Việt Nam diễn nghĩa - Tập 4B: Bí sử Nhà Lê Sơ (1428-1527) - Kỳ 53

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc tiểu thuyết lịch sử “Việt Nam diễn nghĩa - Tập IV B: Bí sử Nhà Lê Sơ (1428-1527) của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2023.

Kỳ 53

Quan chế: Cửu phẩm (từ nhất phẩm đến cửu phẩm)

Tước: Vương, Công, hầu, bá. Nguồn quan lại chủ yếu do thi cử tuyển chọn. Học Nho để thi cử. Bảy tuổi học Nho, lớn lên học tứ thư, ngũ kinh. Thi hương, đỗ nhận học vị Cống sĩ. Thi hội: Cống sĩ đi thi hội đỗ nhận học vị tiến sĩ. Thi đình: Tiến sĩ đi thi đình do vua trực tiếp khảo thí đỗ nhận học vị Trạng nguyên. Đỗ Tiến sĩ và Trạng nguyên được bổ nhiệm làm quan. Nhà Lê thường sát hạch để thăng giáng quan lại: Sát hạch về học vấn, tư cách. Lương bổng của quan lại chủ yếu là cấp ruộng đất và lương. Thực hiện chế độ hồi tị nghiêm ngặt đối với quan lại, quan lại không được làm quan tại quê nhà, làm việc ở nơi khác vài năm sau lại đổi đi để tránh kết bè đảng, hư hỏng quan lại. Kết quả cải cách hành chính của Lê Thánh Tông: Xây dựng được nhà nước có hiệu quả, tập quyền đến cao độ, đưa xã hội phong kiến thời Hồng Đức là thời kỳ hưng thịnh nhất của chế độ phong kiến  Đại Việt .                                                        

Nội dung cải cách ở địa phương: Cấp đạo (xứ), chia nước thành nhiều đạo. Đạo là khu vực hành chính lớn nhất. Quyền hành ở đạo không để vào tay một người mà chia thành Tam ty nhằm ngăn chặn sự cát cứ và để chính quyền địa phương có hiệu quả hơn: Thừa Ty phụ trách hành chính, tài chính, dân sự. Đô ty trông coi việc quân. Hiến ty trông coi về tư pháp. Riêng Trung Đô có phủ doãn đứng đầu. Cấp phủ: dưới đạo là phủ do Tri phủ đứng đầu nắm toàn bộ quyền lực. Cấp huyện: dưới phủ là huyện do Tri huyện đứng đầu. Miền núi châu tương đương cấp huyện do Tri châu đứng đầu. Cả nước thời kỳ đó có 178 huyện, 50 châu. Cấp xã do xã trưởng đứng đầu, xã lớn gồm 500 hộ, xã vừa 300 hộ, xã nhỏ 100 hộ. Đặt ra tiêu chuẩn xã trưởng: Sinh đồ, người già. Anh em thân thích không cùng làm việc một xã. Lê Thánh Tông kiểm duyệt hạn chế hương ước. Tóm lại cải cách địa phương Lê Thánh Tông chú ý cấp đạo và cấp xã. Xã trưởng phải là giám sinh, sinh đồ hay “lương gia tử đệ” trên 30 tuổi, biết chữ và có hạnh kiểm.                                                                                         

Năm 1469 định bản đồ trong cả nước quy định số khu vực hành chính thuộc 12 đạo thừa tuyên. Năm 1471 mở bờ cõi phía Nam, Lê Thánh Tông cho đặt thêm Thừa tuyên Quảng Nam, có 3 phủ và 9 huyện. Bộ máy hành chính cả nước có là 2.615 người. Với 13 Phủ thừa tuyên Phủ Phụng Thiên: Tức trung tâm Thăng Long: Từ năm 1469 được đổi tên thành phủ Phụng Thiên. Gồm có 2 huyện: Quảng Đức là huyện phụ quanh kinh thành, Vĩnh Xương, sau đổi là Thọ Xương.                                                                                                    

