Các danh nhân Việt Nam sinh năm Mão

Sau đây là những danh nhân Việt Nam sinh năm Mão do Trần Mạnh Thường sưu tầm, biên soạn.

d1a-pham-ngu-lao-1674491168.jpg
 

Phạm Ngũ Lão (ảnh trên): sinh năm Ất Mão (1255), người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay Ân Thi), Hưng Yên, là một trong 3 hổ tướng của Hưng Đạo Vương. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ 2 (1285), ông cùng với Trần Quang Khải đánh tan đội binh thuyền của quân Nguyên tại Chương Dương, Hàm Tử. Sau đó ông mang 3 vạn quân phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp chặn địch rút chạy lên biên giới. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần 3 (1288), Phạm Ngũ Lão cùng các tướng đánh tan quân giặc trên sông Bạch Đằng, bắt sống tướng giặc Phàn Tiếp và Ô Mã Nhi, đồng thời tiếp tục truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ. Ông hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm. Ông mất năm 1320.

d2bchan-dung-tuong-tran-nhat-duat-1674491353.jpg
 

Trần Nhật Duật (ảnh trên):  sinh năm Ất Mão (1255), con thứ 6 vua Trấn Thái Tông, được phong Chiêu Văn Vương lúc 12 tuổi, là một danh tướng tài ba của Vương triều Trần. Ông là người có công trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông  lần 2 và 3, đặc biệt là trận Hàm Tử (5/1285). Trên thực tế, tài cầm quân của ông đã sớm thể hiện từ trước đó, nhất là tư duyquân sự mang tính chiến lược rất có hiệu quả trong các lần chiến thắng quân Nguyên-Mông. Ông mất năm 1330.

d3ctran-quoc-toan-1674491683.jpg
 

Trần Quốc Toản (tranh minh họa): sinh năm Đinh Mão ̣(1267), người xã Trang Liệt (nay phường Trang Liệt, thị xã Từ Sơn), Bắc Ninh. Trần Quốc Toản là người anh hùng trẻ tuổi chống quân Nguyên-Mông nổi tiếng với giai thoại “bóp nát quả cam” vì phẫn chí không được dự Hội nghị Bình Than bàn kế chống quân Nguyên. Sau đó, Trần quốc Toản lui về lập đội quân trên 1.000 gia nô và người thân, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, cùng đoàn quân lên đường chiến đấu dưới lá cở thêu 6 chữ vàng “Phá cườngquyền, báo Hoàng ân”.Ông đã hy sinh năm 1285, được truy tăng tước Hoài Văn Hầu.

Trịnh Khả: sinh năm Kỷ Mão (1391), người làng Giang Đông, xã Sóc Sơn, huyện Vĩnh Ninh (nay Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc) Thanh Hóa, là danh tướng đời Lê. Ông là một trong 19 người, năm 1416, tham gia Hội Thề Lũng Nhai, chung sức đánh tan quân Minh, cứu nước. Ông là công thần khai quốccủa triều Lê. Trịnh Khả có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, đánh tan quân xâm lược nổi tiếng trong các trận Trà Lân, Kha Lưu, giải phóng vùng Tam Giang, đánh tan quân viện binh của Mộc Thạch ở đèo Lê Hoa năm 1427. Ông được Lê Thai Tổ cho mang họ vua là Lê Khả.

d4dmac-dang-dung-1674491845.jpg
 

Mạc Đăng Dung (Tranh minh họa): sinh năm Quý Mão (1483), người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay Kiến Thụy), Tp. Hải Phòng, nổi tiếng là đô vật. Ông bước vào đường quan lộ sau khi thi đậu Võ Trạng nguyên dưới triều Lê Uy Mục, được sung quân Túc vệ hầu vua. Nhờ tài thao lược, mưu trí, Mạc Đăng Dung lần lượt được phong Đô Chỉ huy sứ vệ Thiên vũ, rồi lên Thái phó, Thái sưAn Hưng vương. Khi quyền bính vào tay, Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê lập ra nhà Mạc năm 1527. Theo sự đánh giá của các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa hiện tại rằng sự ra đời của triều Mạc là phù hợp với bối cảnh khách quan, bởi bấy giờ nhà Hậu Lê đã suy sụp, không còn khả năng trị nước. Ông mất năm 1541.

