đạn và bom bi,cửa hầm được che chắn bằng chiếc nùn rơm to tổ bố che kín cửa hầm tránh bom bi và mảnh bom nếu  có văng vào hầm,

     Chui vào hầm cũng thấy tim đỡ loạn nhịp tức cả ngực,vì tiếng chát chúa của mấy tốp thần sấm lao về phía Hà Nội rực sáng cả khoảng trời, tên lửa tầm cao,pháo cao xạ tầm thấp,bom rơi đạn lạc, rung  cả nhaf cửa như đang động đất kinh khủng khiếp !!!

    Tiếng bác tôi quát lớn, ba thằng rắn mặt kia có chui vào hầm... vào hầm ngay không chết bây giờ...anh Minh trả lời cực gắt, thầy ơi chết...là chết...thế nào được hả thầy...sợ gì cái lũ cắn trộm đêm này, mà nó đánh bom có lựa chọn, mục tiêu đánh phá, chứ bỏ bom vào làng ta có mà lỗ vốn chứ thầy... ba thằng chúng con không sợ, còn lâu mới sợ chúng nó thầy ơi !

   Tiếng bác tôi gầm lên, ba thằng này chỉ giỏi cãi cùn, xong bác tôi lại khen... Ờ  ba thằng này được, đi bộ đội đánh Mỹ nay mai,Thày U ở  nhà cũng đỡ lo vì không phải trai thời loạn mà trói gà không chặt, gan dạ đây...phải thế chứ, mới là con của Thày...

18 anh hy sinh trong chiến trường B năm 1970-1971 và Quảng Trị mùa hè 1972 làng tôi, thế hệ học trò chúng tôi

Không ai được phép quên và thế hệ sau không biết (anh Lân, anh Luật, anh Quý, anh Tâm, anh Vui, anh Chức, anhLượng, anh Lê, anh Vũ, anh Nhuận, anh Nghi, anh Giang, anh Minh, anh Chất, anh Môn, anh Hoan, anh Lệ, anh Độ)

 Hè về, nước sông Hồng như sậm mầu hơn,đỏ màu gạch nâu non,lác đác đã có củi rều trôi từ thượng nguồn về cũng là lúc tổ tam tam các anh thi tốt nghiệp cấp 2 trường làng đã xong.

Các anh không còn học tổ nhóm hàng đêm nữa,mà chuyện đi tòng quân lên đường đi (B) đợt này có những ai khí thế lắm “Trai thời loạn” cứ là xung phong tòng quân đi đầu khí phách hiên ngang,nơi hòn trên mũi đạn mà cứ xem nhẹ tựa lông Hồng, như một lẽ đương nhiên, “chết xanh cỏ, sống đỏ ngực” mà đã đi là đi chứ đừng sợ hãi đaof ngũ thì nhục lắm, chả dám ngẩng mặt nhìn ai, xấu mặt cả họ ấy chứ !!!

Tối nay tổ tam tam các anh lại bá vai bá cổ đi chơi cùng nhau,chứ đi chơi ban ngày nhỡ gặp chị nào trong xóm là mặt đỏ tưng bừng xấu hổ tảng lờ như không có,đi đâu cặp ba theo kiểu bày đàn của lứa trai mới lớn,mặt còn lông măng,gương mặt học trò  thánh thiện,,,

Tối nay ba anh tụ hội tại nhà bác tôi cười đùa rinh rích,

-Anh Luật bảo:nếu đi bộ đội tao chỉ sướng vào bình chủng pháo binh đạn cối,bắn một phát bứng cả ổ bọn lính Mỹ mới đã,

-Anh Lân:than,tao hơi thấp nếu đủ chiều cao vào không quân lái mích chơi nhau với f111 thaanf sấm không lực Hoa Kỳ tít trên bầu trời kia thì khối em lác mắt,

-Anh Minh ;tao chỉ thích vào Hải quân vượt Thái bình dương,sang tận nước Mỹ,choảng vào cái hạm đội của nó mới hả dạ,

Bác tôi cũng vui lây chuyện kén bình chủng của các anh,bác cười bảo ba anh nghe thầy bảo đây,đến vụ cày mùa,ba anh xuống đồng thày dạy cho biết cày biết bừa,chứ con trai nhà nông mà không ra được xá cày thẳng tăm tắp thì gái làng nó chẳng rước các anh về làm chồng,

Ba anh đồng thanh đáp,chúng con đi đánh Mỹ đã,hoà bình về gia nhập tổ cày với Thầy sau ạ !

