Trên lĩnh vực vật lý phải kể đến:
Max Von Laue (ảnh trên), tên đầy đủ Max Theodor Felix Von Laue, sinh năm Kỷ Mão (1879), mất năm 1960, nhà vật lý người Đức, được giải thưởng Nobel Vật lý năm 1914, với công trình khám phá ra nhiễm xạ tia Xgây ra bởi tinh thể.
Owen Williams Richardson (ảnh trên), nhà vật lý người Anh, sinh năm Kỷ Mão (1879), mất năm 1959, đoạt giải Nobel Vật lý năm 1928, với công trình nghiên cứu về hiện tượng phát nhiệt ion dẫn tới định luật Richardson.
Albert Einstein (ảnh trên), nhà vật lý lý thuyết và toán học Đức, sinh năm Kỷ Mão (1879), mất 1955. Năm 1933 ông sang Mỹ. năm 1940 nhập quốc tịch Mỹ. Ông là nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông nhận được giải thưởng Nobel Vật lý năm 1921, về “vật lý lý thuyết, đặc biệt sự khám phá ra định luật hiệu ứng quang điện”. Công trình hiệu ứng quang điện của ông mang tính bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.
James Chadwick (ảnh trên), nhà vật lý người Anh, sinh năm Tân Mão (1891), mất năm 1974. Ông từng làm việc với nhà vật lý Ernest Rutherford. Ông nhận được giải thưởng Nobel Vật lý năm 1935 vì đã khám phá ra neutron.
Cecil Frank Powell, nhà vật lý người Anh, sinh năm Quý Mão (1903), mất năm 1969. Ông làm việc tại phòng thí nghiệm Cavendish, Cambridge cùng với Wilson và Lord Rutherford, nghiên cứu các hiện tượng ngưng tụ. Ông đoạt được giải thưởng Nobel Vật lý năm 1927 về phương pháp chụp ảnh hạt nhân để nghiên cứu hạt nhân và nghiên cứu hạt meson thu được từ phương pháp này.
Robert Hofstadter, nhà vật lý người Mỹ,sinh năm Ất Mão (1915), mất năm 1990. Ông được giải thưởng Nobel Vật lý năm 1961, chung với Rudolf Mossbauer, nhờ tiên phong nghiên cứu về tán xạ điện tử trong hạt nhân và các khám phá liên quan đến cấu trúc của các nucleon.
Charles Hard Townes, nhà vật lý người Mỹ, sinh năm Ất Mão (1915), mất năm 2015. Ông đoạt giải Noben Vật lý năm 1964, chung với Nicolay Gennadiyovich Basov và Alexandr Mikhailovich Prokhorov nhờ những nghiên cúu cơ bản trong lĩnh vực điện lượng tử dẫn đến việc chế tạo các máy tạo dao động và máy khuếch đại, dựa trên nguyên lý moser – laser.
Clifford Shull (ảnh trên), tên đầy đủ Clifford Glenwood Shull, nhà vật lý người Mỹ, sinh năm Ất Mão (1915), mất năm 2001, đoạt giải thưởng Nobel Vật lý năm 1904, chung với Bertram Brochhouse, cho công trình tiên phong trong tán xạ neutron, một kỹ thuật để tiết lộ vị trí các nguyên tử ở bên trong vật liệu.
Thôi Kì, nhà vật lý người Mỹ gốc Trung Quốc, tên Mỹ Daniel C. Tsui, sinh năm Kỷ Mão (1939), tại huyện Bảo Phong, Hà Nam Trung Quốc, đoạt giải thưởng Nobel Vật lý năm 1998 chung với Horst Ludwig Stomer và Robert B. Laughlin về việc phát hiện hiệu ứng Hall lượng tử phân số.
Giải thưởng Nobel về hoá học,có:
Maria Sklodowkai Curie (ảnh trên), nhà hoá học người Pháp, gốc Ba Lan, sinh năm Đinh Mão (1867) tại Warzawa, mất năm 1934. Năm 1903, bà nhận giải Nobel Vật lý cùng chồng Pierre Curie và Henri Becquerel về bức xạ. Tám năm sau, năm 1911 bà đoạt gỉải thưởng Nobel Hoá học về việc khám phá ra hai nguyên tố hoá học radium và polonium. Bà là một trong hai người nhận gỉai thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác khác nhau: vật lý và hoá học.