d5enguyen-huu-dat-1674492035.jpg
 

Nguyễn Hữu Dật (tranh minh họa): sinh năm Quý Mão (1603), tại Thăng Long, nhưng định cư ở huyện Phong Lộc (nay huyện Quảng Ninh), Quảng Bình, là đại công thần của chúa Nguyễn, xứ Đàng Trong, người đã đánh lui nhiều cuộc Nam tiến của quân Trịnh, trong đó trận đánh nổi tiếng nhất của ông là năm 1648. Ông được chúa Nguyễn thăng chức Cai Cơ, làm Ki lục dinh Bố Chính vàđược phong tướcChiêu Vũ Hầu. Sau khi qua đời năm 1681, nhân dân Quảng Bình gọi ông là Bồ Tát, và lập đền thờ.

d6fnguyen-dang-dao-1674492207.jpg
 

Nguyễn Đăng Đạo (tranh minh họa): sinh năm Tân Mão (1651), có tên Trạng Bịu, người làng Hoài Bảo, huyện Tiên Du, Kinh Bắc (nay xã Liên Bảo, huyện Tiên Du), Bắc Ninh, đỗ trạng nguyên năm 1863, làm quan đền chứcTể tướng thời Lê Trung Hưng.

Tháng 1/1697, ông đi sứ nhà Thanh, Trung Quốc, văn tài của Nguyễn Đăng Đạo làm triều đình nhà Thanh cũng như sứ thần các nước kinh ngạc. Vua Thanh phong là trạng nguyên của Bắc triều, ban mũ, áo, võng, lọng và tiễn ông vinh quy về nước. Ông có hai tác phẩm nổi tiếng “Tang thương ngẫu lục” và “Nguyễn Trạng nguyên phụng sự tập”. Ông mất năm 1719.

Nguyễn Thiếp: sinh năm Quý Mão (1723), tên húy là Minh, tự là Quang Thiếp, Khải Xuyên, Hạnh Am, Lạp Phong cư sỹ, La Giang Phu tử và La Sơn Phu tử,..., người làng Mật Thôn, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).

Năm 1743, thi Hương đỗ thủ khoa. Năm 1748, ông thi Hội nhưng chỉ vào đến tam trường, sau đó vào Bố Chánh (nay Quảng Bình) dạy học. Năm 1756, ông được triều đình mời làm huấn đạo ở Anh Đô (nay Anh Sơn Nghệ An), ròi đổi vào làm tri huyện Thanh Giang (nay Thanh Chương, Nghệ An). Năm 1768, ông từ quan, về ở ẩn tại Bùi Phong, dưới chân núi Thiên Nhẫn. Ông được vua Quang Trung mời ra chỉ đạo việc học hành. Ông làm Viện trưởng Viện Sùng chính, chuyên biên dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Tácphẩm chính của ông: “Hạnh Am thi cảo”. Ông mất 1804.

d8-nguyen-van-sieu-1674493085.jpg
 

Nguyễn Văn Siêu  (tranh minh họa): sinh năm Kỷ Mão (1795), tự là Tôn Ban, hiệu Phương Đình, người làng Kim Lũ, (Đại Kim), Thanh Trì (nay quận Hoàng Mai, Hà Nội), người thiết kế xây dựng quần thể đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Bút Tháp và cầu Thê Húc, ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ông nổi tiếng về thơ văn, được người đời ngợi ca:

Văn như Siêu, Quát1)vô tiền Hán,

Thơ đáo Tùng, Tuy2)thật thịnh Đường.