Bác tôi bảo ba anh cứ đi học cày đi để có cái mà làm vốn,có đóng quân ơr đâu cũng có miếng võ làm dân vận,dân quý,dân thương,chứ cũng không thừa đâu,rồi có khi họ còn gar con gái cho ấy chứ,...ấy...ấy !chúng con đi đánh Mỹ có vợ vướng chaan lắm,khi nào hết giặc ThàyU cứ chọn con dâu là gái làng cho chúng con theo phương châm “Trâu ta ăn cỏ đồng ta “

Bác tôi cười rồi  mắng yêu,”cha Thày nhà các anh chỉ được cái Khôn “

Thế rồi chẳng biết ba anh đã học được xá cày thẳng tăm tắp của bác tôi chưa thì nhận được giấy báo lên đường nhập ngũ ,

Trước hôm nhập ngũ,bác làm mâm cơm liên hoan chia tay gọi cả tổ tam tam con gái chúng tôi đến nhặt rau,Vo gạo,bóc hành,

Bác giơ bàn tay chai sạm ra bấm rồi bảo bác gái tôi,này U nó ạ,tôi tinhs ngón tay anh trưởng nhà mình lính 65 đi bộ đội đến nay vừa tròn 3 năm 8 tháng mười sáu ngày rồi, kể ra không có giặc giã thì tôi với U mày cũng đã có con dâu và cháu nội rồi ấy nhỉ,giờ lại đến lượt anh Minh theo chân anh trưởng làm nghĩa vụ,tôi chỉ mong sao các con cháu lên đường tòng  quân giết giặc Mỹ,được trời phật phù hộ độ trì,né cái hòn tên mũi đạn, mang cái gáo dừa về dù có mẻ tý ty cũng được còn hơn không, thương nhất mấy anh làng ta ddi tái ngũ có vợ dại,con còn nhỏ nheo nhóc nghĩ mà...cám cảnh...rõ khổ !!!

 Nén cái tâm vào,con nó lên đường cho khí thế U mày ạ, đừng làm ảnh hưởng đến tinh thần con giai,tôi cứ dặn U nó thế...thế nhé !!!

Tổ tam tam con gái chúng tôi,các anh đi rồi cảm như trống vắng,tan đàn xẻ nghé cứ ao ước (giá như) kiểu trẻ con.

Em Hoà bảo: ước gì ba anh ấy vẫn còn học nhóm ở nhà để ăn kẹo do chính tay tớ nấu ăn với ngô rang như trước nhỉ, chả biết bây giờ các anh ấy ở đâu, bí mật quân sự mà,

Em Yên: thì cứ tiếc rẻ các anh chả ơn nhà mà ăn khoai lang mọc mầm nhu nhú ngon lắm,Thày U em mới dỡ ngoài bãi sông đất cát phù xa ăn ngon bở đỗ lại ngọt nữa.