1.Đạo Thừa Tuyên Thiên Trường/Sơn Nam

Vốn có tên là thừa tuyên Thiên Trường, năm 1469 đổi thành thừa tuyên Sơn Nam. Năm 1490 đổi làm xứ Sơn Nam. Có Phủ Thường Tín: gồm các huyện Thanh Trì  (một phần Thanh Trì, Hoàng Mai, và   Thanh Xuân), Thượng Phúc (Thường Tín và một phần Thanh Trì), Phù Vân  (Phú Nguyên, Phú Xuyên).  Phủ Ứng Thiên, gồm có các huyện: Thanh Oai (Thanh Oai và một phần Hà Đông), Chương Đức (Chương Mỹ và một phần Hà Đông), Sơn Minh (Ứng Hòa), Hoài An (phần nam  Ứng Hòa và một phần Mỹ Đức). Phủ Lý Nhân: Tương đương  Hà Nam gồm các huyện: Nam Xang (Lý Nhân và một phần Phủ Lý), Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm (Thanh Liêm và một phần Phủ Lý), Bình Lục.  Phủ Khoái Châu: Gồm các huyện Đông Yên (Khoái Châu), Kim Động  và một phần Hưng Yên, Tiên Lữ (Tiên Lữ và một phần Hưng Yên), Thiên Thi (Ân Thi), Phù Dung (Phù Cừ). Phủ Thiên Trường (một phần  Nam Định): Gồm các huyện Tây Chân ( Nam Trực, Nam Ninh và một phần Nam Định), Giao Thủy (Giao Thủy và Xuân Trường), Mỹ Lộc (Mỹ Lộc và một phần Nam Định), Thượng Nguyên (nam  Mỹ Lộc).   Phủ Nghĩa Hưng (tức phủ Kiến Hưng thời Trần, một phần  Nam Định): Gồm các huyện Đại An (Nghĩa Hưng), Vọng Doanh (nam  Ý Yên), Thiên Bản (Vụ Bản), Ý Yên (bắc Ý Yên). Phủ Thái Bình (một phần Thái Bình): Gồm các huyện Thụy Anh (phía bắc Thái Thụy), Phụ Dực (phía đông  Quỳnh Phụ), Quỳnh Côi (phía tây Quỳnh Phụ), Đông Quan (một phần  Đông Hưng).  Phủ Tân Hưng (Long Hưng thời Trần, phía tây bắc Thái Bình): Gồm các huyện: Ngự Thiên (một phần  Hưng Hà), Duyên Hà (một phần  Hưng Hà), Thần Khê (một phần   Đông Hưng và Thái Bình), Thanh Lan (phía nam Thái Thụy). Phủ Kiến Xương (nam  Thái Bình) gồm các huyện: Thư Trì (một phần Vũ Thư và Thái Bình), Vũ Tiên (một phần các huyện  Vũ Thư và Kiến Xương), Chân Định (một phần  Kiến Xương). Phủ Trường Yên (đông  Ninh Bình) gồm các huyện: Gia Viễn (phía đông  Gia Viễn, Hoa Lư và Ninh Bình), Yên Mô (Yên Mô và Tam Điệp), Yên Khang (Yên Khánh). Phủ Thiên Quan (tây Ninh Bình) gồm các huyện Phụng Hóa (Nho Quan), Yên Hóa (tây Gia Viễn), Lạc Thổ (các huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy và Tân Lạc, Hòa Bình).

