Mười hai con giáp
Mười hai con giáp hay văn hóa 12 (một cách gọi khác của văn hóa 12 con giáp) có nguồn gốc như thế nào thì cho đến ngày nay vẫn là một vấn đề khó giải đáp một cách chính xác. Hiện nay phần lớn các nhà lý luận đều cho rằng nguồn gốc của 12 con giáp có liên quan đến sự sùng bái vật tổ của người thượng cổ từ thời nguyên thủy.
Người xưa cho rằng: Mười hai con giáp là mười hai loài cầm thú, chim muông, con vật thần linh… con giáp từ Hán Việt là sinh tiếu, sinh tức chỉ năm sinh của con người; tiếu tức chỉ sự giống nhau, đồng dạng tương tự giữa con người và động vật. Theo truyền thống văn hóa của người Trung Quốc,thì mười hai con giáp được dùng để biểu thị năm sinh của con người, đó là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Người xưa còn cho rằng: Con người sinh vào năm nào thì số mệnh giống như số mệnh của con giáp năm đó, ví dụ như người sinh năm con Chuột thì cầm tinh con Chuột (tuổi Tý), người sinh năm Hợi thì cầm tinh con Lợn… Do đó trong dân gian người ta còn gọi mười hai con giáp là mười hai con vật cầm tinh.
Truyền thuyết về Mão (Mèo)
Ngày xửa ngày xưa, Mèo và Chuột chung sống rất hòa thuận với nhau. Một lần Ngọc Hoàng đại đế truyền lệnh cho 12 con vật cầm tinh cho con người, con vật nào đến điện Kim Môn trước sẽ được chọn. Các loài vật nhận được ti của Ngọc Hoàng Đại Đế liền chờ ngày lên trên thiên đình.
Mèo và Chuột vốn là chỗ quen biết, nên cả hai hẹn ngày cùng nhau lên điện Kim Môn. Nhưng Mèo vốn có tật ngủ quên, Mèo sợ mình không dậy được đúng giờ, nên Mèo đã bảo với Chuột khi nào lên điện Kim Môn thì gọi mình đi cùng, và Chuột đã đồng ý. Nhưng Chuột vốn tinh ranh, nó nghĩ không việc gì phải rủ Mèo đi cùng, và thế là đến ngày lên điện Kim Môn, sáng sớm Chuột liền đi một mình và không giữ lời hứa với Mèo.
Khi Mèo tỉnh dậy thì mặt trời lúc đó đã đứng bóng, Mèo biết là đã muộn, nhưng vẫn đi lên điện Kim Môn. Lúc Mèo đến điện Kim Môn thì 12 con vật đã được chọn là: Chuột, Trâu, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó và Lợn. Các con vật trên tranh nhau vị trí đứng đầu, vì vậy Ngọc Hoàng đại đế đã mở một cuộc thi do Hằng Nga làm giám khảo.
Nhưng do Hằng Nga khi nhìn thấy con Thỏ thì rất thích con vật này, và Hằng Nga đã xin với Ngọc Hoàng đại đế cho mình được đem con Thỏ về cung nuôi dưỡng và Ngọc Hoàng đại đế đã đồng ý. Thế là Mèo do có mặt ở đấy và đã được thay thế vào vị trí của Thỏ và Mèo được nằm trong số 12 con vật cầm tinh cho con người. Và trong cuộc thi tài để chọn con đứng đầu, Mèo đã được xếp ở vị trí thư 4 sau Chuột, Trâu, và Hổ.
Suýt nữa Mèo đã không được chọn, chỉ vì nó đến muộn, nhưng cuối cùng Mèo vẫn gặp may. Tuy gặp may như thế nhưng Mèo vẫn vô cùng tức giận và căm tức Chuột, vì Chuột đã không giữ đúng lời hứa với nó. Và cũng từ đó về sau, Mèo căm thù Chuột, hễ cứ nhìn thấy Chuột ở đâu là Mèo đuổi theo cố bắt giết bằng được Chuột để ăn thịt, mối thù truyền kiếp giữa Mào và Chuột cũng có từ đó.
Vị trí và ý nghĩa của Mèo trong mười hai con giáp
Trong mười hai con giáp, Mèo còn được gọi là Mão, xếp theo thứ tự thì nó đứng vị trí thứ tư, sau Chuột (Tý), Trâu (Sửu) và Hổ (Dần). Mèo là hiện thân của một khả năng quan sát đặc biệt, khả năng bình tĩnh và khôn ngoan. Con Mèo bao giờ cũng tìm cách thực hiện mục đích của nó. Trong văn hóa tâm linh của các dân tộc ở châu Phi thì con Mèo là con vật linh thiêng, và nó chỉ bị giết trong các nghi lễ tôn giáo quan trọng.
Mèo trong quan niệm của người Trung Quốc là một con vật tốt lành, từ dáng điệu, điệu bộ của Mèo người ta tạo ra các điệu múa trong nông nghiệp. Điều này nếu đem so sánh với phương Tây,chúng ta sẽ thấy có điều khác biệt. Người phương Tây thích nuôi Mèo, song lại rất sợ khi đi đường gặp Mèo, đặc biệt là gặp Mèo đen chạy qua đường vì người phương Tây coi đó là điềm gở.
