Đây là hoạt động ý nghĩa được tổ chức vào tháng 3 gắn liền với sự kiện mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, chào mừng kỷ niệm 69 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2023), 114 năm thành lập tỉnh (28/6/1909 - 28/6/2023), 74 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Điện Biên (10/10/1949 - 10/10/2023).
Lễ hội có sự tham gia của hơn 700 diễn viên của các đơn vị đến từ Trung ương, khối các thí sinh tham gia cuộc thi Người đẹp hoa Ban năm 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên, nghệ nhân đến từ các phường, xã trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.
Lễ hội cũng là dịp giới thiệu những nét đẹp truyền thống của các dân tộc đặc trưng ở Tây Bắc luôn tấp nập du khách đến tham quan ngay sau lễ khai mạc. Không chỉ tái hiện chân thực không gian sinh hoạt đời thường của nhiều dân tộc như: Nhà sàn của đồng bào Thái; nhà trình tường của dân tộc Hà Nhì; nhà gỗ của dân tộc Mông, điệu nhảy sạp của người Khơ Mú.… mà nhiều nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, tín ngưỡng, liên hoan dân ca, dân vũ, các trò chơi dân gian đều được các đoàn tham gia mô phỏng lại một cách chi tiết nhất nhằm truyền cảm hứng đến người xem, du khách. Trong đó, đặc sắc nhất là chương trình diễu hành văn hóa đường phố Điện Biên 'Rực rỡ đêm hội hoa Ban'. Điểm nhấn của Lễ hội hoa Ban 2023 là Cuộc thi “Người đẹp hoa Ban” nhằm tìm kiếm người đẹp cả về ngoại hình và tâm hồn, có thể quảng bá hình ảnh hoa Ban, những đặc trưng văn hóa, lịch sử của Điện Biên mà hiếm vùng đất nào có được.
Lễ hội này để lại cho du khách những ấn tượng đặc trưng sâu sắc của vùng Tây Bắc Tổ quốc:
- Sự đa dạng văn hóa: Lễ hội hoa ban Điện Biên được tổ chức bởi người Thái, người Môn, người Hà Nhì, người Khơ mú và các dân tộc khác sinh sống tại vùng núi Tây Bắc. Điều này cho thấy sự đa dạng văn hóa và sự kết hợp giữa các dân tộc trong khu vực này.
- Tôn vinh cây hoa ban: Cây hoa ban là biểu tượng của vùng Tây Bắc, là loài cây có giá trị kinh tế, tạo ra nhiều công dụng cho cuộc sống hàng ngày của người dân trong vùng.
- Phong tục tập quán: Lễ hội hoa ban Điện Biên được tổ chức với nhiều hoạt động như múa, hát, chơi các trò chơi dân gian... đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển các phong tục tập quán truyền thống của người dân Tây Bắc.
- Góp phần thúc đẩy phát triển du lịch: Lễ hội hoa ban Điện Biên thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Sự kiện này tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng kinh doanh đặc sản và sản phẩm dân tộc, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trong khu vực Tây Bắc.
- Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa: Lễ hội hoa ban Điện Biên được coi là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Tây Bắc. Việc tổ chức lễ hội này giúp giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, đồng thời truyền đạt những giá trị đó cho thế hệ mai sau.
Tất cả tạo nên một không gian văn hóa đa dạng bản sắc của cộng đồng 19 dân tộc anh em đang sinh sống ở Điện Biên. Mỗi dân tộc một nét văn hóa, tín ngưỡng khác nhau tạo nên sự độc đáo riêng biệt của mảnh đất này.
Vũ Xuân Bân
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/nhung-an-tuong-tu-le-hoi-hoa-ban-dien-bien-a17990.html