Còn tôi nhìn lên cây mận vàng,mận đỏ hai cây trước cửa nhà lại ước, các anh ấy ở nhà trèo lên cây chọn quả chín tới,ăn vừa chua,vừa ngọt, giòn rau ráu, giải lao cả lũ sáu anh em,chấm muối loáng cái hết lưng ras đãi gạo mới đã như hè năm ngoái,rồi tôi lại ước gì,các anh ở nhà ra soong Hồng làm cốn củi rều, gió Tây nó đánh sóng vào vót củi trên rừng đổ về  không kịp,tôi chỉ việc ra to òng te eng  gánh về  phơi khô làm củi đun bếp chứ không phải lúi húi vớt củi vụn dạt vào dìa cỏ sóng đánh trôi vào, trôi ra dập dềnh,trồi lên trụt xuống, dưới cái nắng mùa hè đổ lửa rát cả mặt,có hôm nhiều quả rừng trôi về quả dầu trẩu,quả bàm bàm,quả hình cái đấu thì tha hồ mà nhặt về lấy hạt làm nến thắp sáng lại có mùi dầu trẩu thơm lắm, mỗi khi nước lũ sông Hồng đổ về ầm ầm cuồn cuộn chảy ra biển đông,

Làng tôi có diều gì đó bất thường, khủng hoảng tinh thần nhao nhác car lên,mùa hè năm 1972, thấy  các phuj huynh có con đi bộ đội,mang thư nhận được từ chiến trường của các anh gửi về,sang nhà hỏi thăm nhau xem các anh ở chiến trường nào và  mã số hòm thư  HT: có giống nhau thuộc binh chủng gì và có cùng đơn vị với nhau không ? Dạo này nghe đài tiếng nói Việt Nam! Nói nhiều về chiến trường Quảng Trị đang đánh nhau ác liệt hy sinh nhiều lắm !!!

Nghe tin thời sự, sốt ruột như muối bóp, cả đêm chẳng ngủ được vì thương con chả biết làm thế nào !!!

Chiến trường Quảng Trị mùa hè  1972 sau 81 ngày đêm rực lửa đã biến thành cổ Quảng Trị thành cối xay thịt, cả quân ta lẫn quân địch, tiêu hao lính ta và địch nhiều lắm, máu đỏ sông Thạch Hãn, rồi tin dữ bay về có nhiều anh làng ta, hy sinh trong chiến trường Quảng Trị khốc liệt nhất trong tất cả các chiến trường từ trước tới nay.

Trong số đó lại có danh sách tên của hai anh trong tổ tam tam nữa,có đau sót không cơ chứ,chúng tôi lặng nhìn nhau mà cứ văng  vẳng thấy tiếng nói pha trò, chuyện ma hù dọa con gái chúng tôi hôm nào mà thương mà xót não nề ...hu... hu ,Sao lại thế chứ,có thật thế không,hay là nhầm danh sách tên các anh.,

Nhưng không sự thật vẫn là sự thật

-Liệt sỹ Nguyễn Ngọc Lân

-Liệt sỹ Nguyễn Quang Luật

Hy sinh tại chiến trường Quảng Trị mùa  hè 1972, có giấy báo tử rồi !!!

Cả làng: xóm Chùa, xóm Đình, xóm Bắc Chính, xóm Duyên Thọ như lên cơn sốt địa chấn,bangf hoàng đau đớn quá, các anh hy sinh toàn lớp trẻ trai mười tám đôi mươi trong 81 ngày đêm Thành cổ Quảng Trị, tiếc thương quá, mấy U ngất lên ngất xuống,đau đớn tột cùng  khóc gọi con khẳn đặc cả tiếng, còn mấy thày mắt đỏ ngầu ngồi ôm ống điếu thuốc lào mà mồm miệng đắng ngắt, không kéo nổi mồi thuốc đành dựa lưng vào ghế lấy thăng bằng,nước mắt mặn mòi đàn ông ứa ra, nuốt ngược vào trong đau đớn,lá xanh rụng xuống, lá vàng biết sống sao đây... các con... các cháu đầu xanh tuổi trẻ đâu rồi...con ơi...cháu ơi !!!

Còn bà con họ hàng khu xóm, trong không gian ảm đạm,buông tiếng thở dài, tiếng khóc tiếc thương, uất hận, căm thù quân giặc Mỹ chẳng để đâu cho hết!!!

