Tìm hiểu “văn hoá bìnhdân” trong quan niệm của Hồ Chí Minh

Văn hoá bình dân chưa được giới nghiên cứu quan tâm, lý giải về khía cạnh học thuật. Bằng cách tư duy thật, tác giả bài viết phân tích, làm rõ tính chất, bản chất, thực chất, hạn chế nhận thức, đồng thời kiến nghị giải pháp nhận thức khái niệm này, góp phần xây dựng xã hội dân chủ pháp quyền phát triển tiến bộ và văn minh.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về “văn hoá bình dân”

Văn hoá bình dân bao hàm các mặt tính chất hìnhthức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý như sau: tính chất văn hoá không bình dân gắn với sức sống của cá nhân (cá thể) trong thế giới tự nhiên; bản chất văn hoá chưa bình dân gắn với sự sống của nhóm (tập thể) trong xã hội loài người; thực chất văn hoá bình dân gắn với cuộc sống của cộng đồng các dân tộc trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người.

Văn hoá không bình dân biểu hiện tính chất văn hoá không tiên tiến, không tiến bộ (lạc hậu) của cá nhân trongnhóm; văn hoá chưa bình dân biểu hiện bản chất văn hoá  chưa tiên tiến, chưa tiến bộ của nhóm trong cộng đồng; còn văn hoá bình dân biểu hiện thực chất văn hoá tiên tiến, tiến bộ của cộng đồng các dân tộc trong quố cgia, xã hội loài người.

Vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc, trong thư gửi ôngNguyễn Văn Luân, trưởng khu bình dân học  vụ khu  III, đăng trên báo Cứu quốc ngày 14/05/1948, Hồ Chí Minh viết như sau: “Khi dạy  , dạy lịch sử, địa dư, đạo đức công dân, v.v.. Như thế thì người dạy và người học đều tiến bộ mà khu III sẽ là một khu kiểu mẫu cho văn hoá bình dân” [1]; còn trong “Bài nói tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng”, Hồ Chí Minh quan niệm rằng: “thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ; thắng bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều… Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ. Cho nên Đảng vừa lo tính công việc lớn như đổi nền kinh tế và văn hoá lạc hậu của nước ta thành một nền kinh tế và văn hoá tiên tiến, đồng thời lại luôn luôn quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hàng ngày của nhân dân” [2].

Tứ clà, văn hoá bình dân trong quan niệm của Hồ Chí Minh là nói về văn hoá tiên tiến, tiến bộ của cộng đồng các dân tộc (nhân dân) trong quốc gia. Quan niệm nàychỉ ra rằng, về thực chất, văn hoá bình dân không gắn với cá nhân, nhóm, mà gắn với cộng đồng, dân tộc, nhân dân; tức là, văn hoá bình dân là nói về “văn hoá của nhân dân” (văn hoá quần chúng) [3]. Văn  hoá của nhân dân gắn liền với việc giảng dạy và học tập; do đó, cần phải bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ mọi mặt của văn hoá, như: ngôn ngữ, văn học, toán học, lịch sử, địa lý, đạo đức công dân.

Thực chất, định nghĩa văn hoá bình dân

Từ quan niệm về văn hoá bình dân củaHồ Chí Minh nêu trên cho thấy rằng, văn hoá bình dân biểu hiện mối liên hệ giữa các mặt bản chất, tính chất, thực chất của nó như sau: văn hoá chưa bình dân gắn với bản chất chưa chân thật của nhóm trong cộng đồng; văn hoá không bình dân gắn với tính chất không chân thật của cá nhân trong nhóm; văn hoá bình dân gắn với thực chất chân thật của cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người.

Văn hoá chưa bình dân biểu hiện bản chất văn hoá chưa khoa học, chưa tiến bộ, tự nhiên và xã hội chưa phát triển bền vững; văn hoá không bình dân biểu hiện tính chất văn hoá không khoa học, không tiến bộ, tự nhiên và xã hội không phát triển bền vững; còn văn hoá bình dân biểu hiện thực chất văn hoá khoa học,tiến bộ, “tự nhiên và xã hội phát triển  bền vững” – khái niệm biểu hiện thực chất “sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [4].

Tức là, văn hoá bình dân biểu hiện thực chất văn hoá khoa học, tiến bộ của nhân dân bảo đảm sự phát triển tự nhiên và xã hội. Quốc gia không có văn hoá bình dân thì tự nhiên không thể phát triển lâu bền, xã hội không thể phát triển vững chắc, tiến bộ và văn minh.

Từ  các  phân tích và khái niệm nêu trên cho thấy rằng, văn hoá bình dân gắn với “quyền lực có văn hóa” (văn hoá quyền lực) [5] hay gắn với cuộc sống có văn hoá của con người; văn hoá không bình dân gắn với quyền lực không có văn hoá, tức là biểu hiện văn hoá lạc hậu, phản tiến bộ, hay biểu hiện “lòng đố kỵ và văn hoá đố kỵ” [6]. Nói cách khác,văn hoá bình dân là đối lập với văn hoá không bình dân, hay đối lậpvới tưt ưởng, hành động thiếu văn hoá, như dùng “quyền của kẻ mạnh” [7] (chủ nghĩa đế quốc, thực dân) để áp bức con người, mà cách đây một thế kỷ, trên BáoLe Paria ở nước Pháp, Hồ Chí  Minh đã nêu ra.

