Tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách, dự án hỗ trợ cho người nghèo; ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; giải quyết cơ bản về đất ở, đất sản xuất; đẩy mạnh giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho đồng bào DTTS nghèo...
Đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Tuyên Quang còn 19,97%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn 10,17% so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh và còn 3,32% so với hộ DTTS. Tuyên Quang cũng tạo việc làm cho 21.500 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%. Trong năm 2022, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện giải ngân nguồn vốn vay tín dụng với tổng số vốn cho vay trên 33,6 tỷ đồng. Ngoài ra, Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các DTTS được quan tâm. Thực hành “Then Tày - Nùng - Thái Việt Nam” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; nhiều lễ hội được duy trì và tổ chức quy mô (Lễ hội Lồng Tông, dân tộc Tày; Lễ hội đình của dân tộc Cao Lan…).
100% số xã, phường, thị trấn ở Tuyên Quang có đường ô tô đến trung tâm; trên 99% số thôn, bản, tổ dân phố có đường ô tô đến trung tâm thôn; 100% số xã, trên 99,7% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ gia đình dân tộc thiểu số sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 67%; tỷ lệ hộ gia đình dân tộc thiểu số sử dụng nước sạch đạt tỷ lệ 86,8%....
Tuyên Quang là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn với dân số trên 780 nghìn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 53,7%.
Quang Cường
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/tuyen-quang-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-dong-bao-dan-toc-thieu-so-a17215.html