Vĩnh Phúc: Vĩnh Tường xây dựng 4 "Làng văn hóa kiểu mẫu" đợt đầu đều gắn với phát triển du lịch

Huyện Vĩnh Tường có 4 đơn vị được tỉnh Vĩnh Phúc lựa chọn xây dựng “ Làng văn hoá kiểu mẫu”  đợt đầu gắn với phát triển du lịch, gồm: Thôn Bàn Mạch – Xã Lý Nhân; Thôn Duy Bình – Xã Vĩnh Ninh; Thôn Đông – Xã Phú Đa và Thôn Hệ - Xã Vĩnh Thịnh. Cả 4 làng đều có có di tích lịch sử văn hoá nối tiếng như đền Ngự Dội (xã Vĩnh Ninh), đền đá (xã Phú Đa), đình Hệ (xã Vịnh Thịnh) và đình Bàn Mạch, chùa Long Khánh (xã Lý Nhân).

den-da-phu-da-1690174198.jpg

Đền Đá, xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường ngồi đền 300 năm.

Mỗi làng xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu đợt đầu ở Vĩnh Tường đều được đầu tư đề xây dựng khi thiết chế văn hóa gồm  nhà văn hóa, sân thể thao, vườn hoa cây xanh, đường dạo... Những khu thiết chế văn hóa này thường gắn với di tích lịch sử như đình đền chùa có các lễ hội. Ngoài đầu tư xây dựng khu thiết chế văn hóa, các làng văn hóa kiểu mẫu còn hỗ trợ vốn cho những hộ có điều kiện làm các dịch vụ ngành nghề như mở cửa hàng tiện ích cung ứng đồ gia dụng, hàng khô là sản phẩm OCOP của địa phương, cửa hàng tạp hóa, nhà hàng ăn uống, mô hình du lịch cộng đồng, biến nơi đây trở thành điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của làng, đồng thời là điểm thu hút khách du lịch. 

den-da-phu-da-1690174148.jpg

Các hiện vật như tượng, bát hương, bàn sắm lễ... ở đền Đá, Phú Đa đều được làm từ đá xanh nguyên khối


Nhân dịp này, đình, chùa thôn Hệ (Vĩnh Thịnh), đền Ngự Dội (Vĩnh Ninh), đình Bàn Mạch, chùa Long Khánh (Lý Nhân), làng nghề rèn nổi tiếng Bàn Mạch (Lý Nhân) được kiểm kê, chuẩn bị cho công tác tu bổ góp phần gìn giữ giá trị văn hóa của di tích. Các thôn có di tích cần chủ động quảng bá hình ảnh trên nền tảng số, mạng xã hội để thu hút du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

dinh-ban-mach-1690174146.jpg

Đình Bàn Mạch, xã Lý Nhân được di tích lịch sử văn hoá cấp Tỉnh

Huyện Vĩnh Tường cùng các cơ quan chuyên môn tích cực, chủ động kiểm tra hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm trong tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích, như: Tự ý tu bổ, tôn tạo, phục hồi khi chưa có đầy đủ các thủ tục pháp lý đảm bảo theo quy định; tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích không đúng Thiết kế bản vẽ thi công được thỏa thuận hoặc tu bổ, tôn tạo, phục hồi hạng mục công trình không có trong nội dung được thỏa thuận. 

chua-vinh-thinh-1690174148.jpg

Chùa Hệ, xã Vĩnh Thịnh được tu bổ tôn tạo, khang trang đẹp đẽ

100% di tích tại các thôn xây dựng thí điểm làng văn hóa kiểu mẫu của huyện Vĩnh Tường đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử đất; xây dựng phương án phòng chống cháy nổ ở các mức độ khác nhau như: Trang bị bình chữa cháy, thang tre, thùng phi, ống dẫn nước, xô,…Nhiều di tích đã đầu tư hệ thống camera giám sát chặt chẽ, hoạt động hiệu quả,… hầu như không xảy ra tình trạng mất cắp cổ vật, đồ thờ,… Trong các đơn vị được xây dựng làng văn hoá kiểu mẫu đợt đầu có đền Đá ( xã Phú Đa) đang được trình xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt; chùa Long Khánh (Lý Nhân) đang đề nghị xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

dinh-ngu-doi-vinh-tuong-vinh-phuc-1690174148.png

Lễ hội đền Ngự Dội được diễn ra 3 năm một lần vào các năm Tý, Ngọc, Mão, Dậu

Huyện Vĩnh Tường có 77 lễ hội, 148 lễ tiệc chính (Khai xuân, thánh hoá, sinh thánh…) và 209 lễ tiệc khác (xuống đồng, tiệc cơm mới, tiệc bún, cầu đinh…). Quy mô tổ chức thường theo làng nhưng có những lễ hội tổ chức với quy mô nhiều làng hoặc mang tính vùng miền, tiêu biểu nhất là Lễ hội đền Ngự Dội.

dinh-ngu-doi-vinh-tuong-vinh-phuc1-1690174148.png

Lễ hội dền Ngự Dội thu hút hàng vạn người tham gia 

Tiến Dũng

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/vinh-phuc-vinh-tuong-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-trong-xay-dung-lang-van-hoa-kieu-mau-a19992.html