Ông là chuyên gia trong lĩnh vực Mỹ học, Lý luận văn học và Nghệ thuật học. Với tâm huyết và tầm nhìn khoa học, ông đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sinh viên và các nhà nghiên cứu, với một cách gọi không bị nhầm lẫn với các nhà khoa học cùng thế hệ: “Lưỡng quốc Tiến sĩ”.
Sinh năm 1934, Đỗ Văn Khang đã trải qua một cuộc hành trình học tập đầy khó khăn khi đất nước đang trong giai đoạn chiến tranh, bảo vệ độc lập dân tộc. Điều đặc biệt nổi bật trong sự nghiệp của ông là đạt được hai bằng Tiến sĩ khoa học thuộc hai chuyên ngành khác nhau: Ngữ văn và Mỹ học. Trước khi sang Liên Xô theo học ở Đại học Lomonosov danh tiếng, ông đã học cùng lớp ngoại ngữ với người bạn Phan Văn Khải, người sau này đã trở thành Thủ tướng của Việt Nam.
Sau khi trở về nước, Lưỡng quốc Tiến sĩ Đỗ Văn Khang công tác tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông giảng dạy thêm tại nhiều trường Đại học khác nhau: Đại học Mỹ thuật, Đại học Văn hóa, Học viện Âm nhạc, Trường Mỹ thuật Công nghiệp... Ông giảng dạy các môn học liên quan đến Mỹ học, Nghệ thuật học và Phê bình Văn học cho hàng ngàn sinh viên, chia sẻ kiến thức và tầm nhìn khoa học của mình.
Trong giới khoa học, có nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao những thành tựu của Đỗ Văn Khang. GS Hoàng Xuân Nhị - nguyên Chủ nhiệm khoa Văn học, Đại học Tổng hợp Hà Nội – đã nhận xét về cuốn Mỹ học Mác –Lênin đầu tay của Đỗ Văn Khang (chủ biên): “Đây là cuốn Mỹ học đầu tiên do các giáo sư Việt Nam viết theo cấu trúc riêng của mình”. Trong khi đó, GS Viện sĩ Phan Cự Đệ nhận xét: “Đỗ Văn Khang đã sớm bộc lộ năng khiếu phê bình văn học…anh có phương pháp tiếp cận liên ngành để đổi mới văn chương”. GS Hà Minh Đức – nguyên Viện trưởng Viện Văn học đã đưa Đỗ Văn Khang vào trong xếp hạng của ông về những người Việt Nam nổi tiếng của thế kỷ XX, vinh danh “ Người của một thời”…
Một số tác phẩm tiêu biểu của Lưỡng quốc Tiến sĩ Đỗ Văn Khang: Lịch sử Mỹ học (Giai đoạn nguyên thủy và cổ đại Hy-lạp), NXB Văn hóa, 1984; Mỹ học Mác – Lênin cao cấp (giáo trình, chủ biên), NXB Đại học Sư phạm I, 2004; Lịch sử Mỹ học (trọn bộ, chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2010; Mỹ học cơ sở (giáo trình, chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2011; Cơ sở lý luận văn học (Mỹ học của văn chương), NXB Thông tin & Truyền thông, 2013; Bình văn hiện đại, Nxb Lao động, 2010…
Ngoài làm khoa học, gần đây, Lưỡng quốc Tiến sĩ Đỗ Văn Khang còn cho in một tập thơ mang tên “Mưa thượng nguồn”. Xin giới thiệu 3 bài thơ trong tập thơ của tác giả Đỗ Văn Khang.