Adolf Buternandt, tên đầy đủ Adolf Friedrich Johann Buternandt, nhà hoá sinh người Đức, sinh năm Quý Mão (1903), mất năm 1995, đoạt giải Nobel Hoá học năm 1939, cho công trình nghiên cứu về steroid giới tính (sex steroid). Lúc đầu Chính phủ Đức Quốc xã ép không được nhận, mãi đến năm 1949 ông mới nhận.
Otto Hahn, nhà hoá học Đức, sinh năm Kỷ Mão (1879), mất năm 1968, là người đi tiên phong trong lĩnh vực phónh xạ và hoá học phóng xạ. Ông là cha đẻ của hoá học hạt nhân và là người sáng lập thời đại nguyên tử. Ông đoạt giải Nobel Hoá học năm 1944, về sự phân hạch của các hạt nhân nặng.
John Howard Northrop, nhà hoá học người Mỹ, sinh năm Tân Mão (1891), mất năm 1987, đoạt giải thưởng Nobel Hoá học năm 1946, chung với Wendell Meredith Stanley và James Batcheller Sumner, về việc điều chế kết tinh các enzime và virus protein ở trạng thái nguyên chất.
Giulio Natta, nhà hoá học người Italia, sinh năm Quý Mão (1903) mất năm 1979, đoạt giải Nobe Hoá học năm 1963, chung với Karl Zieger cho công trình nghiên cứu polymer cao. Trong những năm 1936-1939, ông là giáo sư và Giám đốc Viện Hoá Công nghiệp của Học viện Bách khoa Torino, đồng thời Trưởng phân khoa Kỹ thuật Hoá học của Đại học Bách khoa Milano.
Manfred Eigen: nhà hoá học người Đức, sinh năm Đinh Mão (1927),ông đoạt giải Nobel hoá học năm 1967 cùng với Ronald George Wreyford Norrish và George Porter cho công trình nghiên cứu về các phản ứng hoá học cực nhanh.
Lars Onsager, nhà hoá học người Mỹ gốc Na Uy, sinh năm Quý Mão (1903), mất năm 1976, giành giải Nobel Hoá học năm 1968, nhờ việc thiết lập quan hệ tương hỗ trong quá trình không thuận nghịch.
Henry Taube: sinh năm Ất Mão (1915) mất năm 2005, nhà hoá học người Mỹ, là chủ nhân giải Nobel hoá học năm 1983, cho công trình giải thích phản ứng hoá học trong mọi vật từ quang hợp ở thực vật, cho tới các tế bào nhiên liệu.
Sidney Altman, nhà sinh học phân tử người Mỹ, sinh năm Kỷ Mão (1939) tại Quebec, Canada, mất năm 2022, đoạt giải Nobel Hoá học năm 1989, chung với Thomas Cech cho công trình nghiên cứu về các đặc tính xúc tác của RNA (RNA hay ARN là phân tử polymer cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hoá).
George Olah,tên đầy đủ George Andrew Olah, nhà hoá học người Mỹ gốc Hungarie, sinh năm Đinh Mão (1927) tại Budapest, mất năm 2017, đoạt giải Nobel Hoá học năm 1994,về những đóng góp trong ngành hoá carboncation.
Giải thưởng Nobel về Y học có:
Robert Koch (ảnh trên): tên đầy đủ Heinrich Hermann Robert Koch sinh năm Ất Mão (1843), mất năm 1910 là bác sỹ, nhà vi trùnh học, người Đức. Năm 1905, ông đoạt giải Nobel về sinh lý học và y học cho công trình về bệnh lao.
Frederick Banting, nhà vật lý, sinh lý học người Canada, sinh năm Tân Mão (1891) tại Ontario, mất năm 1987, nhận giải thưởng Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1923, về việc khám phá hormone tuyến tuỵ Insulin, điều trị bệnh tiểu đường.
Axel Hugo Theodor Theorell: sinh năm kỷ Mão (1903), mất năm 1982 là nhà khoa học Thuỵ Điển, đoạt giải Nobel sinh lý và y khoa năm 1955, về công trình nghiên cứu enzym oxy hoá và hiệu quả của nó.
Peter Brian Medawar, nhà sinh vật học người Anh, sinh năm Ất Mão (1915), mất năm 1987, đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1960, chung với Macfarlane Burnet về khám phá sự dung nạp miễn dịch đạt được trong quá trình phát triển. Đặc biệt là quá trình dung nạp miễn dịch đạt được ở giai đoạn bào thai.