Hạn chế nhận thức văn hoá bình dân trên thế giới và ở Việt Nam

Hạn chế trên thế giới

Văn hoá bình dân gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh của cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người. Tuy nhiên, ở các quốc gia, công dân, kể cả giới nghiên cứu, chưa nhận thức rõ văn hoá bình dân. Tứclà, nhiều người chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa văn hoá với tư tưởng con người như sau: tư tưởng cá nhân không gắn với văn hoá bình dân; tư tưởng nhóm chưa gắn với văn hoá bình dân; còn tư tưởng cộng đồng gắn với văn hoá bình dân.

Hạn chế nhận thức văn hoá bình dân làm cho nhiều người không hiểu rõ mối liên hệ giữa các mặt của cuộc sống con người và văn hoá như sau: sức sống của cá nhân gắn với hình thức văn hoá tinh thần; sự sống của nhóm gắn với nội dung văn hoá vật chất; cuộc sống của cộng đồng gắn với nguyên lý văn hoá tâm linh.

Hạn chế nhận thức văn hoá bình dân là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các loại hình quyền lực, văn hoá và lãnh đạo thiếu  khoa  học trong quốc gia, xã hội loài người, như: “quyền lực cứng” (sức mạnh cứng), “quyền lực mềm” (sức mạnh mềm); “lãnh đạo dựa trên quyền lực”, “quyền lực mang tính răn đe” (quyền lực cưỡng bức) [8]; “quyền lãnh đạo”, “quyền quản lý”; “văn hoá cao cấp” (high culture), “văn hoá đại chúng” (popular culture) [9]; văn hoá thực dân, văn hoá bản địa; văn hoá tư sản của giai cấp bóc lột, văn hoá vô sản của giai cấp bị bóclột; thậm chí, dẫn đến mưu đồ sử dụng quyền lực “cứng” (bạo lực), “mềm” (phi bạo lực), nhằm “tham vọng bành trướng quyền lực” để “trở thành bá chủ thế giới” [10] của một số người lãnh đạo ở các quốcgia.

Hạn chế ở Việt Nam

Nhận thức văn hoá bình dân ở Việt Nam còn nhiềuhạnc hế. Ngay cả khái niệm “văn hoá”, “bình dân”, “nhân dân” đều chưa được giới nghiên cứu làm rõ về khía cạnh học thuật. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngô nngữ học (2005), văn hoá chỉ được nhìn nhận chung chung là “giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” chứ không nhìn nhận cụ thể là cuộc sống “chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh” [11] của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người; bình dân chỉ được nhìn nhận mặt tính chất là “dân thường (nói khái quát, thường là trong xã hội cũ)” chứ không nhìn nhận mặt thực chất là cộng đồng các dân tộc trong quốc gia, xã hội loài người.

Hạn chế nhận thức văn hoá, bình dân làm cho công dân nói chung, đội ngũ cán bộ (đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên), giới nghiên cứu nói riêng không hiểu biết rõ mối liên hệ giữa tư tưởng con người và văn hoá bình dân như sau: tư tưởng cá nhân không chân thật, không gắn với văn hoá bình dân; tư tưởng nhóm chưa chân thật, chưa gắn với văn hoá bình dân; tư tưởng cộng đồng chân thật gắn với văn hoá bình dân.

Hạn chế nhận thức văn hoá bình dân là nguyên nhân chủyếu dẫn đến nhiều người nghiên cứu pháp luật nhưng vẫn chưa hiểu rõ thế nào là “văn hoá pháp quyền phát triển” – khái niệm biểu hiện thực chất cơ quan lậppháp (quố chội hay nghị viện), hành pháp (chính phủ hay chính quyền trung ương), tư pháp (toà án, viện kiểm sát hay viện công tố) trong “chính quyền nhân dân” [12] (chính quyền của nhân dân) chân thật, sáng tạo “đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xâydựng, thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển” [13] bảo đảm“quyền con người, hay “quyền được sống, quyền tự  do và quyền mưu cầu hạnh phúc” của các cánhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [14].

Kiến nghị giải pháp nhận thức văn hoá bình dân, xây dựng xã hội dân chủ pháp quyền phát triển tiến bộ và văn minh

Thứ nhất, xâyd ựng “cách tư duy thật”. Cách tư duy thậ tgắn với cách tư duy khoa học, đúng đắn. Xây dựng cách tư duy thật là cơ sở

khoa học để nhận thức đúng văn hoá bình dân. Tuy nhiên, hiện nay cách tư duy thật chưa được giới nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: cách tư duy chưa thật biểu hiện bản chất chưa khoa học, chưa đúng thật; cách tư duy không thật biểu hiện tính chất không khoa học, không đúng thật; cách tư duy thật biểu hiện thực chất khoa học, đúng thật. Tức là, xây dựng cách tư duy thật là nhận thức đúng văn hoá bình dân.