Kính thân mẫu giáo sư Hà Minh Đức
Cụ là cây cổ thụ Tỏa mát cả sơn khê Tận thượng nguồn sông Mã Để con cháu đi về Được trú nắng che mưa Khi cụ hơn trăm tuổi Con có dịp về thăm Cụ nằm quay trong tường Con ghé xuống bên giường Giáo sư Đức nhắc cụ Bác Hai Khang, Hà Nội Lặn lội về thăm Mẹ! Cụ quay ngay trở lại Nắm lấy hai tay tôi Cụ lại xiết rất chặt Anh Hai Khang đấy à! Lâu lắm mới thăm bà Bà chỉ có gạo quê Với canh cua rau cải Nếu như anh không ngại Ở lại chơi vài ngày Đừng về ngay Hà Nội Tôi ngạc nhiên cụ bà Đã ngoài trăm năm tuổi Vẫn còn nhớ câu chuyện Của mười lăm năm trước Cụ đã gặp Hai Khang Đã cơm canh rau cải
Ngợi ca mối tình của cha Cha tôi con cưng hai cụ Hai cụ hay nựng cha tôi Tính nết anh này phóng khoáng Học trò trường bưởi mới rồi… Đã đòi cây súng hai nòng Tìm về Ninh Bình săn bắn Đang nhắm tìm chú hươu non Lại gặp được nàng thôn nữ Có đôi mắt nhìn sâu thẳm Lại thêm quyến rũ dáng đi Thế là trong cuộc đi săn Mẹ tôi để Cha săn được Trai Hà thành cao ráo Chọn được vợ khỏe mạnh Các cụ liền ưng ngay Giời cho nhân duyên này! Mẹ sinh hai chị gái Bà đã lo vô cùng Rồi khi tôi chào đời Cả nhà mừng xiết đỗi Đặt tên Đỗ Văn Khang Mong khang ninh, thịnh vượng Sau này bác Hoàng Trinh Tặng chú Khang…An- Lưỡng Xin cảm ơn cuộc đời Đã cho Mẹ có tôi Được vóc dáng to khỏe Sóng sẽ rồi trăm tuổi Lại nhờ Cha cho tôi Thông minh và sáng tạo Vượt qua bao ghềnh thác Vẫn tài tử phong lưu.
Trò chuyện với một vì sao lấp lánh Phan Văn Khải tận miền Nam ra tập kết Đỗ Văn Khang tít Việt Bắc chiến khu về Hai chúng mình hai quê Chênh nhau có một tuổi Chung thủ đô Hà Nội Chung bổ túc Công- Nông Chung chuyên tu ngoại ngữ Chung ký túc xá cổ kính Xây từ thời Nga Hoàng (Ở phố Xtramưnka) Mátxcơva Liên bang Nga) Chung trong đội kế cận Đưa con tầu Cách mạng Đến tận ga ước mơ Phan Văn Khải Chuyên Kế hoạch hóa Kinh tế- Quốc dân Đỗ Văn Khang Chuyên Mỹ- Văn- Nghệ thuật học Nhớ thời đầu đổi mới Sáu Khải lo thiếu vốn Cho mở rộng thị trường Hai Khang liền hiến kế Dựng xây nhà tư sản dân tộc Tất thêm thiên binh chủng Tiền và vốn từ đó Cứ thế mà sinh ra Sáu Khải khen Hai Khang Nhà Triết- Xã hội học Làm đến chức Thủ tướng Vẫn trân quý bạn xưa Ai chẳng thương chẳng quý Giờ này Khải ở đâu Tít biển khơi hay các vì sao Có một ngôi lấp lánh Hình như Phan Văn Khải Lại như đang vẫy gọi Khoan, thư khoan, thư khoan Cho mười lăm năm nữa Để Hai Khang hưởng nốt “Phong lưu, tài tử, điềm tạo hóa Cốt cách, hào hoa, xạ tâm văn” Lớp chúng mình còn chú Giáo sư Trần Quang Ngọc (Giải thưởng Hồ Chí Minh) Cùng mong lên, mong lên Chung dạo miền sông Ngân Ba ta lại uống trà Tha hồ cùng lấp lánh… |
Phụng Thiên
Link nội dung: https://vanhoavaphattrien.vn/thuong-nho-luong-quoc-tien-si-do-van-khang-a21641.html