 Thành cổ Quảng Trị - Thành đồng Tổ Quốc, ghi dấu tên các anh, mãi mãi tuổi thanh xuân dâng hiến cho quê hương đất nước, tuổi 20 trắng trong như trang giấy học trò khép lại, bao nhiêu hoài bão, ước mơ và dự định, đều chỉ còn là hoài niệm các anh như cánh chim hòa bình tung cánh trên bầu trời quê hương, cho đất nước hai miền Bắc Nam một nhà, hoà bình thống nhất

Ba năm sau ngày giải phóng 30/4/1975 may mắn chỉ còn anh Minh trong tổ tam tam trở,về nghe tin anh Luật, anh Lán hy sinh, anh thấy bước chân mình hụt hẫng vì chiếc kiềng ba chân ngày nào chỉ còn một !

Anh kể ngày cuối cùng chia tay sau ba tháng huấn luyện tân binh ở Hà Bắc, hai anh Lân,Anh Luật  phân về đơn vị bộ binh còn anh Minh đi học lớp cấp tốc thuộc đơn vị “ Cơm Bắc, giặc Nam“  tạch...tè tạch...tè tè...tín hiệu  sóng thống tin,thuộc đơn vị quân báo và anh đã  có mặt đúng làng quê thuộc huyện Đức Phổ ,Tỉnh Quảng Ngãi nơi có trạm quân y của chị  nhật ký Đặng Thuỳ Trâm nổi tiếng về sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của quán dân nơi đây,anh kể mấy lần chết hụt vì bọn lính Pắc Chung Hy đi càn và có lần mkhoác máy bộ đàm rúc vào bụi rậm tranhs máy bay trực thangw quần thảo truy bắt anh ráo diết,chúng vòng ddi vòng lại quạt ranf ratj trên đầu đến nghẹt thở,tranj càn này chúng sát hại bao dân thường,người già,các em nhỏ tang thương lắm,chúng bắn đạn cày sới xung quanh,không trúng vào bụi rậm anh trú ẩn, conf bụi khác trúng đạn từ trực thăng tung lên tan tác,may mắn có bụi rậm che chở chứ không thì tụi nó hốt anh lên trực thăng cùng với máy bộ đàm rồi chứ chả còn đường về với Mẹ !

Hai tổ tam tam chúng tôi chỉ còn bốn anh em,sau giải phóng trở về anh Minh đi học lái máy  cày Liên Xô,cày cuốc cho cả mấy xã ven làng tôi,anh cười hiền,chọn nghề này cho Thày anh và các chú trong tổ thợ cày nghỉ ngơi tuổi già, chứ các thày tuổi cao rồi mà cứ làm bạn với con trâu mãi khổ lắm,phải tư duy đổi mới thôi các em ạ.,

Còn tổ tam tam nữ chúng tôi cũng đã 18 đôi mươi, đi xây dựng đất nước sau chiến tranh,chij Hoà  đi tận Cao Bằng mỏ thiếc Tĩnh Túc, em Yên đi gang thép Thái Nguyên, còn tôi con gái tay mềm, chân yếu, thế nào mà nghề nó lại chọn tôi vào nghành xây dựng, theo lời Bác “thắng giặc Mỹ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn to đẹp hơn “

Chuyện hai tổ Tam tam của chúng tôi ngày nào,luôn khắc ghi vào tâm khảm, cứ đến ngày thương bình liệt sỹ, chúng tôi không quên nhắc tới tên hai anh, thủa thiếu thời khăn quàng đỏ và nhớ mãi về các anh cùng trang lứa chúng tôi như trang giấy trắng học trò xếp bút nghiên lên đường bảo vệ Tổ Quốc trong làng quê yêu dấu,đã hy sinh anh dũng khắp trên các chiến trường rực lửa chiến công và trong mùa hè Quảng Trị 81 ngày đêm,những kỷ niệm hào hùng,những gương mặt thánh thiện theo cùng năm tháng không thể nào quên.

Chuyện Làng Quê

Phạm Liên

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/hai-to-tam-tam-a16590.html