 2. Đạo Thừa Tuyên Bắc Giang/Kinh Bắc

Thời Lê Thái Tông vốn là 2 đạo Bắc Giang thượng và Bắc Giang hạ, năm 1466 đổi là thừa tuyên Bắc Giang, năm 1469 đổi là thừa tuyên Kinh Bắc. Gồm có các phủ: Phủ Từ Sơn gồm các huyện Đông Ngàn (Từ Sơn,  Bắc Ninh và một phần  Đông  Anh, Gia Lâm và  Kim Anh của  Phúc Yên, tức là một phần Sóc Sơn), Yên Phong (Yên Phong và một phần  Bắc Ninh), Tiên Du (Tiên Du, một phần  Bắc Ninh và một phần Gia Lâm), Võ Giàng (một phần Quế Võ và một phần Bắc Ninh), Quế Dương (một phần Quế Võ).  Phủ Thuận An gồm các huyện: Gia Lâm  (Long Biên và một phần Gia Lâm), Siêu Loại (Thuận Thành ), Văn Giang (Văn Giang, Hưng Yên và Kim Lan,  Gia Lâm), Gia Định (Gia Bình ). Phủ Bắc Hà gồm các huyện: Tân Phúc (Đa Phúc, một phần Sóc Sơn), Kim Hoa (một phần Sóc Sơn), Hiệp Hòa, Yên Việt (Việt Yên).  Phủ Lạng Giang gồm các huyện Phượng Nhãn (một phần Yên Dũng ), Hữu Lũng (Hữu Lũng, Lạng Sơn), Bảo Lộc (Lạng Giang), Yên Thế (Yên Thế và Tân Yên), Lục Ngạn (Lục Ngạn và Lục Nam).

3. Đạo Thừa Tuyên Quốc Oai/ Sơn Tây

Vốn là lộ Quốc Oai thượng, trung và hạ thời Lê Thái Tổ, năm 1466 đổi là thừa tuyên Quốc Oai, năm 1469 đổi là thừa tuyên Sơn Tây, năm 1490 đổi là xứ Sơn Tây. Gồm các phủ:  Phủ Quốc Oai gồm các huyện: Từ Liêm (Cầu Giấy, một phần Tây Hồ, một phần Thanh Xuân và một phần Từ Liêm), Thạch Thất, Đan Phượng (Đan Phượng và một phần Từ Liêm), Mỹ Lương (Mỹ Đức và Lương Sơn, Hòa Bình), Phúc Lộc (Phúc Thọ và một phần Sơn Tây). Phủ Tam Đái gồm có các huyện: Yên Lãng (Phúc Yên), Yên Lạc, Bạch Hạc (Vĩnh Tường), Lập Thạch ( Lập Thạch và Sông Lô), Phù Ninh (Phù Ninh, một phần  Phú Thọ và một phần Việt Trì). Phủ Thao Giang gồm các huyện Sơn Vi (Lâm Thao), Thanh Ba, Hoa Khê (Cẩm Khê), Hạ Hòa, Tam Nông.  Phủ Đoan Hùng gồm các huyện Đông Lan (khu vực ngã ba sông Lô và sông Chảy), Tây Quan (hữu ngạn sông Lô cạnh Phù Ninh), Sơn Dương (Sơn Dương thuộc Tuyên Quang), Đương Đạo (đông bắc Sơn Dương), Tam Dương (Tam Dương và Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Phủ Quảng Oai gồm  Ma Nghĩa  một phần Sơn Tây và một phần Ba Vì), Tân Phong (một phần  Ba Vì).

      4. Đạo Thừa Tuyên Nam Sách/Hải Dương

Vốn là lộ Nam Sách thượng và Nam Sách hạ, năm 1466 gộp vào là thừa tuyên Nam Sách, năm 1469 đổi là thừa tuyên Hải Dương. Gồm các phủ: Phủ Thượng Hồng gồm các huyện: Đường Hào (Mỹ Hào, Hưng Yên), Đường Yên (Bình Giang, Hải Dương), Cẩm Giàng (Cẩm Giàng và một phần Hải Dương), Thanh Miện, Tứ Kỳ, Vĩnh Lại (Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Phủ Nam Sách gồm các huyện: Thanh Lâm (huyện Nam Sách và một phần Hải Dương), Chí Linh, Thanh Hà (Thanh Hà và một phần Hải Dương), Tiên Minh (Tiên Lãng, Hải Phòng). Phủ Kinh Môn gồm các huyện: Giáp Sơn (Kinh Môn), Đông Triều (Đông Triều và Uông Bí), An Lão, Nghi Dương (Kiến Thụy), Kim Thành, Thủy Đường (Thủy Nguyên), An Dương (An Dương và  Hải An).

(Còn nữa)

CVL

PGS TS Cao Văn Liên

Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/viet-nam-dien-nghia-tap-4b-bi-su-nha-le-so-1428-1527-ky-53-a20915.html