Thái Bình: Khai hội truyền thống Đền Vua Rộc xã Vũ An (Kiến Xương)

Ngày 26/1, tức Mùng 5 Tết, trong không khí vui Xuân năm mới Quý Mão  - 2023, rất đông người dân và du khách đã nô nức kéo về đền Vua Rộc, xã Vũ An, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình dự Lễ khai hội đền Vua Rộc.

Đây là Lễ hội truyền thống được tổ chức vào các ngày 5, 6 âm lịch hàng năm, với mong ước cầu cho Quốc thái, dân an, nhà nhà yên vui hạnh phúc; mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu...

Lễ hội hội đền Vua Rộc năm Quý Mão -2023, gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần Lễ gồm rước lễ; các đoàn đại biểu của tỉnh, huyện, xã lên dâng hương... Phần hội gồm các Đoàn tế lễ đến từ các nơi dâng hương; cùng với đó là các các trò chơi dân gian như tổ tôm điếm, cờ tướng và một số trò chơi khác..

b1anh-den-vua-roc-4-mot-trong-2-ao-nho-duoc-coi-la-mui-rong-khong-bao-gio-can-nuoc-1-1674704945.jpg

  Một trong 2 ao nhỏ tại Đền vua Rộc được coi là “mũi rồng” không bao giờ cạn nước.

Ông Phạm Văn Kỷ, Chủ tịch UBND xã Vũ An, Trưởng Ban Quản lý di tích Đền Vua Rộc cho biết: Sau một số năm bị giãn cách, cách ly vì dịch COVID-19, năm nay, Lễ khai hội Đền Vua Rộc được tổ chức trở lại nhằm tôn vinh vẻ đẹp truyền thống di tích lịch sử văn hóa từ bao đời nay; đồng thời, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân, khách thập phương  cầu chúc một năm mới tốt lành, an khang thịnh vượng.

b2-anh-den-vua-roc-1-toan-canh-den-vua-roc-1674705216.jpg

 Toàn cảnh đền Vua Rộc

Đền Vua Rộc là một đền thờ nằm ở xã Vũ An, huyện Kiến Xương, Thái Bình - trên đất long mạch, không bao giờ cạn nước. Đền được coi là một trong tứ linh từ (bốn ngôi đền thiêng) ở huyện Kiến Xương (các đền kia gồm đền Đồng Xâm, ở xã Hồng Thái; đền Lại Trì, ở xã Vũ Tây và đền Sóc Lang, ở xã Vũ Vinh).

Theo thần phả, đền Vua Rộc là nơi thờ tự, tôn vinh, tri ân công đức của Đức thánh Đại Vương Đoàn Thượng Công cuối triều Lý – người có công giúp triều đình đánh giặc giữ yên bờ cõi cách đây trên 800 năm và giáo dục truyền thống đạo đức yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ mai sau.

b3anh-den-vua-roc-2-ngay-tu-ngay-mong-1-tet-khach-den-rat-dong-du-xuan-va-cau-may-1674705449.jpg

 Ngay từ ngày mồng 1 Tết, khách đến rất đông du xuân và cầu may tại Đền Rộc.

Đền được tiền nhân dựng lên trên thế đất phượng múa, rồng chầu, voi phục; trong một “cánh rừng” nguyên sinh hiếm có ở vùng Duyên Hải còn sót lại, với các loại gỗ quý và cổ thụ bao quanh đền, rộng 2,4 mẫu, có hào nước sâu bao quanh.

Qua cổng đền Hạ Mã - ngũ môn đồ sộ cao gần 30 m, là lạc vào thế giới của các loài cây Màng Rề, Móc, Bẹ Vàng, Thiều Hoa...

b4-anh-den-vua-roc-3-nguoi-dan-ghi-cong-duc-1674705675.jpg

Người dân ghi công đức tại Đền vua Rộc

Theo các các bậc cao niên thì vùng đất xây dựng đến Vua Rộc là đất long mạch, tức "đầu rồng". Vùng đất dựng đền cao hơn hẳn so với mặt bằng chung. Khí hậu ở đây rất lạ lùng, mùa đông thì ấm áp, mùa hè lại rất mát mẻ.

b5-anh-den-vua-roc-5-cac-doan-tet-dang-huong-tai-den-vua-roc-1-1674705865.jpg

Các đoàn dâng hương tại đền Vua Rộc.

Hiện tại, đền Vua Rộc còn tồn tại dấu tích được xác định là "đầu rồng". Phía trước đền có hai cái ao nhỏ được gọi là “mũi rồng” không bao giờ cạn nước. Còn phía trên có hai tai rồng lại không bao giờ ngập nước, dù có mưa to hay bão lụt lớn như thế nào.

b6-anh-den-vua-roc-6-cho-chu-tai-den-vua-roc-1674706074.jpg

Xin - Cho chữ tại Đền Vua Rộc

Đền Vua Rộc từng là nơi sơ tán và hoạt động bí mật của Đảng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Năm 2002, UBND tỉnh Thái Bình đã công nhận đền Vua Rộc là di tích lịch sử văn hóa.

b7-anh-den-vua-roc-7-choi-to-tom-dem-tai-den-vua-roc-1674706235.jpg

Chơi tổ tôm đếm tại Đền Vua Rộc.

b8-anh-den-vua-roc-8-choi-to-tom-dem-tai-den-vua-roc-1674706403.jpg

Chơi tổ tôm đếm tại Đền Vua Rộc.

 

Bài, ảnh: Vũ Quang

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/thai-binh-khai-hoi-truyen-thong-den-vua-roc-xa-vu-an-kien-xuong-a17437.html