Francis Peyton Rous, bác sỹ y khoa kiêm virus học, người Mỹ, sinh năm Kỷ Mão (1879), mất năm 1970, đạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1966, về việc khám phá ra vai trò của các virus trong việc truyền một số loại bệnh ung thư.
Earl Wilbur Sutherland, nhà dược lý học và hoá sinh, người Mỹ, sinh năm Ất Mão (1915), mất năm 1974, đoạt giải Nobel sinh lý học và Y khoa năm 1971, cho công trình phát hiện liên quan tới bộ máy hoạt động của các hormone, đặc biệt là epinephrine, thông qua second messenger.
John Robert Vane: sinh năm Đinh Mão (1927), mất năm 2004, nhà dược lý học người Anh, đoạt giải Nobel sinh lý và y khoa về phát minh và phân tích đặc điểm các Prostaglantines năm 1982.
George David Snell, nhà di truyền học, miễn dịch học, người Mỹ, sinh năm Quý Mão (1903), mất năm 1966, được nhận giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1980, cho công trình tiên phong trong việc bức xạ di truyền.
Tonegawa Susumu, nhà khoa học Nhật Bản, sinh năm Kỷ Mão (1939), đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1987, cho công trình phát hiện nguyên tắc di truyền cho các thế hệ của sự đa dạng kháng thể.
Harold E. Varmus, nhà khoa học Mỹ, sinh năm Kỷ Mão (1939), đoạt giải thưởng Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1989, chung với Giám mục Michael về việc nghiên cứu oncogene.
Leland H. Hartwell, còn gọi Leland Harríon hay Lee Hartwell, nhà sinh lý học người Mỹ, sinh năm Kỷ Mão (1939) ở Los Angeles, California, đoạt giải thưởng Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2001, chung với Paul Nurse và Tim Hunt về các đóng góp vào việc tìm hiểu chu kỳ tế bào nấm men.
Sydney Brenner: sinh năm Đinh Mão (1927), mất năm 2019, nhà sinh lý học người Nam Phi, đoạt giải Nobel sinh lý học và y khoa năm 2002, chung với Robert Horvitz và John Sulston cho công trình nghiên cứu tạo ra bước đột phá lớn trong lĩnh vực nghiên cứu gen và khám phá ra cơ chế gen điều khiển sự “tự sát” của tế bào.
Giải thưởng Nobel Kinh tế có:
Jan Timbergen (ảnh trên), nhà kinh tế học Hà Lan, sinh năm Quý Mão (1903), mất năm 1994. Được giải thưởng Nobel Kinh tế đầu tiên năm 1969, chung với Ragnar Frish vì đã phát triển và áp dụng các mô hình cho sự phân tích các quá trình kinh tế.
Paul A. Samuelson: sinh năm Ất Mão (1915), mất năm 2009, nhà kinh tế Mỹ, đoạt giải Nobel kinh tế năm 1970, cho[A1] công trình nâng trình độ phân tích một cách khoa học về các lý thuyết kinh tế học.
William Arthur Lewis, nhà kinh tế học người Saint Lucia, sinh năm Ất Mão (1915), mất năm 1991, đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1979 với đóng góp trong lĩnh vực kinh tế học phát triển.
Henry M. Markovitz: sinh năm Đinh Mão (1927), nhà kinh tế học Mỹ đoạt giải Nobel kinh tế năm 1990, đề ra lý thuyết trên lĩnh vực tài chính của các đoàn hội.
Vernon Smith (ảnh trên): sinh năm Đinh Mão (1927- ), nhà kinh té học người Mỹ, ông cùng với Daniel Kahneman đoạt giải Nobel kinh tế năm 2002 cho công trình sáng tạo trong lĩnh vực kinh tế tâm lý và kinh tế thực nghiệm .Đó là công trình nghiên cứu về tác động của tâm lý đối với quyết định mua hàng của người tiêu dùng và tìm ra một loạt phương pháp thí nghiệm trong lĩnh vực kinh tế.
Bài: Trần Mạnh Thường (sưu tầm &biên soạn)
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/cac-nha-khoa-hoc-va-kinh-te-sinh-nam-mao-doat-giai-nobel-a17440.html