Hơn một thế kỷ dân Huế thờ Linh Cẩu bảo vệ làng

Trong sách “Croyances et pratique religieuses des Vietnamiens II” (Đức tin và thực hành tôn giáo của người Việt) của học giả Linh mục Lesopold Cadiere xuất bản năm 1918, ở trang 132-133 viết Làng Nam Phổ Đông trên đường từ Huế về biển Thuận An có thờ hai con chó đá. Trên miếu thờ khắc ba chữ Hán được dịch là "Thiên Cẩu Thần". Xác đinh như vậy tục thờ thần cẩu đã hơn 100 năm!

Du khách trên đường đi tắm biển, nghỉ dưỡng ở bãi biển Thuận An, mỗi khi qua hai làng Phổ Đông, Phổ Trung bên QL 49 (cột mốc km 5), sẽ gặp dân làng thành kính cúng bái “chó đá” mỗi ngày. Nam Phổ là làng nghề nổi tiếng về ẩm thực. Mỗi ngày đều có bán món bánh canh, bèo, nậm, lọc đặc sản lừng danh đất thần kinh. Theo anh tài xế xe bus “Hoàng Đức” lộ trình Huế- Thuận An, đi xe máy hơn 5 km, theo quốc lộ 49 về hướng biển Thuận An thì đến hai làng Phổ Trung và Phổ Đông (phường Phú Thượng, thành phố Huế). Theo ông Trần Ký, 74 tuổi,nguyên cán bộ Ngân hàng Agribank chợ Mai Phú Vang thì làng Năm Phổ gồm 5 làng ghép lại (Phổ Đông, Nam Thượng, Phổ Trung, Tây Trì Nhơn và La Ỷ). Nhưng khi vào sổ địa bạ, người Pháp viết không dấu (Nam Pho) nên đọc là Nam Phổ. Đất làng dài từ chợ Gia Lạc (nay là chợ Mai) về đến làng Dương Nỗ. Đa số dân làng sống bằng nghề nông, làm vườn, nhiều nhà vườn rộng đến 1-1,5 ha, trước đây trồng cau trái ngon nổi tiếng (cau Nam Phổ, trầu Chợ Dinh). 

img-0099-1691044305.jpegTùy theo tín ngưỡng dân làng thờ hoàng cẩu

Ông Trần Ký cho biết lịch sử thờ Thần cẩu do phong thủy. Bác Võ Văn Minh, 74 tuổi ở làng Phổ Đông giải thích: "Theo lời người xưa, do cái điện thờ Đức Thánh mẫu linh thiêng bên làng Phú Khê trấn hướng “khoa cử”, nên dân làng không có người nào thi cử đỗ đạt dù học giỏi. Các bô lão mời thầy địa lý từ Nghệ An vàoxem xét, họ khuyến cáo làng phải thỉnh ngài "Thiên Cẩu" về lập miếu thờ, quay về hướng chánh tây, để phá thế của làng bên". Cụ Bùi Sa, ngoài 76 tuổi, nói: "Thực hư câu chuyện đó như thế nào không ai rõ, nhưng khi thờ ngài chó đá trở đi con cháu học hành, thi cử đỗ đạt trong và ngoài nước".

img-0100-1691044806.jpegLàng khác lại thờ hắc cẩu

Đến làng Phổ Trung, tôi gặp ông Võ Văn Mừng, người “thủ từ” lo nhang khói miếu Thần cẩu, ông  kể truyền thuyết về việc thờ cúng đã hơn trăm năm: “Xưa kia, nhà cửa phần lớn đều lợp tranh, nứa lá, rất ít nhà ngói. Trong làng thường xảy ra hỏa hoạn, cháy cả xóm mà không biết lý do. Một đêm bỗng dưng cháynhà, dân làng vội vàng kéo đến, kỳ lạ làm sao càng phun nước lửa càng bốc cháy. Bỗng một con chó đen tuyền hiện ra, nó sủa chừng nào lửa tắt chừng ấy. Hôm sau vị Trưởng làng vội mời một thầy pháp về làm lễ, sau khi cúng bái ông phán rằng: "Dân làng Phổ Trung bị cô hồn uổng tử ở nghĩa địa bên kia sông sang quấy phá. Vì vậy làng phải lập miếu thờ Thần cẩu để được che chở”. Từ đó, lập miếu thờ Thần cẩu đã tồn tại  hàng trăm năm. 

img-0102-1691044892.jpegĐình làng Nam Phổ quay mặt về QL 49B

Trong sách “Croyances et pratique religieuses des Vietnamiens II” (Đức tin và thực hành tôn giáo của người Việt) do học giả linh mục người Pháp Lesopold Cadiere biên soạn năm 1918, ở trang 132-133 ghi chép rằng: Làng Nam Phổ Đông trên đường từ Huế về biển Thuận An có thờ hai con chó đá, một con để chắn hướng đòn ngang của ngôi đình làng Phú Khê gần đó, con kia để chắn hướng một con đường chạy qua bãi tha ma. Miếu thờ Thần Cẩu trên có khắc ba chữ Hán được dịch là "Thiên Cẩu Thần". Miếu nằm ở vị trí thoáng đãng, bênđường QL 49B. 

img-0101-1691045001.jpegDân làng muốn con cháu thành đạt nên xây bình phong trấn hướng trước đình

Năm 1962 ông Ngô Đình Cẩn nhìn thấy bức tượng Thần cẩu bằng đá quý liền sai lính đến đập miếu và cướp đi. Sau đó dân làng trùng tu miếu và làm lại tượng Thần cẩu. 

Thần cẩu trong hai ngôi miếu thờ ở làng Phổ Đông, Phổ Trung 2 màu khác nhau. Một con màu vàng, một màu đen dáng ngồi nghiêm trang, tai dựng, mắt nhìn thẳng phía trước. Bức tượng làm bằng đá, kích thước như thật, phía trước có bát nhang hương khói quanh năm. 

img-0104-1691045181.jpegCon chó được mọi người yêu thương

Trong kho tàng văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt, tục thờ chó đá đã có rất lâu, khắp ba miền. Đối với người già luôn nhắc nhủ con cháu nhớ những ngày mười bốn, rằm, ba mươi, mùng một hàng tháng và ngày tết, lo cúng các lễ vật như con gà, dĩa xôi, cau trầu, rượu và hoa quả. Dân làng họp lại bầu một “ông Từ” để lo việc hương khói, sửa chữa ngôi miếu. Tại Thừa Thiên- Huế ở cáchuyện Phú Vang, Hương Thủy, Hương Trà, Quảng Điền, Phú Lộc vẫn còn miếu thờ thần cẩu như thế.

Vũ Hảo

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/hon-mot-the-ky-dan-hue-tho-linh-cau-bao-ve-lang-a20152.html