Sử thi Việt Nam (Kỳ 26)

Trân trọng giới thiệu sách “Sử thi Việt Nam” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Thanh niên ấn hành 2017.

b12-1-1680852616.jpg

Tranh “Nhân dân Gò Công suy tôn Trương Công Định làm Bình Tây Đại Nguyên Soái” (tranh trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia). nguồn: baotanglichsu.vn

Kỳ 26.

Từ miền Nam có thể tiến lên

Đánh chiếm miền Trung và miền Bắc

Đánh chiếm cả Vương quốc Lào và Vương quốc Cao Miên.

Lực lượng đánh miền Nam chỉ có 4.000 tên

Nhiều hạm tàu và đại bác.

Năm 1859 chúng bắt đầu dạo lên bản nhạc

Múa vũ điệu đẫm máu chiến tranh

Chúng chiếm Vũng Tàu và từ đó tiến nhanh

Đánh Nhà Bè tấn công Cần Giờ, thành Gia Định.

Chỉ huy mặt trận là Nguyễn Tri Phương với 5 vạn lính

Đằng sau là hàng triệu dân binh

Nhưng tất cả đều án binh                           

Mà không hành sự.

Vì vua Tự Đức mơ hồ trước quân giặc dữ

Chỉ lo hòa đàm

Vì cho rằng Pháp xa cách Việt Nam

Chúng không chiếm nước ta làm gì cả

Chẳng qua do ta cấm truyền đạo mà chúng ra tay công phá

Cho nên triều đình ra lệnh án binh

Không chống cự để mong tìm kiếm hòa bình

Tất cả quân dân đều theo lệnh triều đình không kháng chiến.

Ngày 17-2 thành Gia Định bị đánh tan hoang và bị chiếm

Biết bao  nghĩa sĩ đã hi sinh  vì nước vì dân.

Tổng đốc Võ Duy Ninh trọng thương và tự vẫn

23-2-1861 tướng giặc Sacne dàn quân

Tấn công đại đồn Gia Định

Với 4.000 binh lính

50 hạm thuyền

Pháo nổ giặc xông lên.

Ngày 25 đại đồn thất thủ.

Triều đình khiếp sợ

Chỉ mong nghị hòa.

Không biết rằng hòa hay chiến không phải ở ta

Hòa sẽ không có khi kẻ thù đã quyết tâm cướp nước.

Từ đó cho đến tháng 12 lần lượt

Pháp chiếm Tân Bình, Biên Hòa, Định Tường

Máu lửa tang thương

Miền Đông bị quân thù xéo nát.

Nhà thơ Đồ Chiểu đương thời kêu khóc:

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

Một bàn cờ thế phút sa tay

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Dáo dác đàn chim mất ổ bay

Bến Nghé của tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhóm màu mây

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này?”.

Bị triều đình bỏ rơi

Lần lượt nhân dân kiên cường nổi lên đánh giặc.

Tại Vĩnh Long nhân dân đã làm cho quân pháp

khốn cùng

Triều đình lại ra tay cứu quân xâm lược tàn hung

Ký “Hiệp định hòa bình và hữu nghị”

Cắt ba tỉnh miền Đông, Côn Lôn cho Pháp và bồi thường chiến phí

4 triệu piastre

Mở các cửa biển Quảng Yên, Bà Lạt, Đà Nẵng cho tàu Pháp đi về

Thông thương buôn bán.

Sau đàm phán

Lại sai Khâm sai Đại thần Phan Thanh Giản đi xin lại ba tỉnh miền Đông.

Xin không được lại mất thêm Vĩnh Long

Hà Tiên, An Giang cũng vào tay Pháp

Phan Thanh Giản uống thuốc độc quyên sinh.

Triều đình Tự Đức vẫn không hành động vẫn án binh

Nhân nhượng đầu hàng quân xâm lược.

Nguy to rồi vận nước

Triều đình và quan lại chỉ lo cho bản thân và lo chữ trung quân

Giữ trung quân lúc này là phản quốc.

Những người nông dân vốn đói nghèo gầy guộc

Vì bị nhà nước bóc lột bạo tàn

Nay nạn nước đắm chìm họ lại kiên gan

Chiến đấu

Không tiếc xương tiếc máu

Xả mình vì non sông

Vũ khí thô sơ vẫn lăn mình vào đại bác thần công

Làm quân thù khiếp sợ.

Trương Công Định một viên quản cơ của triều đình phẫn nộ

Cùng nhân dân kháng Pháp ở Gia Định, Định Tường.

Lá cờ “Bình Tây đại Nguyên soái” phấp phới gió bốn phương

Bất chấp lệnh triều đình phong ông làm Phó Lãnh binh và điều về An Giang để tiêu diệt.

Giặc Pháp khắp miền Đông bị giết

Các hạm tàu Pháp cũng bị đánh nổ tung trên sông

Những trận Rạch Tra, Cần Giuộc, Gò Đen nổi gió cuồng phong

Pháp chỉ nhờ có tên phản bội Huỳnh Công Tấn

Trận Phước Lộc, Trương công Định bị trọng thương trúng đạn

Ông rút gươm tự sát lúc tuổi bốn tư.

Lá cờ “Bình Tây Đại nguyên soái” vẫn phấp phới thiên thu

Tên tuổi ông- Trương Công Định anh hùng sống mãi.

(Còn nữa)

CVL

PGS TS Cao Văn Liên

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/su-thi-viet-nam-ky-26-a18367.html