Trong 12 con giáp của người Trung Quốc thì con Thỏ xếp vị trí thứ tư và nó thay thế hoàn toàn cho con Mèo. Đối với người Trung Quốc thì con Thỏ có ý nghĩa biểu tượng riêng. Thỏ bao giờ cũng găn liền với Trăng với ánh trăng với mặt trăng. Thỏ còn gắn liền với biểu tượng khả năng sinh sản mạnh mẽ, với sự sống luôn đổi mới. Giới Đạo giáo luôn coi con Thỏ là con vật sinh sản ra thuốc trường sinh, nó có chày Ngọc Đê giã thuôc, nó thường ngồi dưới gốc cây sung để tán các dược thảo bằng bộ chày cối ngọc kia.
Ngoài ý nghĩa trọng đại như trên, thì người Trung Quốc còn cho rằng con Thỏ cái chỉ thụ thai khi nhìn vào trăng, và do đó phụ nữ Trung Quốc khi co thái không được nhìn vào trăng, không được để ánh trăng dọi lên mình. Nếu không làm như thế thì đứa trẻ sinh ra sẽ có miệng giống như Thỏ. Đây là sự suồng sã buông tuồng mà người ta ghép cho con Thỏ là vì thế. Con Thỏ cũng không phải là nguồn thực phẩm ưa thích của người Trung Quốc.
Cách tính ngày dương lịch trong năm Quý Mão 2023
Để xác định ngày đầu năm dương lịch, trước hết chúng ta cần biết những mốc thời gian ổn định trong từng năm và có Can Chi ngày giống nhau đó là các ngày 1 tháng 3, ngày 30 tháng 4, ngày 29 tháng 6, ngày 28 tháng 8, ngày 27 tháng 10, và ngày 26 tháng 12. Bởi vì theo vòng tuần hoàn Can Chi thì cứ 60 ngày là chu kỳ Can Chi lặp lại. Nếu lấy các mốc ngày khác thì sẽ không cố định, không có căn cứ được. Vì nếu gặp năm nhuận thì tháng 2 dương lịch là 29 ngày (Tháng 2 năm không nhuận chỉ là 28 ngày).
Theo Lịch vạn niên thì ngày dương lịch 26 tháng 12 năm 2022 sẽ là ngày Quý Sửu, tính tiếp thì ngày 27 tháng 12 sẽ là ngày Giáp Dần, ngày 28 tháng 12 sẽ là ngày Ất Mão, ngày 29 tháng 12 sẽ là ngày Bính Thìn, ngày 30 tháng 12 sẽ là ngày Đinh Tỵ, ngày 31 tháng 12 sẽ là ngày Mậu Ngọ, và ngày 1 tháng 1 năm Quý Mão 2023 sẽ là ngày Kỷ Mùi. Và nếu cứ tính tiếp thì đến ngày dương lịch 1 tháng 3 năm 2023 sẽ là ngày Thứ Tư (lịch âm sẽ là ngày 10 tháng 2) tức ngày Mậu Ngọ tháng Ất Mão.
Ngày 1 tháng 3 năm 2023 dương lịch là ngày Thứ Tư, âm lịch là ngày 10 tháng 2 năm 2023 tức ngày Mậu Ngọ tháng Ất Mão, năm Quý Mão. Trong năm Quý Mão 2023 chỉ cần biết 1 ngày duy nhất đó chính là ngày 1 tháng 3 dương lịch thì sẽ biết tất cả các ngày còn lại trong năm một cách rất nhanh chóng và dễ ràng theo cách tính trên.
Ví dụ cần tìm ngày dương lịch mùng 1 tháng 1 năm 2024, chúng ta sẽ tìm ra rất nhanh vì theo cách tính trên ngày 26 tháng 12 năm 2023 cũng là ngày Mậu Ngọ, vậy sau Mậu Ngọ sẽ là ngày Kỷ Mùi 27 tháng 12, tính tiếp ngày 28 tháng 12 sẽ là Canh Thân, ngày 29 tháng 12 sẽ là ngày Tân Dậu, ngày 30 tháng 12 sẽ là ngày Nhâm Tuất, ngày 31 tháng 12 sẽ là ngày Quý Hợi, và sau Quý Hợi sẽ là ngày Giáp Tý, vậy ngày mùng 1 tháng 1 năm 2024 sẽ là ngày Giáp Tý.
Trong 12 con giáp Mão (Mèo), trong một vòng “ lập thục hoa giáp” Dần ứng với các năm có đuôi số thự tự như sau: Tân Mão ứng với các số đuôi trong bảng Can Chi: 11 – 31 – 51 – 71 - 91; Quý Mão ứng với các số đuôi sau: 03 – 23 – 43 – 63 – 83; Ất Mão ứng với các số đuôi sau: 15 – 35 – 55 -75 - 95; Đinh Mão ứng với các ố đuôi sau: 07 – 27 -47 – 67 – 87; Kỷ Mão ứng với các đuôi số trong bảng Can chi 19 – 39 – 59 – 79 – 99;
Các đuôi số trên là đuôi số của Mão trong bảng Can – Chi, và theo “ Tam hợp” Mão – Mùi Hợi thì chúng hợp với nhau là bởi vì đuôi số của các năm Mùi và Hợi cũng đều là tất cả các số trên. Năm 2023 là năm Quý Mão, cứ 12 năm là một Giáp, thì đến năm Mão tiếp theo sẽ là năm Ất Mão 2035, và theo một vòng “ Lục thập hoa giáp” (60 năm) thì đến năm 2083 sẽ là năm Quý Mão.
Vương Quốc Hoa
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/y-nghia-cua-meo-trong-muoi-hai-con-giap-va-vi-sao-meo-bat-chuot-a17167.html