Năm 1838, ông đỗ Phó bảng, được bổ làm quan ở Viện Hàn lâm, Bộ Lễ. Viện Tập hiền và giữ chức Án sát các tỉnh Hà Tĩnh, Hưng Yên. Năm 1849, được cử làm phó sứ đi sứ nhà Thanh. Ông mất năm 1872.

d9-vu-duy-thanh-1674493279.jpg
 

Vũ Duy Thanh (tranh minh họa): sinh năm Đinh Mão (1807), tự là Trừng Phủ, hiệu Mai Khê, Vĩ Nhân, được gọi là Trạng Bùng, vì đỗ thủ khoa triều Nguyễn (tương đương với trạng nguyên thời ĐạiViệt). Ông là nhà thơ, quan lại nhà Nguyễn, chủ trương chống Pháp. Ông là người chế tạo tàu ngầmđầu tiên của Việt Nam. Tác phẩm văn học của ông: “Trừng Phủ thi tập”. Ông mất năm 1861.

Vũ Phạm Khải: sinh năm Đinh Mão (1807), tên chữ Đông Dương, Hựu Phú,, hiệu Nam Minh, Ngu Sơn..., người làng Thiên Trì (nay thôn Phượng Trì), xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, Ninh Bình, là danh sỹ, sử gia nổi tiếng triều Nguyễn. Ông thi Hội vào đến tứ trường, nhưng bài làm phạm lỗi, truất xuống đỗ Phó bảng, nhưng nếu đỗ Phó bảng sẽ không được thi Hội, do đó,ông Hà Duy Khiêm, thấy ông có khả năng thi Hội tiếp, đạt tiến sỹ, nên không lấy ông đổ Phó bảng. Năm 1835, ông thi Hội, nhưng phạm trường quy, nên bị trượt.ậTừ đó, ông bỏ đường khoa cử và nhận làm quyền tri huyện Hưng Nguyên, rồi Quỳnh Lưu. Năm 1838, ông về triều, giữ chức Lễ Khoa cập sự trung ở Viện Đô sát. Thơ văn ông gồm: “Ngu Sơn toàn tập”; “Vũ Đông Dương văn tập”... Ông mất năm 1872.

Quát: Cao Bá Quát.

Tùng: là Tùng Thiện Vương; Tuy: là Tuy Lý Vương.

d10vtuong-bui-huu-nghia-1674493658.jpg
 

Bùi Hữu Nghĩa (tượng trên): sinh năm Đinh Mão (1807), cò gọi Thủ Khoa Nghĩa, trước có tên  Bùi Quang Nghĩa, hiệu Nghi Chi,người làng Long Tuyền, tổng Định Thời, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (nay phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, Cần Thơ). Ông đỗ Giải nguyên, kỳ thi Hương ở Gia Ddijnh1835, được bổ làm tri huyện Phước Chính, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa (nay Đồng Nai). Ông là nhà thơ, nhà yêu nước, chống Pháp là tác gia của bản tuồng nổi tiếng “Kiêu Thạch kỳ duyên”. Ông mất năm 1872.

Huỳnh Mẫn Đạt: sinh năm Đinh Mão(1807), người ở Tân Hội, Tân Long, Gia Định. Ông đỗ cử nhân khoa Tân Mão (1831), làm quan triều Nguyễn. Năm 1861, Pháp hạ đồn Chí Hòa, lúc ông làm Án sát Định Tường, ông cùng Tuần Phủ và Tổng đốc Định Tường tổ chức đánh Pháp, nhưng thất trận. Ông bị triều đình cách chức, bắt về kinh chịu tôi. Ít lâu sau, ông theo Nguyễn Tri Phương vào Biên Hòa đánh giặc lập công chuộc tội. Sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, ông từ quan. Ông nổi tiếng về thơ văn. Ông mất năm 1882.