Thứ hai, xây dựng “văn hoá phápq uyền”. Văn hoá pháp quyền gắn với xã hội dân chủ, pháp quyền. Xây dựng văn hoá pháp quyền là cơ sở khoa học vừa để nhận thức văn hoá bình dân, vừa để xây dựng xã hội dân chủ và xã hội pháp quyền. Tuy nhiên, hiện nay văn hoá pháp  quyền chưa được giới nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “văn” và “pháp” biểu hiện cơ quan hành pháp chưa chân thật, chưa sáng tạo đề ra phương pháp thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển; thuật ngữ “hoá” và “quyền” biểu hiện  cơ quan lập pháp không chân thật, không sáng tạo xây dựng các mục tiêu chính sách phát triển; còn văn hoá pháp quyền biểu hiện cơ quan  lập pháp, hành pháp,  tư pháp chân thật, sáng tạo đề ra phương pháp, xác định nguyên tắc xây dựng, thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển. Tức là, xây dựng văn hoá pháp quyền là nhận thức đúng văn hoá bình dân, xây dựng được xã hội dân chủ pháp quyền.

Thứba, xây dựng “văn hoá phát triển tiến bộ”.Văn  hoá phát triển tiến bộ gắn liền với văn hoá, xã hội dân chủ, pháp quyền và phát triển tiến bộ. Xây dựng văn hoá phát triển tiến bộ là cơ sở khoa học để vừa nhận thức đúng văn hoá bình dân, vừa xây dựng được văn hoá, xã hội dân chủ pháp quyền và phát triển tiến bộ, văn minh. Tuy nhiên, hiện nay văn hoá phát triển tiến bộ chưa được giới nghiên cứu làm rõ các mặt nội dung, hình thức, nguyên lý của nó như sau: thuật ngữ “văn”, “phát” và “tiến” biểu hiện nội dung văn hoá, xã hội chưa dân chủ pháp quyền, chưa phát triển văn minh; thuật ngữ “hoá”, “triển” và “bộ” biểu hiện hình thức văn hoá, xã hội không dân chủ pháp quyền, không phát triển văn minh; còn văn hoá phát triển tiến bộ biểu hiện nguyên lý văn hoá,  xã hội dân chủ pháp quyền, phát triển văn minh. Tức là, xây dựng văn hoá phát triển tiến bộ là vừa nhận thức đúng văn hoá bình dân, vừa xây dựng được xã hội dân chủ pháp quyền phát triển tiến bộ và văn minh.

Kết luận

Văn hoá bình dân được nhìn nhận là văn hoá tiến bộ của cộng đồng các dân tộc bảo đảm phát triển tự nhiên, xã hội, con người, quốc  gia. Tự nhiên và xã hội không thể phát triển bền vững khi trong quốc gia thiếu sự quan tâm nghiên cứu, xây dựng văn hoá bình dân. Do vậy, tìm hiểu văn hoá bình dân trong quan niệm của Hồ Chí Minh có ý nghĩa thiết thực, đáp ứng  yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu “lấy giá trị văn hoá, con ngườiViệt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”, “xây dựng xã hội phồn vinh, dânchủ, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân” như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu ra. Để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu nêu trên, trước hết, công dân, đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo của quốc gia cần phải xây dựng cách tư duy thật, văn hoá pháp quyền, phát triển tiến bộ trong làm việc, học tập, tư duy nghiên cứu khoa học, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

………………

Tài liệu trích dẫn:

1. CD-ROM  Hồ  Chí  Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, NxbChính trị quốcgia, H. 2013, t. 5, tr. 474.

2. CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 12, tr. 402.

3. CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 10, tr. 347.

4, 14. Nguyễn Hữu Đổng, Bàn thêm về khái niệm “nhà nước phápquyền”, https://lsvn.vn/, ngày 02/09/2022.

5, 11, 13. Nguyễn Hữu Đổng, Luận về “văn hoá quyền lực”, https://vanhoavaphattrien.vn/, ngày 14/04/2023.

6. Phạm Việt Long, Luận về lòng đố kỵ và văn hoá đố kỵ, https://vanhoavaphattrien.vn, ngày 23/03/2023.

7. CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 1, tr. 258.

8. Đỗ Minh Cương - Nguyễn Viết Lộc, Lý thuyết lãnh đạo dựa trên quyền lực và ảnh hưởng, https://tcnn.vn/, ngày 07/06/2017.

9. Văn hoá bình dân, https://vi.wikipedia.org/wiki/

10. Việt Khôi, Trung Quốc đang bành trướng quyền lực như thế nào? https://ngaynay.vn/, ngày 18/09/2020.

12. CD-ROM Hồ Chí Minh, Sđd, t. 7, tr. 269.

           PGS, TS. Nguyễn Hữu Đổng

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/tim-hieu-van-hoa-binhdan-trong-quan-niem-cua-ho-chi-minh-a18830.html