d8-nguyen-phuc-mien-tong-1674492854.jpg
 

Nguyễn Phúc Miên Tông (tranh minh họa): sinh năm Đinh Mão (1807), tên húy là Phúc Tuyên, sau đổi Phúc Tông, vị vua thứ 3 của triều Nguyễn, là con đầu của Minh Mạng. Sau khi vua cha mất, ông lên ngôi năm Tân Sửu (1841), lấy niên hiệu là Thiệu trị. Ông là danh sỹ, nhà thơ với tác phẩm: Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập;  Ngự chếvăn sơn tập; Ngự chế văn nhi tập; Hoàng huấn cửu chương; Ngự chế thi sơ tập; Ngự chế thi tam tập;  Ngự chế thi tứ tập và Thiệu trị di chiếu. Ông mất năm 1847.

d9bnguyen-phuc-mien-tham-1674493410.jpg
 

Nguyễn Phúc Miên Thẩm (ảnh trên): sinh năm Kỷ Mão (1831), tục gọi ông Hoàng Mười, bởi ông là con thứ 10  của vua Minh Mạng. Ông nổi tiếng văn chương, được phong tước Tùng Thiện Vương. Ông cùng với em ruột nhà thơ Tuy Lý Vương Miên Trinh lập nên “Tùng Vân thi xã”, quy tụ các văn sỹ nổi tiếng. Tùng Thiện Vương nổi tiếng với các tác phẩm: “Thượng Sơn thi tập”;  “Nam cầm phổ”. Ông mất năm 1870.

d7-phan-boi-chau-1674492749.png
 

Phan Bội Châu: sinh năm Đinh Mão (1867), lúc đầu tên Phan Văn San, sau đổi Phan Bội Châu, hiệu là Hải Thu, Sào Nam, Thi Hán, Độc Tỉnh tử, người làng Đan Nhiệm, huyện Nam Đàn, Nghệ An, là chí sỹ yêu nước, lập Hội Duy Tân, lãnh đạo phong trào Đông du Nhật Bản, thành lập Việt Nam Quang Phục Hội. Tháng 6/1925, ông bị Pháp bắt tại Thượng Hải, giải về nước xử án tù chung thân.  Nhưng trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân cả nước, nhà cầm quyền Pháp buộc phải đưa ông về an trí tại Huế. Phan Bội Châu là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm: “Bình Tây thu Bắc”; “Song Tuất lục”; “Lưu cầu huyết lệ tân thư”; “Việt Nam vong quốc sử”; “Hải ngoại huyết thư”; “Nhân sinh triết học”... Ông mất 1940.

d6gng-cong-hoan-1674492637.jpg
 

Nguyễn Công Hoan (ảnh trên): sinh năm Quý Mão (1903), người làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, là nhà yêu nước, xuất thân là một nhà giáo, làm báo và viết văn. Nguyến Công Hoan bắt đầu viết văn năm từ năm 17 tuổi với truyện ngắn đầu tay “Quyết chí phiêu lưu”. Năm 20 tuổi, xuất bản tập truyện ngắn “Kiếp hồng nhan”. Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Hoan rất đồ sộ. Ông nổi tiếng với các tác phẩm: “Kép Tư Bền”; “Lá ngọc cành vàng”; “Bước đường cùng”; “Đào kép mới”...

Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Hội nhà Văn Việt Nam. Ông mấtnăm 1977.

dai-tuong-hoang-van-thai-1674492477.jpg
 

Hoàng Văn Thái (ảnh trên): sinh năm Ất Mão (1915), tên thật là Hoàng Văn Xiêm, người xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Ông là một trong 34 chiến sỹ đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và là một trong 9 người được phong Thiếu tướng đầu tiên năm 1948, của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông tham gia hầu hết các chiến dịch lớn nhỏ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Năm 1980, ông được phong quân hàm Đại tướng và được Nhà nước cử giữ những chức vụ trọng yếu trong Đảng và quân đội: Ủy viên BCH Trung ương Đảng các khóa III, IV, V, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, Tham Mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Phó Bí thư Quân ủy Miền, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đại biểu Quốc hội khóa VII. Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý. Ông mất năm 1976.

  Bài: Trần Mạnh Thường. Ảnh: Tư liệu

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/cac-danh-nhan-viet-nam-sinh-nam-mao-a17416.html